Giao nhiệm vụ, thẩm quyền tuyển dụng giáo viên cho ngành giáo dục là cần thiết

Thứ sáu, 07/02/2025 18:06 PM - 0 Trả lời

(CLO) Theo Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh, dự thảo Luật Nhà giáo quy định giao thẩm quyền tuyển dụng giáo viên cho ngành Giáo dục được đánh giá là cần thiết, vừa đảm bảo tính sát thực của việc tuyển dụng, vừa nâng cao trách nhiệm và tạo điều kiện để ngành Giáo dục chủ động trong tuyển dụng, sử dụng, quản lý, phát triển nhà giáo, đáp ứng yêu cầu về số lượng, cơ cấu và chất lượng.

Sáng 7/2, trong khuôn khổ phiên họp thứ 42, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khoá XV đã thảo luận, cho ý kiến về báo cáp tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự án Luật Nhà giáo.

Dự thảo Luật Nhà giáo trước đó đã được cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV (tháng 10/2024).

Báo cáo một số vấn đề lớn về tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Nhà giáo, Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh cho biết: Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, đại biểu Quốc hội đã thảo luận về dự án Luật Nhà giáo với 131 lượt ý kiến đại biểu Quốc hội phát biểu.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và nhiệm vụ được phân công, Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục đã phối hợp với Cơ quan chủ trì soạn thảo, Ủy ban Pháp luật và các cơ quan liên quan nghiên cứu, tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật. Đến nay, về cơ bản các cơ quan đã thống nhất ý kiến về nội dung của dự thảo Luật và việc tiếp thu, giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội.

giao nhiem vu tham quyen tuyen dung giao vien cho nganh giao duc la can thiet hinh 1

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh báo cáo tại phiên họp (ảnh nguồn Bộ Giáo dục và Đào tạo).

Dự thảo Luật sau khi tiếp thu, chỉnh lý gồm 9 chương, 46 điều, giảm 4 điều  so với dự thảo trình tại Kỳ họp thứ 8. Việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật đã thể hiện đúng tinh thần đổi mới tư duy trong công tác lập pháp, chỉ quy định những nội dung chung, mang tính nguyên tắc, những nội dung thuộc thẩm quyền của Quốc hội; nội dung hướng dẫn chi tiết được cụ thể hóa trong các dự thảo nghị định, thông tư gửi kèm trong hồ sơ dự án Luật Nhà giáo.

Theo Thường trực Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, việc giao thẩm quyền tuyển dụng cho ngành Giáo dục là cần thiết, vừa đảm bảo tính sát thực của việc tuyển dụng, vừa nâng cao trách nhiệm và tạo điều kiện để ngành Giáo dục chủ động trong tuyển dụng, sử dụng, quản lý, phát triển nhà giáo, đáp ứng yêu cầu về số lượng, cơ cấu và chất lượng; góp phần khắc phục tình trạng thừa, thiếu cục bộ và mất cân đối cơ cấu nhà giáo.

Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, dự thảo Luật được điều chỉnh theo hướng, đối với cơ sở giáo dục công lập được giao quyền tự chủ, người đứng đầu cơ sở giáo dục thực hiện việc tuyển dụng và chịu trách nhiệm về quyết định của mình; đối với cơ sở giáo dục công lập chưa được giao quyền tự chủ, cơ quan có thẩm quyền quản lý cơ sở giáo dục thực hiện việc tuyển dụng nhà giáo hoặc phân cấp cho cơ quan quản lý giáo dục, người đứng đầu cơ sở giáo dục thực hiện tuyển dụng. