Giảm gần 40.000 chiếc xe nhập, thị trường ô tô có nguy cơ khan hiếm cục bộ?

Thứ năm, 07/01/2021 06:30 AM - 0 Trả lời

(CLO) Lượng xe nhập khẩu về Việt Nam tính đến hết ngày 15/12/2020 đã giảm gần 40.000 chiếc so với cùng kỳ năm trước. Mức giảm giá mạnh gây lo ngại nguy cơ thiếu xe cục bộ trong năm 2021 khi nhu cầu xe hồi phục trở lại.

Lượng xe nhập khẩu về Việt Nam tính đến hết ngày 15/12/2020 đã giảm gần 40.000 chiếc so với cùng kỳ năm trước.

Lượng xe nhập khẩu về Việt Nam tính đến hết ngày 15/12/2020 đã giảm gần 40.000 chiếc so với cùng kỳ năm trước.

Cụ thể, theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Hải quan, hết ngày 15/12, tổng lượng xe nhập từ các thị trường về Việt Nam mới chỉ đạt hơn 98.400 chiếc, giảm gần 40.00 chiếc, trong đó xe con dưới 9 chỗ ngồi giảm mạnh nhất với 29.000 chiếc, tương đương 80% lượng xe nhập giảm ở Việt Nam.

Lý do lượng lớn xe nhập về Việt Nam giảm sút là do mất tổng cầu do đại dịch Covid-19 diễn ra trên toàn cầu và ở Việt Nam, điều này khiến nhiều người có tiền co cụm để chuyển sang các kênh đầu tư khác. Bên cạnh đó, nguyên nhân chủ quan khác là hàng loạt mẫu xe có doanh số cao như Honda CRV, Toyta Fortuner hay Mitsubishi Xpander trước đó nhập khẩu số lượng lớn nhưng giữa năm 2020 đã được chuyển sang lắp ráp ở Việt Nam.

Phân khúc xe nhập chỉ còn lại những mẫu xe, dòng xe có doanh số tương đối, thậm chí nhiều mẫu xe chỉ có doanh số thấp.

Đặc biệt, từ tháng 7 năm 2020, Chính phủ Việt Nam cho phép giảm 50% phí trước bạ đối với xe trong nước đăng ký lần đầu. Mức phí trước bạ từ 10-12% được hạ xuống từ 5-6% đối với xe trong nước, trong khi xe nhập khẩu vẫn giữ nguyên. Điều này khiến bất cân bằng về giá và khiến sự cạnh tranh giữa xe nhập yếu thế hơn so với xe trong nước.

Năm 2020, không chỉ xe nhập giảm sút mà trị giá nhập khẩu các loại linh phụ kiện xe hơi từ các nước về Việt nam cũng giả đáng kể, điều này có thể do các doanh nghiệp lắp ráp xe cân đối cung cầu, tái cơ cấu quy trình sản xuất để hạn chế tồn kho.

Cụ thể, tính đến ngày 15/12, giá trị linh phụ kiện xe hơi nhập về Việt Nam chỉ đạt hơn 3,7 tỷ USD, trong khi cùng kỳ năm trước con số này gần 4 tỷ USD.

Bên cạnh đó, việc Chính phủ cho phép miễn thuế suất thuế nhập khẩu đối với linh kiện ô tô nhập về lắp ráp, sản xuất xe trong nước cũng khiến đơn giá hàng hóa này giảm xuống, tổng chi phí hàng linh kiện, thiết bị nhập khẩu giảm đi, khiến giá trị nhập khẩu mặt hàng này giảm so với cùng kỳ năm 2019.

Theo các thương nhân nhập khẩu xe hơi ở Việt Nam, việc suy giảm lượng xe nhập có thể không làm ảnh hưởng đến nguồn cầu xe hiện tại nhưng nếu nhu cầu xe tăng lên, mà xe nhập vẫn thiếu, lập tức sẽ tạo nên khan hiếm thị trường xe hơi.

Hiện năng lực sản xuất của các doanh nghiệp xe trong nước có hạn, nếu xu hướng nhập xe bị thắt chặt, có thể tạo khan hiếm xe giả trên thị trường, giá xe ở một số dòng, mẫu có thể bị tăng lên, gây thiệt hại cho khách hàng Việt.

Đáng lo hơn, nếu xe nhập về ít hơn, có thể khiến thị trường xe trong nước hình thành độc quyền tự nhiên của nhóm các doanh nghiệp xe lắp ráp, sản xuất nội địa với nhau để duy trì mức giá có lợi cho họ.

Linh Anh 

Tin khác

Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Năm 2023, tăng trưởng lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 14,4%

Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Năm 2023, tăng trưởng lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 14,4%

(CLO) Ngày 29/3/2024, Tập đoàn Bảo Việt công bố kết quả kinh doanh năm 2023 (kiểm toán), theo đó Công ty Mẹ và các đơn vị thành viên đều ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực.

Thị trường - Doanh nghiệp
Quỹ bình ổn xăng dầu bộc lộ nhiều bất cập, vì sao Bộ Công Thương vẫn giữ?

Quỹ bình ổn xăng dầu bộc lộ nhiều bất cập, vì sao Bộ Công Thương vẫn giữ?

(CLO) Bộ Công Thương thừa nhận, thời gian qua, quỹ bình ổn xăng dầu đã bộc lộ nhiều bập cập, tuy nhiên, muốn bỏ quỹ vẫn cần lấy ý kiến để đưa ra các đề xuất phù hợp.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nam A Bank phát hành cổ phiếu ưu đãi Esop cho cán bộ nhân viên

Nam A Bank phát hành cổ phiếu ưu đãi Esop cho cán bộ nhân viên

(CLO) Ngày 29/03, Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank – HoSE: NAB) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024. Đại hội đã nhận được sự đồng thuận cao, thông qua nhiều quyết sách quan trọng về kế hoạch kinh doanh năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Mumbai (Ấn Độ) lần đầu vượt Bắc Kinh (Trung Quốc) trở thành thủ đô dành cho tỷ phú châu Á

Mumbai (Ấn Độ) lần đầu vượt Bắc Kinh (Trung Quốc) trở thành thủ đô dành cho tỷ phú châu Á

(CLO) Mumbai hiện là thủ đô châu Á có nhiều tỷ phú nhất với con số 92, vượt qua Bắc Kinh với 91 tỷ phú, theo danh sách người giàu toàn cầu của Viện nghiên cứu Hurun.

Thị trường - Doanh nghiệp
Lý do Dubai mất dần sức hút đối với nhà giàu Nga

Lý do Dubai mất dần sức hút đối với nhà giàu Nga

(CLO) Dubai từng trở thành địa điểm được nhiều người Nga yêu thích để gửi tiền hoặc xây dựng cuộc sống mới sau chiến sự tại Ukraine. Sức hấp dẫn đó hiện đang giảm dần khi sinh hoạt phí ở vương quốc hào nhoáng này tăng cao, các ngân hàng ngày càng khắt khe hơn trong việc thực thi các lệnh trừng phạt của Mỹ.

Thị trường - Doanh nghiệp