Giáo dục Việt Nam 2020: Hai mảng màu Sáng - Tối

Thứ bảy, 02/01/2021 14:00 PM - 0 Trả lời

(NB&CL) “Đó là một năm học đầy khó khăn, thách thức khi phải đối mặt và chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19. Ngành giáo dục dù gặp những lúng túng ban đầu, nhưng cuối cùng đã hoàn thành mục tiêu kép, vừa bảo đảm an toàn sức khoẻ của học sinh, giáo viên, vừa hoàn thành kế hoạch năm học”.

Những đánh giá trên về năm học 2019-2020 của  Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cũng chính là mảng màu sáng của bức tranh giáo dục Việt Nam 2020, dù đáng tiếc, những mảng tối cố hữu vẫn còn tồn tại.

Thích ứng nhanh với “tình hình mới”

Cũng theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: “Đến thời điểm này, sau hai đợt dịch Covid-19 bùng phát tại Việt Nam, gần 1,5 triệu giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục các cấp và gần 24 triệu học sinh, sinh viên cả nước đều an toàn. Các hoạt động giáo dục trong thời điểm dịch bệnh bùng phát không bị ngưng trệ, đứt gãy”.

Đặc biệt, các thầy cô, các nhà trường đã sáng tạo, linh hoạt trong phương pháp, cách dạy mới, nhất là trong dạy học trực tuyến, góp phần tạo tiền đề thúc đẩy chuyển đổi số trong ngành giáo dục. Các trường đại học đã tích cực nghiên cứu và nhanh chóng đưa ra nhiều sản phẩm công nghệ phục vụ hiệu quả cho công tác phòng, chống dịch.

Gần 24 triệu học sinh, sinh viên cả nước đều an toàn trước 2 đợt dịch Covid-19 bùng phát năm 2020. Ảnh: ĐCS

Gần 24 triệu học sinh, sinh viên cả nước đều an toàn trước 2 đợt dịch Covid-19 bùng phát năm 2020. Ảnh: ĐCS

Và thành quả lớn nhất phải kể tới quá trình đẩy mạnh tự chủ đại học, tạo đột phá trong quản trị đại học. Ban đầu chỉ có hai Đại học Quốc gia được giao quyền tự chủ cao, thì từ năm 2014 đã có 23 cơ sở giáo dục đại học được thí điểm thực hiện tự chủ tương đối toàn diện theo Nghị quyết 77 của Chính phủ.

Cùng với hai Đại học Quốc gia, hầu hết các trường thí điểm tự chủ đã có bứt phá mạnh trong đào tạo và nghiên cứu, góp phần tạo ra diện mạo mới cho hệ thống giáo dục đại học Việt Nam. Lần đầu tiên, nước ta có bốn cơ sở giáo dục đại học lọt vào xếp hạng 1.000 đại học thế giới; nhiều ngành, lĩnh vực đào tạo đứng trong tốp 500 thế giới.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam mới đây cũng đã đánh giá: Một trong những kết quả nổi bật của đổi mới giáo dục là thực hiện tự chủ đại học, cùng với đó là sự phát triển đa dạng của các mô hình xã hội học tập. Giáo dục đại học từ chỗ đứng ngoài 100 nước được xếp hạng thì nay đang ở vị trí 70…

Về năm học 2019-2020, Phó Thủ tướng đánh giá ngành giáo dục đã vượt qua rất nhiều khó khăn, thách thức và đạt được những kết quả rõ nét”, Phó Thủ tướng nói.

Ngổn ngang “cải tiến” thành… “cải lùi”

Nhưng bên cạnh điểm sáng ấy, có lẽ vị Tư lệnh ngành giáo dục không thể chối bỏ thực tế rằng, ngành giáo dục vẫn còn đầy những ngổn ngang, tồn tại. Nghiêm trọng và gây âu lo nhiều nhất chính là hàng loạt sai sót nghiêm trọng ở các bộ SGK lớp 1 bị phanh phui.

