(CLO) Chuyên gia cho rằng, việc điều chỉnh giảm mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn kịp thời trong bối cảnh giá xăng dầu đang ở mức cao được xem là giải pháp hiệu quả, nhằm giảm áp lực lạm phát, đảm bảo tốc độ phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế.
Hôm nay (11/7), Nghị quyết mới của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về mức thuế bảo vệ môi trường đối với mặt hàng xăng dầu, bắt đầu có hiệu lực.
Theo đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh mức thuế bảo vệ môi trường đối với nhóm xăng, dầu, mỡ nhờn xuống mức sàn trong khung thuế đến hết ngày 31/12/2022, theo đề xuất của Chính phủ như sau: Xăng giảm từ 2.000 đồng/lít xuống mức sàn 1.000 đồng/lít; Nhiên liệu bay giảm từ 1.500 đồng/lít xuống mức sàn 1.000 đồng/lít; Dầu diesel giảm từ 1.000 đồng/lít xuống mức sàn 500 đồng/lít; Dầu mazut, dầu nhờn giảm từ 1.000 đồng/lít xuống mức sàn 300 đồng/lít; Mỡ nhờn giảm từ 1.000 đồng/kg xuống mức sàn 300 đồng/kg; Dầu hỏa giữ mức 300 đồng/lít vì đây là mức sàn trong khung mức thuế.
Thời hạn áp dụng Nghị quyết từ 11/7/2022 đến hết ngày 31/12/2022. Từ 1/1/2023 sẽ áp dụng thuế bảo vệ môi trường theo tinh thần Nghị quyết 579/2018/UBTVQH14, nếu không có trường hợp gì đặc biệt.
Ảnh minh họa.
Cũng theo công bố của liên bộ Công Thương - Tài chính thì từ hôm nay (11/7), điều chỉnh giá xăng dầu đồng bộ với việc áp dụng điều chỉnh giảm thuế bảo vệ môi trường vừa được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua. Theo đó, kể từ 0h ngày 11/7, xăng và dầu diesel đồng loạt giảm giá hơn 3.000 đồng/lít.
Các chuyên gia cho rằng, quyết sách này là linh hoạt và phù hợp với yêu cầu thực tiễn, đồng thời kiến nghị cần có những biện pháp mạnh mẽ hơn để kìm đà tăng giá xăng, dầu, nhằm giảm áp lực lạm phát, đảm bảo tốc độ phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế.
Trao đổi với phóng viên báo Nhà báo và Công luận, chuyên gia kinh tế, PGS.TS Phạm Tất Thắng cho rằng, giá xăng dầu tăng mạnh thời gian vừa qua đã khiến hàng hóa đội giá, người dân giảm chi tiêu, tiết kiệm hơn, doanh nghiệp hạn chế mở rộng sản xuất.
Theo vị chuyên gia kinh tế, nếu không giảm mạnh giá xăng dầu sẽ làm ảnh hưởng đến việc kiềm chế lạm phát; có thể thuế thu từ xăng dầu tăng, nhưng ngân sách nhà nước sẽ bị ảnh hưởng trong thời gian tới do nền kinh tế bị thu hẹp, hoặc không được mở rộng như kỳ vọng… Giá xăng dầu có tác động mạnh mẽ tới tăng trưởng kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô, vì vậy, trong bối cảnh giá dầu thế giới tăng cao như hiện nay, vấn đề bình ổn giá là hết sức quan trọng. Việc Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa thông qua Nghị quyết giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn là biện pháp thiết thực, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng.
PGS.TS Phạm Tất Thắng.
Chuyên gia kinh tế Phạm Tất Thắng phân tích, thuế bảo vệ môi trường là loại thuế gián thu, thu vào sản phẩm, hàng hóa khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường, nên chi phí thuế bảo vệ môi trường sẽ được chuyển vào giá thành sản phẩm, hàng hóa và người tiêu dùng là người cuối cùng chịu thuế bảo vệ môi trường. Việc điều chỉnh giảm mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn kịp thời trong bối cảnh giá xăng dầu đang ở mức cao được xem là giải pháp hiệu quả để giảm chi phí thuế trong cơ cấu giá bán lẻ xăng dầu, từ đó có tác động tức thì trong việc giảm giá bán lẻ xăng dầu. Sự thay đổi về giá của mặt hàng này sẽ kéo theo sự biến động nhất định về giá của các mặt hàng khác, tác động lên chỉ số giá tiêu dùng.
Trong khi đó, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh (chuyên gia kinh tế) cũng chỉ ra rằng, dự báo trong 6 tháng cuối năm 2022 nếu giá dầu trên thế giới và nguồn cung nguyên vật liệu như hiện nay, lãi suất của các nền kinh tế lớn tăng không quá cao, kinh tế thế giới phục hồi chậm, các doanh nghiệp Việt Nam tận dụng được cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do, kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng ở mức 7,0% - 7,5% thì khả năng lạm phát cả năm sẽ trong khoảng 3,5% - 3,8%.
Chuyên gia kinh tế, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh.
PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cho biết, để có thể giữ tốc độ tăng chỉ số CPI ở mức dưới 4% như chỉ tiêu của Quốc hội và tìm cách ổn định thị trường tài chính tiền tệ, tiếp tục hạ thấp tỷ lệ lạm phát cần thực hiện tốt một số biện pháp. Một trong số các biện pháp mà vị chuyên gia kinh tế đưa ra là kiểm tra chặt chẽ các yếu tố hình thành giá đối với các mặt hàng bình ổn giá, mặt hàng thuộc danh mục kê khai giá, các mặt hàng hóa, dịch vụ do nhà nước định giá… Trong đó, có mặt hàng xăng dầu.
