(CLO) Một số chuyên gia, doanh nghiệp sản xuất ô tô cho rằng, trong bối cảnh thị trường gặp khó, Chính phủ có thể xem xét áp dụng tiếp một số chính sách đã từng thực hiện trong giai đoạn 2020-2022 để kích cầu thị trường.
Kích cầu bằng chính sách
Báo cáo của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) và Tập đoàn Thành Công (TC Group) cho thấy, doanh số bán ô tô trong tháng 1/2023 bất ngờ giảm rất mạnh.
Cụ thể, tổng doanh số bán xe toàn thị trường của các thành viên VAMA đã giảm 51% so với tháng 12/2022 và giảm tới 44% so với tháng 1/2022. Tương tự, doanh số của HTC chỉ bằng 1/3 so với tháng 12/2022.
Mặc dù mới trải qua tháng đầu tiên trong năm 2023, thế nhưng, nhiều chuyên gia đều đưa ra nhận định năm nay sẽ là giai đoạn rất khó khăn đối với ngành ô tô trong nước.
Bởi lẽ, năm 2023, nền kinh tế thế giới vẫn ở trong trạng thái sụt giảm, thậm chí sự sụt giảm này có phần nghiêm trọng hơn so với năm 2022, điều này sẽ tác động không nhỏ tới quá trình phục hồi của kinh tế Việt Nam.
Bên cạnh đó, Việt Nam đang đối mặt với nguy cơ lạm phát trong năm 2023 vượt quá mức trần 4,5% sẽ phần nào tác động đến tâm lý người tiêu dùng, khiến họ cẩn thận hơn trong việc chi tiêu các mặt hàng thường xuyên và cả những mặt hàng xa xỉ như ô tô.
SSI Research nhận định, tình hình kinh tế khó khăn mang lại nhiều thách thức: Khi điều kiện kinh tế xấu đi, tiêu thụ ô tô và giá bán ô tô tại các đại lý có thể không còn cao như trong năm 2022, do người tiêu dùng giảm thiểu chi tiêu trong thời kỳ suy thoái.
“Bên cạnh đó, việc mua trả góp một phương tiện mới sẽ đắt đỏ và khó khăn hơn. Các hỗ trợ của chính phủ, bao gồm cắt giảm lệ phí trước bạ và trì hoãn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đã kết thúc, do mức tiêu thụ đã trở lại mức trước COVID-19”, SSI Research đánh giá.
Trước thực trạng này, ngay từ đầu năm, các hãng ô tô trong nước đã đưa ra nhiều chính sách khuyến mãi, ưu đãi nhằm kích cầu thị trường, như trừ thẳng tiền mặt khi mua xe, hoặc tặng quà, tặng hiện vật,...
Ngoài việc đưa ra các chương trình ưu đãi, điều mà các hãng xe mong muốn hiện nay, đó là nhận được sự đồng hành của cơ quan quản lý nhà nước, bằng cách đưa ra các giải pháp hỗ trợ để kích cầu thị trường.
Lãnh đạo một doanh nghiệp sản xuất ô tô phân tích: Trong giai đoạn đại dịch COVID-19 bùng phát vào năm 2020 - 2021, nhờ vào quyết định giảm 50% lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất và lắp ráp trong nước đã làm doanh số bán xe toàn thị trường tăng mạnh.
Cụ thể, theo VAMA, từ khi được giảm 50% phí trước bạ, sản lượng sản xuất trong nước kể từ tháng 6/2020 đều tăng qua các tháng. Đặc biệt tăng trưởng mạnh mẽ vào tháng 11 và tháng 12/2020, với bình quân trên 20% so với tháng trước.
Trước đó, trong nửa đầu năm 2020, doanh số bán ô tô của thị trường đã giảm sút nghiêm trọng tới hơn 33% so với cùng kỳ năm liền trước. Sản lượng xe ô tô du lịch tiêu thụ toàn thị trường đạt 111.804 xe, tức là bình quân 18.634 xe/tháng nhưng trong nửa cuối 2020, mức tiêu thụ xe du lịch đã đạt 214.261 xe, bình quân là 26.602 xe/tháng.
Tuy nhiên, ưu đãi giảm 50% phí trước bạ đã hết trong khi kinh tế vẫn khó khăn khiến thị trường ô tô lại giảm sút. Tháng 1/2021, doanh số bán xe du lịch còn 28.656 xe, giảm tới 25.006 xe so với tháng 12/2020- là tháng cuối cùng áp dụng giảm 50% lệ phí trước bạ. Tiếp đó tháng 2/2021, doanh số bán xe du lịch chỉ còn 14.513 xe.
