Vào cuộc xác minh vụ cháu bé 1 tháng tuổi nghi bị bảo mẫu bạo hành
(CLO) Công an quận Cầu Giấy (Hà Nội) đang tiến hành xác minh, làm rõ sự việc cháu bé hơn 1 tháng tuổi nghi bị bảo mẫu bạo hành tại phường Nghĩa Đô.
Theo dõi báo trên:
Kinh tế báo chí chưa bao giờ nóng bỏng, phức tạp và nan giải như những năm gần đây. Doanh thu của báo chí, đặc biệt là từ quảng cáo sụt giảm mạnh, trong khi nguồn thu từ các hình thức, mô hình mới thì mới chỉ manh nha và chưa bù đắp được sự mất mát từ báo in. Đánh giá về thực trạng của ngành báo chí, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng cho biết, tổng nguồn thu năm 2023 của các đài phát thanh truyền hình đã giảm hơn 20% so với năm 2022. Hầu hết các đài đều không khai thác được hết thời lượng quảng cáo trên kênh chương trình theo quy định cho phép của Luật Quảng cáo.
Trong khi đó, hàng năm, chi thường xuyên cho báo chí là dưới 0,5% tổng chi thường xuyên của ngân sách Nhà nước. Chi cho đầu tư báo chí cũng thấp, chỉ khoảng 0,25% tổng chi đầu tư của ngân sách Nhà nước. Đặc biệt, một số cơ quan báo chí lớn lại không hoặc có rất ít hỗ trợ hay đặt hàng từ ngân sách. Hầu hết các đài đều không khai thác được hết thời lượng quảng cáo/ngày trên kênh chương trình theo quy định cho phép của Luật Quảng cáo (tức 10% tổng thời lượng phát sóng/ngày; 5% tổng thời lượng phát sóng đối với kênh truyền hình trả tiền). Có Đài, thời lượng quảng cáo trên kênh chỉ đạt vài phút/ngày.
Cũng theo thống kê từ Bộ Thông tin và Truyền thông, nguồn thu của các cơ quan báo chí hiện trải theo phổ rất rộng từ 200-300 triệu cho đến mức 4-5.000 tỷ đồng, tuy nhiên, thực tế hiện nay, số cơ quan báo chí có nguồn thu ở mức nghìn tỷ chỉ còn khoảng một, hai cơ quan báo chí.
Trước đó, như thông tin từ Diễn đàn Kinh tế Báo chí 2023, doanh thu của Báo chí Việt Nam cũng đã giảm mạnh trong 2 năm trước đó. Cụ thể: Tổng doanh thu khối báo năm 2021 giảm 30,6% so với năm 2020 và tổng doanh thu khối tạp chí năm 2021 giảm 44,6%. Nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển Truyền thông (IPS) cũng cho thấy, 78% cơ quan báo chí có doanh thu hầu như không đổi hoặc tăng nhẹ từ 10-30%; 16,9% cơ quan báo chí vẫn ghi nhận doanh thu giảm; 71,1% cơ quan báo chí có doanh thu từ quảng cáo trên báo in giữ ổn định hoặc giảm; 74,6% cơ quan báo chí có doanh thu từ quảng cáo trên báo điện tử giữ ổn định hoặc tăng.
Chưa bao giờ nguồn thu của báo chí bị đe dọa mạnh mẽ như hiện nay. Làm thế nào để kiến tạo được nguồn thu, làm thế nào để đảm bảo được kinh tế báo chí cho tòa soạn là nỗi trăn trở thường trực lớn nhất, bài toán hóc búa đang cấp thiết cần lời giải nhất hiện nay của tất cả lãnh đạo các cơ quan báo chí, đặc biệt là các cơ quan báo chí đang tự chủ hoàn toàn về tài chính.
Thực tế, trong bối cảnh bùng nổ thông tin và mạng xã hội, ngành báo chí đang phải đối diện vô vàn khó khăn, thách thức, đặc biệt là cơ quan báo chí tự chủ hoàn toàn về tài chính. Ngoài phải cạnh tranh về thông tin, tin giả, tin thật… với các nền tảng mạng xã hội, các cơ quan báo chí còn đối mặt với khó khăn về kinh tế. Do sự phát triển của các nền tảng kỹ thuật số và mạng xã hội, các nhà quảng cáo có nhiều lựa chọn hơn và không còn phụ thuộc nhiều vào các tờ báo và đài phát thanh, truyền hình như trước đây. Điều này dẫn đến sự sụt giảm đáng kể doanh thu quảng cáo của các cơ quan báo chí truyền thống.
