(NB&CL) 10 năm, thời gian không quá dài nhưng nhìn lại chặng đường đã qua có thể khẳng định, Nghị quyết 29 đã chấn hưng mạnh mẽ giáo dục đại học, nâng tầm năng lực đào tạo và giúp giáo dục đại học tại Việt Nam hội nhập với quốc tế một cách sâu rộng.
Đại học đã có bước tiến dài trong hội nhập quốc tế
Trước khi Nghị quyết 29 ra đời, các trường đại học Việt Nam vẫn sống dựa trên sự “hà hơi, tiếp sức” bằng nguồn ngân sách của Nhà nước. Giấc mơ tự chủ đại học, trường đại học vươn tới đẳng cấp quốc tế bị bó buộc níu chân bởi cơ chế cũ. Nhưng tất cả đã thay đổi, giáo dục đại học đã được chấn hưng mạnh mẽ trong 10 năm qua.
Cả đời gắn liền với sự nghiệp giáo dục đại học, thầy Nguyễn Đình Đức (Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội, Chủ nhiệm Câu lạc bộ mạng lưới đảm bảo chất lượng giáo dục đại học Việt Nam) hiểu một cách sâu sắc về những giá trị mà Nghị quyết 29 mang lại. Thầy Đức cho rằng, Nghị quyết có ý nghĩa lịch sử trong sự nghiệp chấn hưng giáo dục của nước nhà.
“Nghị quyết ra đời trong bối cảnh đất nước đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa và thế giới bước sang kỷ nguyên Cách mạng công nghiệp 4.0. Với 7 mục tiêu đã nêu ra trong Nghị quyết, có thể thấy đều là những mục tiêu và nội hàm quan trọng, cơ bản, cốt lõi, nền tảng - rất hiện đại và hội nhập, rất đúng, trúng và kịp thời” - Thầy Đình Đức nhận định.
Theo thầy Nguyễn Đình Đức, thành tựu đáng ghi nhận lớn nhất chính là việc giáo dục đại học Việt Nam đã nhanh chóng hội nhập, tiếp cận các chuẩn mực quốc tế. “Chưa bao giờ giáo dục của Việt Nam đổi mới nhanh và mạnh mẽ, tiếp cận các chuẩn mực của quốc tế như những năm qua. Minh chứng rõ nhất cho nhận định này là những kết quả trong việc kiểm định chất lượng giáo dục đại học, xếp hạng đại học” - thầy Đức cho biết.
Thầy Đức minh chứng, nếu năm 2018, lần đầu tiên trong lịch sử giáo dục đại học Việt Nam, nước ta có 2 Đại học Quốc gia có tên trong danh sách xếp hạng 1.000 trường đại học hàng đầu thế giới. Thì nay, đại học Việt Nam có nhiều trường đã có tên trong nhiều bảng xếp hạng uy tín của quốc tế về xếp hạng đại học.
Chất lượng đào tạo của các Trường Đại học đã được nâng cao trong 10 năm qua. Ảnh: Đại học Quốc gia Hà Nội.
Không những vậy, giáo dục đại học đã có những đột phá trong nghiên cứu khoa học. Hiện nay, trong các cơ sở giáo dục đại học trên cả nước có khoảng hơn 1.000 nhóm nghiên cứu, trong đó có hàng trăm nhóm nghiên cứu mạnh, và từ các nhóm nghiên cứu mạnh đã tiến tới thành lập một số phòng thí nghiệm, trung tâm nghiên cứu xuất sắc, có vai trò dẫn dắt trong hoạt động khoa học công nghệ của quốc gia. Nhờ nâng chuẩn chất lượng và có chính sách hỗ trợ cho nghiên cứu, cho các nhóm nghiên cứu, công bố quốc tế của Việt Nam đã tăng mạnh. Từ vị trí 59 (số bài báo là 4.017) năm 2014 đã vươn lên thứ 46 thế giới (số lượng bài báo là 18.466) năm 2022. Tổng số lượng bài báo quốc tế của Việt Nam là 97.520 bài trong giai đoạn 2014 - 2022. Mấy năm gần đây, một số nhà khoa học Việt Nam cũng đã có tên trong bảng xếp hạng các nhà khoa học có tầm ảnh hưởng của thế giới được quốc tế đánh giá và bình chọn khách quan.