Ngoài ra, chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, bên cạnh việc giảm thuế bảo vệ môi trường đối với nhóm xăng, dầu, mỡ nhờn thì cần bỏ thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng do quy định áp thuế này trên xăng đã lạc hậu, không còn tính thời sự, bối cảnh. Trước đây, một trong những lý do áp thuế tiêu thụ đặc biệt trên xăng là bởi mặt hàng này chỉ dùng cho các thiết bị như ô tô, xe gắn máy thuộc sở hữu của những người có thu nhập cao trong xã hội. Tuy nhiên, đến nay, việc duy trì thuế này trên xăng không còn hợp lý, do vậy, nên bỏ loại thuế này thay vì chỉ giảm thuế…
(CLO) Dù chưa được cấp phép khai thác khoáng sản, nhưng cả ngàn khối đất vẫn được vận chuyển ra khỏi dự án rồi đổ rải rác tại các điểm khác nhau. Vụ việc được phát hiện khi một bãi đất trống trong khu vực dân cư bỗng đầy lên bất thường.
(CLO) Báo chí trên mạng xã hội không chỉ là xu hướng mà đã trở thành điều tất yếu, đòi hỏi cách đưa tin ngắn gọn, trực quan và phù hợp với thói quen người dùng.
(CLO) Ngày 2/4, Israel tuyên bố mở rộng chiến dịch quân sự tại Gaza với kế hoạch chiếm giữ các khu vực rộng lớn hơn và đưa vào vùng an ninh do nước này kiểm soát.
(CLO) Chính quyền Trung Quốc vừa cấp giấy phép đầu tiên cho dịch vụ taxi bay không người lái, đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc phát triển giao thông hàng không tầm thấp.
(CLO) Nga đẩy mạnh tuyển quân với đợt nhập ngũ lớn nhất trong nhiều năm, trong khi Đức lần đầu tiên triển khai quân thường trực sát Kaliningrad của Nga, làm gia tăng căng thẳng quân sự ở Đông Âu.
(CLO) Nhà Trắng xác nhận rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ công bố mức thuế quan mới trong tuần này, nhưng không cung cấp thông tin chi tiết về quy mô và phạm vi của các biện pháp, khiến các nhà quan sát lo ngại về khả năng chiến tranh thương mại toàn cầu leo thang.
(CLO) Châu Âu đang có động thái mạnh mẽ nhằm gây sức ép lên Nga bằng hai biện pháp then chốt: tiếp tục đóng băng hàng trăm tỷ USD tài sản Nga, đồng thời công bố hàng loạt gói viện trợ quân sự mới cho Ukraine.
(CLO) Cơn sốt tạo ảnh nghệ thuật theo phong cách Ghibli bằng công cụ tạo ảnh của ChatGPT đã dẫn đến sự gia tăng kỷ lục số lượng người dùng chatbot của OpenAI vào tuần trước, gây áp lực lên máy chủ và làm dấy lên quan ngại về vi phạm bản quyền.
(CLO) Theo lực lượng cảnh sát giao thông, các vi phạm đi ngược chiều thường xảy ra tại những khu vực có mật độ phương tiện cao, người điều khiển xe máy bất chấp quy định để rút ngắn quãng đường di chuyển, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn, ảnh hưởng đến trật tự giao thông. Đây là hành vi nguy hiểm, cần phải kiên quyết ngăn chặn, xử lý.
(CLO) Đại diện của Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM cho biết: Các doanh nghiệp niêm yết báo cáo tài chính có cải thiện hơn khi công bố thông tin đầy đủ thu nhập của hội đồng quản trị, ban kiểm soát, ủy ban kiểm tra.
(CLO) Ngày 2/4, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình và Nhà vua Bỉ Philippe cùng Hoàng hậu Mathilde dự lễ khánh thành Tổ hợp Văn phòng dịch vụ hiện đại tại Khu công nghiệp Bắc Tiền Phong do Tập đoàn Hateco và DEEP C đầu tư. Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng trong khuôn khổ chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam của Nhà vua Bỉ Philippe và Hoàng hậu Mathilde.
(CLO) Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình yêu cầu Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an chỉ đạo các lực lượng chức năng tập trung khắc phục hậu quả, khẩn trương điều tra nguyên nhân vụ cháy tại xóm Củi, Quận 8 và xử lý nghiêm vi phạm (nếu có) theo quy định của pháp luật.
(CLO) Giải Leo núi “Bước chân trên mây” lần thứ II chinh phục Tà Xùa 2025 quy tụ 100 nhà báo, hứa hẹn hành trình thử thách và trải nghiệm thiên nhiên hùng vĩ.
(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu TP Hà Nội đưa kết quả giải ngân thành tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ để kiểm điểm, khen thưởng, xử lý kỷ luật nghiêm minh, kịp thời.
Vào 21h ngày 1/4 giờ địa phương (0h ngày 2/4 giờ Hà Nội), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đến thủ đô Yerevan, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Armenia theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan.
(CLO) Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 76/2025/NĐ-CP ngày 01/4/2025 quy định chi tiết Nghị quyết số 170/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án, đất đai trong kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án tại Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng và tỉnh Khánh Hòa.
(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu UBND thành phố Hà Nội xây dựng lộ trình giảm dần xe máy trong nội đô, thu phí ô tô vào khu vực trung tâm trong giờ cao điểm để hạn chế số lượng xe cá nhân trên một số tuyến đường.
(CLO) Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 75/2025/NĐ-CP ngày 1/4/2025 quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 171/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/4/2025 đến hết ngày 31/3/2030.
(CLO) Chính phủ yêu cầu trong việc xây dựng Luật cần tập trung nguồn lực, tận dụng tiến bộ khoa học công nghệ, chuyển đổi số, các công cụ trợ lý ảo, cơ sở dữ liệu hỗ trợ...