Mặt khác, để cạnh tranh và tồn tại trong môi trường thông tin số hóa, các cơ quan báo chí buộc phải đầu tư công nghệ, hạ tầng kỹ thuật và đào tạo nhân lực. Những chi phí này ngày càng tăng cao và tạo ra áp lực lớn lên ngân sách của các cơ quan báo chí. Cùng với đó, việc chuyển đổi từ mô hình báo chí truyền thống sang báo chí số hóa đòi hỏi các cơ quan báo chí phải thay đổi toàn diện về mô hình kinh doanh.
Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Thị Mai Hoa cho rằng, sự phát triển của công nghệ số, truyền thông xã hội trên các nền tảng số xuyên quốc gia, doanh thu của các cơ quan báo chí cùng với những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện cơ chế tài chính càng khiến cho hoạt động của các cơ quan báo chí khó khăn hơn. Chưa kể, với kinh phí sản xuất ngày càng tăng trong tất cả các lĩnh vực, từ thù lao chi trả cho nguồn nhân lực, tổ chức sản xuất… Dịch vụ báo chí là dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu, vì thế Nhà nước cần hỗ trợ và bảo đảm các điều kiện để báo chí thực hiện tốt nhiệm vụ.
Tại buổi họp báo thường kỳ Quý 3 năm 2024 của Bộ Tài chính, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi khẳng định, cơ quan này đang xem xét các phương án hỗ trợ về thuế thu nhập doanh nghiệp cho các cơ quan báo chí. Việc điều chỉnh thuế suất nhằm mục tiêu giảm bớt khó khăn cho ngành báo chí, đặc biệt trong bối cảnh các cơ quan báo chí đang gặp nhiều thách thức, đặc biệt là sự suy giảm về nguồn thu quảng cáo.
Trước đây, các cơ quan báo in đã được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp với mức 10%, tạo điều kiện cho loại hình báo chí truyền thống hoạt động trong một môi trường tài chính thuận lợi hơn. Tuy nhiên, theo ông Trương Bá Tuấn - Phó Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát chính sách thuế, phí và lệ phí (Bộ Tài chính), trong thời gian gần đây, tình hình tài chính của toàn bộ các cơ quan báo chí, bao gồm cả báo in, báo điện tử, phát thanh, truyền hình đều gặp khó khăn lớn.
Nguyên nhân chính là sự sụt giảm mạnh mẽ trong nguồn thu từ quảng cáo – một trong những nguồn thu nhập quan trọng nhất của ngành báo chí. Mặt khác, hiện nay, theo quy định tại Điều 10 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, các cơ quan báo chí, trừ báo in, phải chịu mức thuế suất phổ thông là 20%. Mức thuế này đã tạo ra sự chênh lệch giữa các loại hình báo chí, gây khó khăn cho báo điện tử và các loại hình khác trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt về nguồn thu.
Trong bối cảnh đó, Bộ Tài chính đã phối hợp với các Bộ, ngành liên quan để nghiên cứu và xây dựng các phương án ưu đãi thuế nhằm hỗ trợ tất cả các loại hình báo chí, không chỉ báo in. Cụ thể, trong dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) đã bổ sung quy định áp dụng thuế suất ưu đãi 15% đối với thu nhập từ các hoạt động báo chí khác ngoài báo in. Đối với báo in, mức thuế suất ưu đãi 10% sẽ được giữ nguyên như hiện hành.
Ông Trương Bá Tuấn cho biết, đề xuất mức thuế suất ưu đãi 15% đối với các loại hình báo chí khác ngoài báo in đã được cân nhắc dựa trên nhiều yếu tố, bao gồm sự tương quan với các ngành nghề khác. Mức thuế này được đánh giá là hợp lý trong bối cảnh hiện tại, vừa đảm bảo tính công bằng giữa các ngành, vừa giúp các cơ quan báo chí vượt qua khó khăn tài chính.