Thực hiện Nghị quyết 29, bên cạnh các chương trình đào tạo chuẩn, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các trường đại học tích cực triển khai các chương trình đào tạo tài năng, tiên tiến để đào tạo, bồi dưỡng nhân tài. Tính từ đầu năm 2016 đến 8 tháng đầu năm 2023, tổng số ngành mở mới ở trình độ đại học khoảng gần 300 ngành cho thấy giáo dục đại học của Việt Nam đang đi nhanh và đúng hướng, bắt nhịp được với xu thế của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.0.
Điểm nhấn lớn nhất theo thầy Nguyễn Đình Đức có lẽ tự chủ đại học được triển khai nhanh chóng, sâu rộng và trên nhiều mặt, nhất là sau khi Quốc hội ban hành Luật 34 năm 2018 về Luật Giáo dục đại học sửa đổi. Thi hành Luật số 34, Chính phủ ban hành Nghị định số 99/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học. “Những chính sách về tự chủ đại học như luồng gió mới làm thay đổi hẳn diện mạo và cách thức quản trị đại học trong những năm gần đây” - thầy Nguyễn Đình Đức nhấn mạnh. Cũng theo chuyên gia này, thành quả của quá trình đổi mới đó chúng ta đã đào tạo được đội ngũ cán bộ kế cận và nguồn nhân lực có chất lượng, có trình độ cao, trẻ tuổi tài năng, đủ sức gánh vác sứ mệnh lớn lao và vẻ vang của đất nước trong giai đoạn mới.
Để giáo dục đại học cất cánh
Bên cạnh những thành tựu đạt được, nhiều chuyên gia cũng cho rằng còn đó nhiều vấn đề đại học trong nước cần khắc phục. Trong đó, cần chấn chỉnh từ khâu tuyển sinh đầu vào; chương trình đào tạo; tổ chức giảng dạy và quản lý đào tạo, quản trị đại học (bao gồm các điều kiện đảm bảo chất lượng; đội ngũ, cơ sở vật chất, kiểm tra đánh giá); và chuẩn đầu ra.
“Một số nơi, chuẩn đầu ra của sinh viên như ngoại ngữ, tư duy và năng lực phản biện, kỹ năng nghề nghiệp còn thấp. Nhiều chương trình đào tạo còn thiếu gắn kết với nghiên cứu và thực hành, thực tiễn. Chất lượng giảng viên trong một số trường, một số lĩnh vực còn yếu và thiếu” - thầy Nguyễn Đình Đức nhấn mạnh.
Vấn đề đầu tư cho giáo dục đại học được nhiều người cho rằng chưa thỏa đáng. Theo ông Lê Viết Khuyến - Phó Chủ tịch Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, con số thống kê năm 2020 đầu tư cho giáo dục đại học chiếm 0,27% GDP và khoảng 4% ngân sách dành cho giáo dục. Đây là con số khiêm tốn. Việc đầu tư cho giáo dục đại học hiện nay chỉ bằng 1/2 đến 1/6 so với một số nước trên thế giới nếu tính theo tỷ lệ trong GDP. Ví dụ như: Thái Lan 0,64%; Trung Quốc 0,87%; Hàn Quốc 1,0%, Phần Lan 1,89%…
Có thể thấy, Nghị quyết 29 đã vạch đường, chỉ lối, cởi trói khai mở, định hướng cho giáo dục đại học phát triển. Trong 10 năm qua khi thực hiện nghị quyết, giáo dục đại học đã được chấn hưng phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, vẫn còn những điều chưa làm được như Nghị quyết 29 đã chỉ ra, trong đó có những vấn đề không thuộc trách nhiệm của các trường đại học, của ngành giáo dục.