Đặc biệt từ tháng 4 đến tháng 10/2021, dịch bệnh bùng phát mạnh trở lại khiến nhiều doanh nghiệp phải đừng sản xuất, đóng cửa showroom khiến doanh số bán hàng giảm mạnh.
Bình quân doanh số bán xe du lịch trong quý II/2021 chỉ đạt 20.869 xe/tháng, và tới quý III bình quân chỉ đạt 11.573 xe/tháng. Thậm chí, tháng 8/2021 chỉ bán được 8.067 xe.
Tuy nhiên từ tháng 12/2021 đến hết tháng 5/2022, nhờ được hỗ trợ 50% lệ phí trước bạ với xe sản xuất trong nước, doanh số bán xe du lịch đã tăng mạnh tới 49% so với cùng kỳ năm 2021.
Điều này đã gián tiếp hỗ trợ cho sản xuất trong nước khi thúc đẩy thị trường ô tô tiêu thụ được lượng xe tồn kho kể từ thời điểm dịch bệnh bùng phát, qua đó nối lại chuỗi cung ứng và bán hàng, giúp nhà sản xuất duy trì được lực lượng lao động để tạo đà khôi phục nhịp độ và cường độ sản xuất.
“Trong giai đoạn dịch bệnh, đặc biệt là những đợt giãn cách xã hội, các ngành nghề kinh doanh bán lẻ đều thiệt hại rất nặng. Nhưng nhờ vào việc giảm 50% lệ phí trước bạ đối với ô tô lắp ráp trong nước mà doanh số bán xe đã tăng mạnh. Điều này cho thấy, chính sách này đã tác động tích cực tới với ngành ô tô”, vị này cho biết.
Do đó, doanh nghiệp này mong muốn, trong bối cảnh thị trường gặp khó, Chính phủ có thể xem xét việc tiếp tục giảm 50% thuế lệ phí trước bạ đối với ô tô lắp ráp trong nước để kích cầu thị trường.
Nhìn nhận vẫn đề này, ông Lê Ngọc Đức, Phó chủ tịch Tập đoàn Thành Công cũng thừa nhận, việc giảm lệ phí trước bạ đối với ô tô trong nước thời gian qua đã kích thích nhu cầu tiêu dùng trong nước. Đồng thời, làm giảm bớt áp lực dòng tiền cho cộng đồng doanh nghiệp sản xuất ô tô, giúp các doanh nghiệp có thêm điều kiện, thời gian và nguồn lực cân đối chi phí phục vụ duy trì hoạt động sản xuất vượt qua giai đoạn khó khăn, cũng như đảm bảo thu nhập cho người lao động.
Giảm phí trước bạ có làm giảm ngân sách?
Dù vậy, có một số quan điểm cho rằng, phải rất cẩn trọng khi tiếp tục giảm 50% lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước bởi có thể ảnh hưởng tới thu ngân sách.
Trên thị trường, đa phần các hãng ô tô lớn có mặt tại Việt Nam đều kinh doanh ở cả 2 lĩnh vực là ô tô sản xuất (CKD) tại Việt Nam và nhập khẩu ô tô nguyên chiếc từ nước ngoài (CBU). Chỉ có số ít doanh nghiệp kinh doanh 100% ô tô nhập khẩu và thị phần của nhóm doanh nghiệp này cũng không lớn.
Do đó, việc giảm 50% lệ phí trước bạ đối với xe sản xuất trong nước sẽ tạo ra xung lực khiến thị trường ô tô “nóng” lên. Người tiêu dùng được hưởng lợi vì được giảm giá. Doanh nghiệp cũng sẽ có thêm động lực để đầu tư, mở rộng nhà máy hoặc phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ ô tô tại Việt Nam.
PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia kinh tế cho rằng, nhu cầu tăng, đồng nghĩa với sản xuất tăng, người lao động, chuỗi cung ứng cũng sẽ được hưởng lợi.
Đặc biệt, ngành sản xuất ô tô đã được xác định là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn của Việt Nam được nêu rất rõ trong Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam. Trên cơ sở đó, Chính phủ có thể xem xét yếu tố giảm lệ phí trước bạ, thậm chí là giảm một số loại thuế, phí khác để quyết tâm thực hiện các mục tiêu đã đề ra.
Với vấn đề giảm lệ phí trước bạ sẽ làm giảm nguồn thu ngân sách, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh đánh giá quan điểm này không hoàn toàn chính xác.