Với đề xuất điều chỉnh trên, Bộ Tài chính mong muốn tạo sự bình đẳng hơn trong chính sách thuế đối với tất cả các loại hình báo chí, đồng thời khuyến khích sự phát triển của báo chí trong thời đại số hóa và chuyển đổi số. Đối với báo in, mức thuế suất ưu đãi 10% vẫn sẽ được duy trì, trong khi các loại hình báo chí khác sẽ được hưởng mức thuế 15%.
Dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) gồm 04 chương, 20 điều, đang được Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục xem xét để trình Quốc hội thảo luận tại Kỳ họp thứ 8 nếu đủ điều kiện, yêu cầu đặt ra. Một trong những điểm mới của dự án Luật là bổ sung quy định áp dụng thuế suất ưu đãi 15% đối với thu nhập của các cơ quan báo chí từ các hoạt động báo chí khác ngoài báo in. Riêng báo in tiếp tục áp dụng mức thuế suất ưu đãi 10% như quy định hiện hành. |
Trước đề xuất của Bộ Tài chính, tại Phiên họp thứ 37 thảo luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh đã nêu ý kiến về sự khó khăn của các cơ quan báo chí hiện nay, đặc biệt là báo điện tử. Theo đó, trong khi báo in được hưởng mức thuế ưu đãi 10% thì các cơ quan báo điện tử không được hưởng ưu đãi tương tự, dẫn đến tình trạng khó khăn tài chính cho các cơ quan này.
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cũng chỉ ra rằng, hiện nay, các cơ quan báo chí chủ yếu phụ thuộc vào nguồn thu từ quảng cáo. Tuy nhiên, “miếng bánh” quảng cáo dành cho báo chí đã bị thu hẹp đáng kể, ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các cơ quan báo chí. Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh nhấn mạnh, tất cả các loại hình báo chí, từ báo in, báo điện tử đến phát thanh và truyền hình, đều là các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cơ quan Nhà nước. Do đó, các loại hình này nên được hưởng ưu đãi thuế tương đương với báo in, nhằm tạo sự cân bằng và công bằng trong môi trường báo chí.
Với đề xuất bổ sung hoạt động báo chí (bao gồm cả quảng cáo trên báo) nói chung được áp dụng thuế ưu đãi thu nhập doanh nghiệp 15% (riêng báo in tiếp tục áp dụng mức 10%), các chuyên gia đưa ra thêm các đề xuất giúp các cơ quan báo chí giảm căng thẳng trong bối cảnh doanh thu sụt giảm.
Cùng quan điểm, chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh cho rằng, việc giảm thuế thêm 5% cho các cơ quan báo chí hiện nay không “thấm” là bao do mức thu nhập của các cơ quan báo chí rất hạn chế. Vị chuyên gia nhận xét, đối với ngành báo chí, bên cạnh câu chuyện hạ thuế suất cho các cơ quan báo chí thì điều quan trọng hơn cả là làm sao để ngành báo chí có thêm thu nhập. Bởi thực tế, thu nhập của các cơ quan báo chí trong bối cảnh hiện nay nhìn chung đang ở mức thấp.
Theo đánh giá của ông Ánh, chính sách giảm thuế là cần thiết để chia sẻ khó khăn với ngành báo chí, đặc biệt là lĩnh vực báo in đang phải đứng trước sự cạnh tranh khốc liệt. Thậm chí, chuyên gia Vũ Đình Ánh còn kiến nghị, khi thu nhập của ngành báo chí đang ở mức “èo uột” thì về mặt chính sách hỗ trợ, Nhà nước có thể mạnh dạn tính đến phương án miễn thuế thu nhập doanh nghiệp.
“Trong bối cảnh ngành đang gặp khó khăn, lãi thấp, thậm chí còn lỗ thì việc đánh thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ không mang lại nguồn thu đáng kể cho ngân sách. Do vậy, có thể miễn thuế cho các cơ quan báo chí, nhất là báo in, trong vài năm đến khi phục hồi trở lại”, vị chuyên gia đặt vấn đề. Theo ông Ánh, cần phải đánh giá được một cách đầy đủ về thực trạng ngành báo chí hiện tại cũng như triển vọng cải thiện thu nhập của ngành trong tương lai để vực dậy kinh tế báo chí. Thuế chỉ đóng góp một phần hỗ trợ nhất định.