Đội ngũ giảng viên đã có bước phát triển mới
Theo Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn, bước tiến quan trọng nhất của giáo dục đại học trong 10 năm qua là sự phát triển của đội ngũ giảng viên cả về số lượng, trình độ và năng lực - yếu tố quan trọng nhất quyết định tới chất lượng đào tạo. Trong giai đoạn 2013 - 2022, số giảng viên đại học đã tăng tương ứng với quy mô đào tạo, giữ ổn định tỷ lệ trên dưới 25 sinh viên trên một giảng viên. Tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ tăng từ dưới 15% lên trên 32%, trong đó tỷ lệ có trình độ đại học giảm từ 32% xuống còn 7%. Số công bố khoa học trên một giảng viên, tính theo các bài có trong danh mục Scopus tăng gấp 5 lần (từ 0,04 lên 0,2 bài). Năng lực đội ngũ giảng viên về phát triển chương trình, đổi mới phương pháp giảng dạy, kiểm tra và đánh giá, đảm bảo chất lượng ngày càng được nâng cao.
(CLO) Ngày 31/3, thông tin từ UBND huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) cho biết, vừa ban hành quyết định xử phạt hành chính đối với ông Trần Duy Hưng (trú tại xã Điền Mỹ) vì hành vi phá rừng trái pháp luật. Số tiền phạt được ấn định là 37,5 triệu đồng, kèm theo yêu cầu khắc phục hậu quả.
(CLO) Nhằm thực hiện chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị, tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Quảng Bình đã quyết định hợp nhất Báo tỉnh và Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh. Đây là bước đi quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động báo chí, tối ưu nguồn lực và hiện đại hóa công tác truyền thông tại địa phương.
(CLO) Ngay sau phản ánh của báo Nhà báo và Công luận, Hạt Kiểm lâm Thạch Thành đã chỉ đạo các bộ phận chuyên môn, phối hợp với chính quyền địa phương xác minh, xác định đối tượng có hành vi khai thác rừng trái phép.
(CLO) Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh An Giang cho biết, đang tạm giữ hình sự đối tượng Hồ Trần Minh Có (SN:1995, trú tại khóm Vĩnh Phú, thị trấn Vĩnh Thạnh Trung, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang) để tiếp tục điều tra về hành vi “Giết người”.
(CLO) Chiều 31/3, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ ra mắt Liên Chi hội Quảng cáo và Nội dung số Việt Nam (VDAA). Sự kiện đánh dấu một cột mốc quan trọng trong sự phát triển của ngành quảng cáo và nội dung số tại Việt Nam.
(CLO) Chiều 31/3, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Phó Thủ tướng Mai Văn Chính đã chủ trì cuộc làm việc trực tiếp kết hợp trực tuyến với các bộ, ngành, địa phương về tình hình, kết quả thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia: Xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
(CLO) Theo quy định mới của Chính phủ, từ 31/3/2025, giảm thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với mặt hàng ô tô mã HS 8703.23.63 và 8703.23.57 từ 64% xuống 50% và mặt hàng ô tô mã HS 8703.24.51 từ 45% xuống 32%.
(CLO) Những phụ phẩm từ cây trồng tưởng chừng như bỏ đi, nhưng qua bàn tay của những người yêu thiên nhiên thì một lần nữa nguyên vật liệu ấy được "tái sinh" và mang lại giá trị kinh tế cao.
(CLO) Kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng chiến thắng (3,4/4/1965 - 3,4/4/2025), ngày 31/3, TP Thanh Hóa đã tổ chức lễ khánh thành khu tưởng niệm các giáo viên và học sinh đã hy sinh tại công trường đê Nam sông Mã ngày 14/6/1972, thuộc phường Nam Ngạn.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn, ngày 1/4, Nam Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có nơi mưa vừa, mưa to, cảnh báo ngập úng tại các vùng trũng, thấp. Khu vực Bắc Bộ trời tiếp tục rét với nhiệt độ thấp nhất phổ biến 13-16 độ.
(CLO) Chiều 31/3, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Nam tổ chức hội nghị công bố quyết định về hợp nhất Báo Hà Nam và Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh và công tác cán bộ.
