“Gian tế” của ngành mía đường Việt Nam, chính là một số doanh nghiệp trong nước!

Thứ tư, 14/07/2021 15:45 PM - 0 Trả lời

(CLO) Trao đổi với phóng viên của Nhà báo và Công luận, một doanh nghiệp mía đường trong nước tiết lộ: Các đối tượng nhập lậu mía đường Thái Lan, không ai khác lại chính là một số doanh nghiệp mía đường trong nước.

Sau khi Bộ Công Thương quyết định áp dụng 47,65% thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp đối với mía đường có nguồn gốc từ Thái Lan, ngành mía đường trong nước lập tức được hưởng lợi. 

Ông Lê Triệu Dũng, Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương cho biết: Do áp dụng mức thuế mới, lượng nhập khẩu mía đường Thái Lan từ tháng 3/2021, cho tới nay đã giảm mạnh.

Các đối tượng nhập lậu mía đường Thái Lan, không ai khác lại chính là một số doanh nghiệp mía đường trong nước.

Các đối tượng nhập lậu mía đường Thái Lan, không ai khác lại chính là một số doanh nghiệp mía đường trong nước.

Từ đó, giá mía đường trong nước được mua tại vựa, cũng tăng khoảng 20%. Người nông dân trồng mía được hưởng lợi rất nhiều từ hành động này, một số hộ trồng mía còn có dự tính mở rộng sản xuất mía trong thời gian tới.

Tuy nhiên, mới đây, Hiệp hội mía đường Việt Nam (VSSA) đã lên tiếng, lo ngại về tình trạng mía đường Thái Lan gian lận xuất xứ, “đội lốt” mía Lào, mía Campuchia, Myanmar để thâm nhập vào thị trường nội địa.

Trao đổi với PV Báo Nhà báo và Công luận, ông Nguyễn Văn Lộc, quyền Tổng Thư ký Hiệp hội mía đường Việt Nam thừa nhận: Không chỉ mía đường, bất kỳ sản phẩm hàng hóa nhập khẩu nào, sau khi áp dụng thuế chống bán phá giá, kiểu gì cũng xuất hiện tình trạng gian lận xuất xứ.

“Đây là tình trạng chung của nhiều sản phẩm nhập khẩu, ngoài mía đường, còn có thép nhập khẩu cũng gian lận xuất xứ, nhằm tìm đường quay lại thị trường Việt Nam”, ông Lộc nói.

Theo ông Lộc, việc gian lận nguồn gốc xuất xứ là vấn đề nhức nhối, không chỉ tại Việt Nam, mà trên thế giới họ vẫn đang nghĩ cách giải quyết triệt để tình trạng này. Do đó, VSSA xác định, “cuộc chiến” với mía đường Thái Lan “đội lốt” mía Lào, mía Campuchia sẽ lâu dài.

“Do mía đường Thái Lan rẻ hơn nhiều so với hàng “nội”, nên nhiều “đối tượng” vì khoản chênh lệch “khủng”, chấp nhận gian lận nguồn gốc xuất xứ, tìm đủ mọi cách để buôn lậu”, ông Lộc nói.

Quyền Tổng Thư ký VSSA cũng tiết lộ, nếu đi cửa chính không được thì họ tìm cách đi cửa phụ. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát như hiện nay, việc kiểm soát hàng hóa nhập khẩu, cảng biển, biên giới sẽ làm rất gắt, nhưng kiểu gì các “đối tượng” cũng sẽ tìm đủ mọi cách để đưa đường Thái Lan nhập lậu vào thị trường nội để tiêu thụ.

“Chính vì vậy, Hiệp hội mía đường đang  thu thập thêm các thông tin và đang triển khai quy trình để đề xuất với Bộ Công Thương tìm ra giải pháp ngăn chặn đường lậu vào thị trường nội địa, bảo vệ ngành mía đường Việt Nam. Dù vậy, tôi cho rằng việc này rất khó và phải xác định lâu dài”, ông Lộc chia sẻ thêm.

Trong cuộc trao đổi riêng với phóng viên, ông Lộc luôn nhắc đến một số “đối tượng” nhập lậu mía đường Thái Lan vào thị trường nội địa. Song, ông Lộc không chỉ rõ “đối tượng” này là ai.

Thế nhưng, đại diện một doanh nghiệp mía đường trong nước, vì tính chất khá nhạy cảm xin giấu tên tiết lộ một sự thật giật mình: Các đối tượng nhập lậu mía đường Thái Lan, gian lận nguồn gốc xuất xứ nhằm đưa mía đường giá rẻ vào thị trường tiêu thụ không ai khác, lại chính là một số doanh nghiệp mía đường trong nước!

Vị này còn tiết lộ: Sau khi Bộ Công Thương ban hành 2 khoản thuế chống phá giá, chống trợ cấp đối với mía đường nhập khẩu Thái Lan, các doanh nghiệp này phản ứng dữ dội. 