Còn theo luật sư Trương Thanh Đức, nguyên tắc chung thuế là công cụ để khuyến khích và không khuyến khích các ngành kinh doanh. Những ngành cần hạn chế như bia rượu, casino còn cần đánh thuế tiêu thụ đặc biệt. Trong khi đó, báo chí là một trong những ngành đầu tiên cần khuyến khích để phổ biến tới xã hội. Theo luật sư, không nên nhìn vào doanh thu hay hiệu quả đồng tiền đối với những lĩnh vực như vậy bởi đầu tư cho con người, văn hóa rất quan trọng.
Chuyên gia cho rằng tốt nhất là nên miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với lĩnh vực báo chí hoặc nếu có thì chỉ nên ở mức thấp nhất là 5%. Luật sư Trương Thanh Đức đề xuất mức thuế 2%. Khi giảm thuế hoặc miễn thuế đối với lĩnh vực báo chí thì không ảnh hưởng đến nguồn thu Ngân sách Nhà nước do thu thuế trong lĩnh vực này hiện không nhiều.
Khánh An
(CLO) Công an quận Cầu Giấy (Hà Nội) đang tiến hành xác minh, làm rõ sự việc cháu bé hơn 1 tháng tuổi nghi bị bảo mẫu bạo hành tại phường Nghĩa Đô.
(CLO) Mới đây, NSND Tự Long tiết lộ về Táo quân 2025. Thông tin này khiến cho khán giả xôn xao, hồi hộp bởi Táo Quân là chương trình được nhiều người chờ đợi mỗi dịp Tết đến, Xuân về.
(CLO) Chiều 17/12, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với Bộ Công thương tổ chức Lễ trao giải thưởng báo chí tuyên truyền về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2024.
(CLO) Với hơn 130.000 khán giả đến tham gia và ủng hộ, concert 'Anh trai vượt ngàn chông gai' tối 14/12 là sự kiện văn hoá lễ hội có lượng người tham dự đông kỷ lục tại Hưng Yên.
(CLO) Ngày 17/12, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP. Đà Nẵng cho biết, dự kiến tiền thưởng Tết Dương lịch năm 2025 cao nhất là 223 triệu đồng thuộc về khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ cao nhất là 700 triệu đồng thuộc khối doanh nghiệp dân doanh.
(CLO) Chiều 17/12, tại Trung tâm hội nghị tỉnh Bắc Giang, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị công bố Nghị quyết số 1191/NQ-UBTVQH của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2023 - 2025.
(CLO) Chiều 17/12, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã tiếp xã giao Trung tướng Khrenin Viktor Gennadievich, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Cộng hòa Belarus, đang có chuyến thăm chính thức Việt Nam và dự Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024.
(CLO) Sơn Tùng M-TP vừa đăng ảnh ngồi xích lô, check-in tại Hồ Tây đã thu hút lượng tương tác "khủng" trên mạng xã hội. Trước đó, nam ca sĩ gây xôn xao với loạt ảnh đi uống trà đá vỉa hè ở phố Bà Triệu khiến quán này bị đóng cửa.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn, ngày 18/12, Bắc Bộ và Thanh Hóa đêm không mưa, ngày nắng, trời rét; vùng núi có nơi rét đậm, rét hại. Nghệ An và Hà Tĩnh mưa rải rác, trưa chiều trời nắng. Khu vực Quảng Bình đến Khánh Hòa mưa rào rải rác, phía Bắc trời rét. Các khu vực khác trên cả nước có mưa rào và dông vài nơi.
(CLO) Cầu thủ chạy cánh 88,5 triệu bảng của Chelsea, Mykhailo Mudryk có thể phải đối mặt với lệnh cấm thi đấu 4 năm do bị phát hiện dương tính với chất cấm, trong đợt kiểm tra doping vào hồi cuối tháng 10/2024.
(CLO) Mới đây, Liên đoàn Bóng đá Campuchia đã tiến hành điều tra về cáo buộc thủ môn Vireak Dara dàn xếp tỷ số trận gặp Singapore ở ASEAN Cup 2024.
(CLO) Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam cần những cơ chế, chính sách mang tính đột phá về thu hút đầu tư, để trở thành trung tâm hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch mang tầm quốc gia.