Theo ông Thịnh, trên lý thuyết, việc giảm lệ phí trước bạ đồng nghĩa với việc làm giảm ngân sách. Nhưng thực tế cho thấy, trong năm 2022 có khoảng 5 tháng được áp dụng giảm lệ phí trước bạ, song thu ngân sách từ đăng ký lệ phí trước bạ cả năm vẫn tăng so với năm 2021. Bởi vì, doanh số của hầu hết các hãng xe đều tăng mạnh.
“Người tiêu dùng trong nước đã tranh thủ mua ô tô vào thời điểm lệ phí trước bạ giảm, điều này đã giúp doanh số bán ô tô tăng, đồng nghĩa với ngân sách từ việc đăng ký lệ phí trước bạ cũng sẽ tăng theo, không hề ảnh hưởng tới dòng thu ngân sách”, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh nói.
Ngoài ra, ô tô là mặt hàng chịu chế độ thuế, phí tương đối cao và thu ngân sách từ lệ phí trước bạ là không đáng kể. Các khoản thuế, phí và lệ phí phát sinh khi người tiêu dùng mua ô tô sẽ phải chịu 10% thuế giá trị gia tăng, 35% - 60% thuế tiêu thụ đặc biệt, phí cấp biển, đăng kiểm lần đầu. Đó là chưa kể các khoản phí thường xuyên như thuế bảo vệ môi trường, chi phí kiểm định định kỳ, phí sử dụng đường bộ,...
“Nếu việc giảm lệ phí trước bạ có thể kích cầu thị trường, thì số lượng xe bán sẽ đảm bảo cho dòng thu tổng thu ngân sách”, ông Thịnh nhấn mạnh.
Theo thống kê, tổng thu thuế giá trị gia tăng và tiêu thụ đặc biệt đối với xe ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước 6 tháng đầu năm 2020 đạt 12.671 tỷ đồng, còn 6 tháng cuối năm đạt 25.167 tỷ đồng, tăng khoảng 12.500 tỷ đồng.
Số thu thuế tiêu thụ đặc biệt và giá trị gia tăng tập trung ở 8 địa phương là Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hải Phòng, Ninh Bình, Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Dương, TP. Hồ Chí Minh (là nơi có các công ty sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước).
Tác động đến tổng thu ngân sách nhà nước từ thuế giá trị gia tăng, tiêu thụ đặc biệt và lệ phí trước bạ đối với xe ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước: Tổng thu năm 2020 đạt 50.852 tỷ đồng; trong đó, tổng thu 6 tháng đầu năm 2020 là 18.371 tỷ đồng. 6 tháng cuối năm là 32.481 tỷ đồng, tăng hơn 14.000 tỷ đồng, tương đương 1,76 lần so với 6 tháng đầu năm.
(CLO) Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết, bão số 8 đang ở trên khu vực Bắc Biển Đông, sức gió đã giảm xuống còn cấp 8, giật cấp 10. Dự báo, sang ngày mai bão tiếp tục suy yếu và trở thành áp thấp nhiệt đới, sau đó là vùng áp thấp rồi tan trên Biển Đông.
(CLO) Chiều 13/11, đồng chí Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam đã thăm và tặng quà cho các gia đình khó khăn trên địa bàn phường Phúc Đồng, quận Long Biên nhân kỷ niệm 94 năm ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930-18/11/2024).
(CLO) Ngày 13/11, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức hội nghị tập huấn nhằm nâng cao năng lực truyền thông về chính sách và pháp luật liên quan đến thực hành kinh doanh có trách nhiệm cho các phóng viên, biên tập viên từ các cơ quan báo, đài Trung ương.
(CLO) Chiều 13/11, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Đà Nẵng phối hợp Ban Nội chính Thành ủy Đà Nẵng tổ chức phát động “Giải Báo chí phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực lần thứ 5, năm 2024-2025” trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
(CLO) Trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024, ngày 13/11 tại Hà Nội, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, Tạp chí Kiến trúc – Hội Kiến trúc sư Việt Nam đã phối hợp tổ chức tọa đàm “Di sản kiến trúc trong Thành phố sáng tạo”.
(CLO) Chương trình nghệ thuật chính luận “Cùng nhau giữ nước" diễn ra vào lúc 20h ngày 18/11 tại Khu di tích Hoàng thành Thăng Long, với thời lượng 100 phút và 3.000 khán giả.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ quyết định phân công Bộ Quốc phòng chủ trì soạn thảo Luật Tình trạng khẩn cấp, Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì soạn thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo.
(CLO) Theo quy định mới của Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền cấp, điều chỉnh và thu hồi Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke hoặc dịch vụ vũ trường (gọi là Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh).