Vì sao mà phần lớn dư luận xã hội bức xúc và giận dữ? Theo ĐBQH Phạm Thị Minh Hiền (Phú Yên), giá trị một bộ SGK khác hoàn toàn với một sản phẩm hàng hóa thông thường. Nếu chấp nhận các bộ sách như một lốp xe đầy những mảnh chắp vá để tiếp tục vận hành thì đó là thái độ thỏa hiệp rất nguy hại, là sự xem nhẹ giá trị nhân văn... ĐBQH trông đợi các cơ quan, bộ phận có trách nhiệm cần dũng cảm nhìn thẳng sự thật, cho dừng sử dụng những bộ SGK chất lượng thấp.

Về phía Chính phủ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết Chính phủ đặc biệt quan tâm, đã yêu cầu Bộ GD&ĐT thực hiện tiếp thu một cách cầu thị, khoa học vấn đề sai sót SGK. Bộ trưởng đã nhìn nhận rõ có sai sót, đã có những chỉ đạo khá cương quyết như thay Chủ tịch Hội đồng thẩm định…

Báo Công luận

Tiếp đó, về cải cách giáo dục phổ thông mà “tiêu điểm” là cải cách thi tốt nghiệp THPT. Các chuyên gia cho rằng, gộp 2 kỳ thi tạo nên tình trạng “nửa dơi nửa chuột”. Cụ thể, khi Bộ ra đề dễ, điểm 10 ngập tràn, phá sản mục tiêu phân hóa. Bộ ra đề khó thì điểm 0 la liệt. Scandal sửa điểm tại các tỉnh phía Bắc là một u nhọt bị... “lộ”.

Từ đó, không ít ý kiến cho rằng Bộ GD&ĐT thay vì cố biến mình thành Ban Giám hiệu của mọi trường học, nên xem xét trao quyền tổ chức thi tốt nghiệp THPT cho địa phương, giao kỳ thi tuyển sinh ĐH-CĐ cho các trường. Khi các trường ĐH-CĐ được tự quyết, chuyện dạy và học ở cấp học dưới cũng phải thay đổi theo, hướng vào thực tiễn; người học sẽ có cơ hội học để biết, để làm, để chung sống, để khẳng định mình.

Cải tiến SGK, cải cách giáo dục phổ thông, ở khía cạnh nào đó, Bộ GD&ĐT cho thấy rõ sự lúng túng. Còn kết quả, ngành giáo dục có lẽ đang… “cải lùi”.

Cần một nguyên tắc, một triết lý

Rồi tương lai giáo dục Việt Nam sẽ về đâu? Mới đây, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã ký ban hành Chỉ thị về nhiệm vụ và giải pháp năm học 2020-2021 cho toàn ngành, tập trung vào thực hiện 9 nhóm nhiệm vụ chủ yếu, gồm: Rà soát, quy hoạch, phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục đào tạo, khuyến khích phát triển khối ngoài công lập; Nâng cao chất lượng, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý; Nâng cao chất lượng giáo dục; Nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ; Đẩy mạnh ứng dụng CNTT; Đẩy mạnh phân cấp và thực hiện tự chủ; Thúc đẩy hội nhập quốc tế; Tăng cường cơ sở vật chất; Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

Ngành giáo dục những năm qua đã ghi nhiều dấu ấn về phát triển khối ngoài công lập, thúc đẩy tự chủ đại học…, và tiếp tục có kế hoạch khuyến khích phát triển các “mũi nhọn” ấy. Nhưng trong Chỉ thị nói trên, vấn đề tăng lương giáo viên đang bức thiết lại chưa là nhiệm vụ trọng tâm, một triết lý giáo dục nhân văn, khai phóng hay nguyên tắc tôn trọng người học, đặt người học vào trung tâm lại chưa được xây dựng và lấy làm “hồn cốt”, quán triệt từ trên xuống dưới?.