(CLO) Sở Giáo dục và Đào tạo Nam Định đã ban hành Văn bản số 569/SGDĐT-QLCLGD gửi Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thành phố; các đơn vị trực thuộc Sở; các trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên thông báo về thời gian thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2025 - 2026.
(CLO) Ngày 31/3, Lãnh tụ tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei tuyên bố Mỹ sẽ phải hứng chịu một đòn đáp trả mạnh mẽ nếu thực hiện lời đe dọa ném bom Iran mà Tổng thống Donald Trump đưa ra.
(CLO) Chiều 31/3, Thanh tra Chính phủ tổ chức công bố kết luận thanh tra Dự án đầu tư xây dựng mới cơ sở 2 của Bệnh viện Bạch Mai và Dự án đầu tư xây dựng mới cơ sở 2 của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Đáng chú ý, Thanh tra Chính phủ chuyển hồ sơ dự án Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2 sang Bộ Công an.
(CLO) Gần đây, Bộ Tài chính nhận được thông tin phản ánh trang facebook có tên “Tiếp nhận Xử lý Thu hồi và Hoàn Trả Vốn Treo” sử dụng hình ảnh và thông tin của Bộ Tài chính, tự nhận là đại diện Bộ Tài chính “thu hồi tiền” cho các nạn nhân bị lừa đảo qua mạng.
(CLO) Sở Giáo dục và Đào tạo Nam Định đã ban hành Văn bản số 569/SGDĐT-QLCLGD gửi Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thành phố; các đơn vị trực thuộc Sở; các trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên thông báo về thời gian thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2025 - 2026.
(CLO) Kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế và khu vực năm nay có sự tham gia của 187 thí sinh đến từ các tỉnh, thành phố trên cả nước đã kết thúc và những thành viên xuất sắc nhất đã được lựa chọn đại diện cho Việt Nam.
(CLO) Một trong những thay đổi trong tuyển sinh đại học của năm 2024 so với các năm trước đây chính là sự tăng lên gần 20 nghìn thí sinh theo học các ngành STEM so với năm 2023 và được đánh giá là xu thế rất tích cực.
Hơn 5 nghìn cơ hội việc làm được gần 70 doanh nghiệp trong và ngoài nước mang tới Ngày hội việc làm Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội (HaUI) năm 2025, phản ánh niềm tin của các doanh nghiệp vào năng lực của sinh viên HaUI, cũng như nhu cầu cấp thiết về nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay.
Chiều 29/3, tại Trụ sở Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài - Bộ Ngoại giao, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (NXBGDVN) phối hợp cùng Ban Truyền hình Đối ngoại (VTV4) - Đài Truyền hình Việt Nam chính thức ra mắt chương trình truyền hình “Tiếng Việt diệu kì”, hướng tới cộng đồng trẻ em người Việt sinh sống tại nước ngoài.
(CLO) Theo Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng: “Chấm dứt dạy thêm học thêm, bây giờ không còn là dự lệnh nữa, mà phải trở thành mệnh lệnh của toàn ngành chúng ta”.
(CLO) Theo Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Nguyễn Ngọc Hà, thầy cô cần ôn tập cho học sinh tăng cường liên hệ, vận dụng kiến thức, kĩ năng với thực tế, thực tiễn, đặc biệt là với những nội dung phân hóa nhằm đánh giá đúng năng lực của học sinh.
(CLO) S-Race 2025 chính thức khởi tranh tại Hà Tĩnh, mở đầu cho mùa giải mới với sự tham gia của hơn 10.000 vận động viên (VĐV), góp phần lan tỏa tinh thần rèn luyện thể chất và kết nối cồng đồng học đường.
(CLO) Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cho biết năm nay có 60 tỉnh, thành phố tổ chức thi tuyển sinh vào lớp 10, trong đó có 58 tỉnh lựa chọn môn thi thứ 3 là môn Tiếng Anh, chỉ có Hà Giang và Bình Thuận lựa chọn môn thứ 3 thi lớp 10 là Lịch sử và Địa lý.