(CLO) Bộ trưởng Phan Văn Giang đề nghị Bộ Quốc phòng Belarus nghiên cứu, tiếp tục dành các suất học bổng miễn phí, ưu đãi cho quân nhân Việt Nam tại các cơ sở đào tạo của Bộ Quốc phòng Cộng hòa Belarus; khẳng định Bộ Quốc phòng Việt Nam sẵn sàng đón các quân nhân Belarus tham gia khóa học tiếng Việt tại Học viện Khoa học quân sự và lớp quan chức quốc phòng tại Học viện Quốc phòng.
(CLO) Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa ban hành quyết định 1549/QĐ-BGTVT công bố mở cảng cạn Đông Phố Mới, tỉnh Lào Cai với diện tích 50.000m2.
(CLO) Qua 5 năm thực hiện, Luật Giáo dục đại học cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu thực tiễn phát triển giáo dục đại học, tăng cường hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về giáo dục đại học, nâng cao quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục đại học, bảo đảm sự hội nhập quốc tế.
(CLO) Ngày 17/12, Bộ Quốc phòng tổ chức tổng duyệt Lễ khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam lần thứ hai năm 2024. Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trưởng Ban Chỉ đạo Triển lãm kiểm tra công tác chuẩn bị.
(NB&CL) Năm năm qua, hàng nghìn doanh nghiệp Việt Nam đã bắt đầu kinh doanh toàn cầu thông qua Amazon. Số lượng sản phẩm bán ra trên Amazon từ các đối tác bán hàng Việt Nam tăng hơn 300%. Số lượng doanh nghiệp Việt Nam đạt doanh số 1 triệu USD/năm trên Amazon, tăng vọt gấp 10 lần trong vòng 5 năm. Việt Nam là nền kinh tế xuất khẩu, với thế mạnh dệt may, da giày, gạo, nông sản… dư địa, tiềm năng về thương mại điện tử xuyên biên giới rất lớn. Đặc biệt, việc xây dựng thương hiệu “Made in Vietnam” thông qua thương mại điện tử quốc tế là một hướng đi tiềm năng. Các doanh nghiệp có thể tận dụng các nền tảng xuất khẩu như EcomEx để giới thiệu sản phẩm Việt Nam ra thị trường thế giới. Điều này không chỉ giúp gia tăng giá trị xuất khẩu mà còn nâng cao uy tín của hàng hóa Việt Nam trên bản đồ toàn cầu.
(NB&CL) Phát biểu tại Lễ trao giải thưởng VinFuture 2024 mới đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo là con đường ngắn nhất, hiệu quả nhất để Việt Nam bứt phá, vươn xa, bay cao, hội nhập trong tiến trình phát triển. Và điều đáng mừng là, trong nỗ lực “bắt kịp, tiến cùng, bứt phá và vượt lên”, Việt Nam không chỉ xác định rõ ý nghĩa đặc biệt quan trọng của khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo mà còn đang dành rất nhiều ưu tiên cũng như không ngừng nắm bắt cơ hội trên lĩnh vực này.
(NB&CL) Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV vừa khép lại, để lại dấu ấn đậm nét với khối lượng công việc đồ sộ và nhiều quyết sách mang tính bước ngoặt, trong đó có việc tiếp tục thực hiện chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, sau nhiều năm tạm dừng. Quyết nghị của Quốc hội, và việc trước đó, Ban Chấp hành Trung ương Đảng thông qua Nghị quyết tái khởi động Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận và tiếp tục nghiên cứu Chương trình điện hạt nhân tại Việt Nam, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong thực hiện chiến lược phát triển năng lượng của Việt Nam nhằm đảm bảo vững chắc an ninh năng lượng quốc gia, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, vì phát triển bền vững của đất nước.