(CLO) Tỉnh Lạng Sơn sẽ ưu tiên thu hút đầu tư kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp trên địa bàn các huyện Hữu Lũng, Chi Lăng, Lộc Bình; các cụm công nghiệp được bố trí tại các vị trí kết nối thuận tiện với các tuyến hành lang kinh tế dọc theo cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn, Quốc lộ 4A và cao tốc Đồng Đăng- Trà Lĩnh nối Lạng Sơn với Cao Bằng, Quốc lộ 4B nối Lạng Sơn với Quảng Ninh.
(CLO) UBND TP HCM giao lực lượng chức năng tăng cường tuần tra, kiểm soát, kiên quyết xử nghiêm các vi phạm liên quan đến tình trạng "xe dù, bến cóc", "xe trá hình tuyến cố định", xe chở quá số người quy định...
(CLO) Ngày 13/11, tại huyện Nam Trà My tỉnh Quảng Nam, Hội sâm Ngọc Linh Quảng Nam tổ chức Đại hội lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2024-2029 với 85 đại biểu chính thức.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn, ngày 14/11, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đêm không mưa, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng, đêm và sáng sớm trời lạnh. Trung Trung Bộ có mưa rào và dông vài nơi. Tây Nguyên, Nam Bộ chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng.
(CLO) Phó Chủ tịch Hội đồng Liên bang, Thượng viện Nga, ông Nikolay Zhuravlev, phát biểu tại triển lãm "Made in Russia" cho biết, quan hệ hợp tác thương mại và kinh tế giữa Nga và Trung Quốc hiện đang đạt mức cao nhất trong lịch sử.
(CLO) Nhờ được cấp chỉ dẫn địa lý, sâm Ngọc Linh trên địa bàn đã có thương hiệu, được người tiêu dùng tín nhiệm lựa chọn để sử dụng bồi dưỡng sức khỏe. Những khu vực được cấp chỉ dẫn sâm củ đang được người dân và doanh nghiệp cùng nhau liên kết trồng sâm Ngọc Linh và làm giàu dưới tán rừng
(CLO) Ông Timon Gremmels, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Nghệ thuật bang Hessen Liên bang Đức: "Với vai trò là đối tác chiến lược, quan hệ Việt Nam - Đức không ngừng được củng cố, vun đắp và phát triển ngày càng tốt đẹp, trong đó có hợp tác ở lĩnh vực giáo dục và đào tạo".
(CLO) Ngành đường sắt đang phối hợp với các đơn vị liên quan khẩn trương khắc phục sự cố tàu SE7 trật bánh xảy ra vào chiều 13/11 gây ách tắc tuyến đường sắt Bắc - Nam.
(CLO) Nhằm khẳng định vị thế tiên phong trong lĩnh vực hệ thống giải trí xe hơi thế hệ mới, LG Electronics vừa ra mắt phiên bản thứ ba của dòng sản phẩm Digital Cockpit thuộc Mobility Labworks Series.
(CLO) Bộ đôi xe điện VinFast bất ngờ chiếm lĩnh cả 2 vị trí dần đầu trong khi Hyundai Accent có lần hiếm hoi bị đẩy xuống cuối bảng xếp hạng 10 ô tô bán chạy nhất tháng 10/2024.
(CLO) Giá bán lẻ của Subaru Forester hiện chỉ còn 869-969 triệu đồng, tương đương các phiên bản cao cấp của một số đối thủ cùng phân khúc như Mazda CX-5, Hyundai Tucson hay Ford Territory.
(CLO) Hãng xe Mỹ cam kết hoàn thành dịch vụ bảo dưỡng trong vòng 4 giờ kể từ khi khách hàng đặt lịch theo địa điểm tùy chọn tại Hà Nội. Đáng chú ý, toàn bộ dịch vụ sẽ được miễn phí nếu không hoàn thành đúng giờ.
(CLO) Lượng ô tô tiêu thụ trên toàn thị trường tháng 10 tiếp tục tăng trưởng thêm 6% so với tháng liền trước và tăng 53% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt tổng cộng 38.761 chiếc.
(CLO) Tesla đang đối mặt với sự chững lại trong tăng trưởng doanh số tại Trung Quốc, điều này có thể đưa hãng vào tình thế tụt hậu như General Motors (GM) trước đây tại thị trường xe hơi lớn nhất thế giới.
(CLO) Tập đoàn Thành Công công bố kết quả bán hàng tháng 10/2024 với tổng cộng 7.639 xe Hyundai được bàn giao đến tay khách hàng, tăng 17,2% so với tháng liền trước.