Chúng ta đều biết, chương trình, cách dạy và học của nền giáo dục Việt vẫn là học để… đi thi. Từ đó, đã đẩy cả giáo viên, học sinh và phụ huynh vào thế phải sống chung với học vẹt, học tủ, thậm chí thờ ơ với dối trá. Và khi cái “cốt” của giáo dục (học cách tự học, học làm người) bị lép vế so với thái độ học thực dụng (vị bằng cấp), đã khiến đất nước hôm nay dù lắm tiến sĩ, giáo sư, nhưng thưa vắng dần một đội ngũ với tri thức và nhân cách đáng kính, có năng lực dẫn dắt xã hội.

Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela từng cảnh báo: Để phá hủy bất kỳ quốc gia nào, chỉ cần hạ thấp chất lượng giáo dục và cho phép gian lận trong các kỳ thi. Sự sụp đổ của giáo dục sẽ dẫn tới sự sụp đổ của quốc gia.

Tại Hội nghị trực tuyến Toàn quốc ngành giáo dục 2020 - Hội nghị không chỉ nhìn lại giáo dục Việt Nam trong một năm qua mà còn khái quát lại chặng đường hơn 6 năm thực hiện Nghị quyết 29/NQ-TƯ khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã nhấn mạnh: Chừng nào người dân còn quan tâm đến giáo dục, chừng đó ngành giáo dục còn may mắn, đất nước còn hồng phúc. Phó Thủ tướng cũng nhắc nhở: Giáo dục có phát triển, đất nước mới có tương lai.

Vậy, Bộ GD&ĐT sẽ hành động như thế nào để đáp lại sự may mắn ấy? Cầu thị, quyết tâm thay đổi mạnh mẽ, hay mặc kệ tương lai đất nước lung lay dữ dội?

Kiên Giang

Tin khác

Hơn 1.000 học sinh được tư vấn chọn ngành nghề luật, kinh tế

Hơn 1.000 học sinh được tư vấn chọn ngành nghề luật, kinh tế

(CLO) Ngày 20/4, hướng tới cung cấp cho học sinh THPT những thông tin hữu ích, thiết thực về các ngành học, tư vấn chọn trường, chọn nghề, cơ hội việc làm cũng như phương thức tuyển sinh ngành Luật - Kinh tế ở các trường đại học, chương trình “Đối thoại tư vấn hướng nghiệp về khối ngành Luật - Kinh tế” đã được tổ chức tại trường THPT Đồng Quan, huyện Phú Xuyên, Hà Nội.

Giáo dục
Trẻ bị đứt cổ tay, bác sĩ chỉ cách sơ cứu

Trẻ bị đứt cổ tay, bác sĩ chỉ cách sơ cứu

(CLO) Vừa qua, các bác sĩ Bệnh viện Nhi Nhi Trung ương đã tiếp nhận bé trai 11 tuổi, ở Hà Nội nhập viện trong tình trạng vết thương hở cổ tay và bàn tay hai bên do tai nạn sinh hoạt, may mắn trước đó trẻ đã được sơ cứu ban đầu đúng cách và kịp thời.

Giáo dục
Phó chủ tịch tỉnh được giao điều hành trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam

Phó chủ tịch tỉnh được giao điều hành trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam

(CLO) Quảng Nam vừa phân công Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Anh Tuấn điều hành hoạt động của trường CĐ Y tế Quảng Nam, sau khi hiệu trưởng trường này bị khởi tố.

Giáo dục
Nhiều cơ hội thực tập, làm việc cho sinh viên tại ngày hội việc làm USSH Job Fair 2024

Nhiều cơ hội thực tập, làm việc cho sinh viên tại ngày hội việc làm USSH Job Fair 2024

(CLO) Ngày hội việc làm - USSH Job Fair 2024 là hoạt động thường niên do Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM phối hợp cùng các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài nước nhằm giới thiệu các cơ hội việc làm, thực tập đến sinh viên.

Giáo dục
Gia Lai: Một học sinh lớp 7 bị nhóm thanh niên tấn công trên đường đi học về

Gia Lai: Một học sinh lớp 7 bị nhóm thanh niên tấn công trên đường đi học về

(CLO) Trên đường đi học về, em T. (học sinh lớp 7) bất ngờ bị 1 nhóm thanh niên dùng ghế nhựa, mũ bảo hiểm tấn công gây thương tích.

Giáo dục