“Việc Bộ Công Thương áp thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp gần 50% đã ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi của họ, đương nhiên họ sẽ phản ứng. Tuy nhiên, tôi cho rằng đây là hành vi cõng rắn cắn gà nhà”, vị này khẳng định.

Có tình trạng mía đường Thái Lan gian lận xuất xứ, “đội lốt” mía Lào, mía Campuchia, Myanmar để thâm nhập vào thị trường nội địa.

Có tình trạng mía đường Thái Lan gian lận xuất xứ, “đội lốt” mía Lào, mía Campuchia, Myanmar để thâm nhập vào thị trường nội địa.

Trước đó, VSSA cho biết: Mía đường nhập khẩu vào Việt Nam trong 5 tháng đầu năm có dấu hiệu rất bất thường. Cụ thể, trong 5 tháng đầu năm 2021, lượng đường nhập khẩu vào Việt Nam từ Campuchia, Lào, Malaysia, Myanmar, Indonesia đã lên đến 320.000 tấn, tăng gấp 16 lần so với cùng kỳ năm 2020 (cùng kỳ 2020 là 20.043 tấn). 

Tuy nhiên, cả 5 nước ASEAN nêu trên đều không đủ năng lực sản xuất đường để xuất khẩu vào Việt Nam với mức tăng như vậy. Mặt khác, các nước này cũng đều có nhập khẩu đường của Thái Lan. 

Đây có thể là dấu hiệu “lẩn tránh thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp” đối với đường có xuất xứ từ Thái Lan nhập khẩu vào Việt Nam thông qua nước thứ ba bằng thủ đoạn gian lận xuất xứ. 

Bởi mức thuế nhập khẩu đường từ các nước ASEAN vào Việt Nam (trừ Thái Lan bị áp thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp) chỉ ở mức 5%. Đường nhập khẩu (bao gồm đường lậu gian lận thương mại, đường lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại) vẫn đang làm chủ thị trường, gây khó khăn cho sản xuất trong nước.

Thực trạng nêu trên, đòi hỏi ngành mía đường cần phải tiếp tục nỗ lực hơn nữa trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh. Các cơ quan nhà nước liên quan, cần tăng cường quản lý thị trường, chống buôn lậu, gian lận thương mại đối với mặt hàng đường, có biện pháp thích hợp kiểm soát, ngăn chặn hiện tượng “lẩn tránh thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp” đối với đường của Thái Lan nhập khẩu vào Việt Nam theo hình thức gian lận xuất xứ (nếu có) để bảo vệ sản xuất trong nước.

Việt Vũ

Tin khác

Nga vượt EU về nguồn cung lúa mì sang Bắc Phi

Nga vượt EU về nguồn cung lúa mì sang Bắc Phi

(CLO) Theo báo cáo do Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) công bố, xuất khẩu lúa mì của Liên minh châu Âu (EU) sang Bắc Phi đã giảm 25% trong 7 tháng đầu của mùa trồng trọt 2023-2024, với nguồn cung từ Nga chiếm ưu thế trên thị trường khu vực.

Thị trường - Doanh nghiệp
Xuất khẩu dầu thô của Iran tăng đột biến

Xuất khẩu dầu thô của Iran tăng đột biến

(CLO) Xuất khẩu dầu thô từ Iran đạt mức cao nhất trong 6 năm trong quý đầu tiên của năm, dữ liệu từ Vortexa được Financial Times trích dẫn cho thấy.

Thị trường - Doanh nghiệp
IMF dự báo kinh tế Nga tăng trưởng đáng kể

IMF dự báo kinh tế Nga tăng trưởng đáng kể

(CLO) Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã tăng đáng kể dự báo tăng trưởng cho nền kinh tế Nga vào năm 2024. Trong năm nay, GDP của Nga được dự báo sẽ tăng 3,2%, tăng mạnh so với dự báo 2,6% trong tháng 1.

Thị trường - Doanh nghiệp
Sắp đấu thầu vàng để tăng nguồn cung: Cần thiết nhưng chỉ mang tính ngắn hạn

Sắp đấu thầu vàng để tăng nguồn cung: Cần thiết nhưng chỉ mang tính ngắn hạn

(CLO) Việc tăng nguồn cung vàng ở thời điểm này chỉ mang tính ngắn hạn. Về lâu dài, việc đấu thầu vàng sẽ tạo ra nhiều bất ổn cho kinh tế trong nước.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nhật Bản sẽ tiếp tục tham gia dự án dầu khí của Nga

Nhật Bản sẽ tiếp tục tham gia dự án dầu khí của Nga

(CLO) Các công ty Nhật Bản sẽ tiếp tục tham gia vào các dự án năng lượng của Nga trên đảo Sakhalin do tầm quan trọng của chúng đối với an ninh năng lượng của Tokyo, Bộ Ngoại giao nước này tuyên bố.

Thị trường - Doanh nghiệp