(NB&CL) Tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị đang được chỉ rõ là cuộc cách mạng cần phải làm ngay, làm quyết liệt với quyết tâm chính trị cao nhất. Và đây, như nhấn mạnh của Tổng Bí thư Tô Lâm, sẽ “liều thuốc đủ mạnh” để trị căn bệnh cán bộ làm việc hành chính, máy móc; tiêu cực, nhũng nhiễu, “hành dân,” “hành doanh nghiệp,” có lợi ích cá nhân thì mới làm, cố tình làm chậm công việc, xin ý kiến lòng vòng, đổ lỗi cho thể chế, đổ lỗi cho sợ trách nhiệm…
(NB&CL) Nước ta đã từng trải qua ba kỳ “đại phẫu” bộ máy xuyên suốt qua 3 nhiệm kỳ từ năm 2007 nhưng cho đến nay, như Tổng Bí thư nói, việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy chưa đồng bộ, tổng thể; tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị vẫn còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc, nhiều đầu mối; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức, quan hệ công tác giữa nhiều cơ quan, bộ phận còn trùng lắp, chồng chéo, chưa rõ ràng, phân cấp, phân quyền chưa đồng bộ, hiệu lực, hiệu quả hoạt động chưa cao. Ngày 25/11, phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương Đảng khóa XIII, Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ Trung ương thống nhất cao về nhận thức, quyết tâm thực hiện chủ trương tổng kết Nghị quyết 18 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.
(NB&CL) “Vùng phát thải thấp” có lẽ là một trong những cụm từ được chính quyền, người dân Thủ đô cũng như giới chuyên gia nhắc đến nhiều nhất thời gian qua. Đây đang được kỳ vọng sẽ là giải pháp hữu hiệu cho thực trạng ô nhiễm không khí gây ra bởi phương tiện giao thông tại Hà Nội. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội lớn, những thách thức từ việc triển khai giải pháp này cũng không hề nhỏ.
(NB&CL) Với tổng chiều dài chính tuyến dự kiến khoảng 1.541km, tổng mức đầu tư khoảng 33 tỷ USD sở hữu quy mô chưa từng có tại Việt Nam, dự án Đường sắt tốc độ cao (ĐSTĐC) trên trục Bắc – Nam được chính các doanh nghiệp Việt thừa nhận là “cơ hội trăm năm”. Tuy nhiên, để chớp được cơ hội này, lại là thách thức đòi hỏi doanh nghiệp Việt cần phải rất bền gan vững chí để vượt qua.
(NB&CL) Với nhiều cố gắng luật hóa các quy định cơ bản về nhà giáo, dự án Luật Nhà giáo dự kiến trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8 này, đang nhận được sự quan tâm rất lớn từ dư luận, được kỳ vọng sẽ khắc phục được những bất cập và kiến tạo hành lang pháp lý đột phá để phát triển đội ngũ nhà giáo trong thời gian tới. Theo các chuyên gia, nhà khoa học, nếu Luật Nhà giáo có chất lượng tốt, tính khả thi cao sẽ là động lực lớn để đưa sự nghiệp giáo dục Việt Nam lên tầm cao mới.
(NB&CL) Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo đang được các Đại biểu quan tâm bàn thảo trong chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Việc cơ quan quản lý đề xuất sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo đem đến nhiều kỳ vọng, nhất là khi không ít quy định nhằm ngăn chặn quảng cáo sai sự thật trên không gian mạng đã được đề xuất. Trong đó, dư luận đặc biệt quan tâm tới 2 nội dung quy định về: quảng cáo trên không gian mạng; quyền cũng như nghĩa vụ của người chuyển tải sản phẩm quảng cáo. Tuy nhiên, không ít ý kiến cho rằng, Dự thảo Luật (sửa đổi) còn một số quy định chưa thể giải quyết được thực tế vi phạm phát sinh hiện nay của hoạt động quảng cáo trên không gian mạng.
(NB&CL) Giai đoạn 2015-2021, biên chế trong đơn vị sự nghiệp công lập giảm hơn 236.000 người. Kết quả tinh giản biên chế tuy đạt mục tiêu song chưa thực sự hiệu quả. Việc tinh giản biên chế còn mang tính cơ học. Các chuyên gia cho rằng, sắp xếp, tinh giản bộ máy có vai trò quan trọng trong việc giảm sự tốn kém về tiền lương và tạo ra một hệ thống trả lương hiệu quả. Tranh luận tại nghị trường, nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng khó khăn về nguồn nhân lực hiện nay là hết sức to lớn, nên đột phá chính từ khâu này thì mới có thể gỡ được những điểm nghẽn đang cản trở sự phát triển của đất nước.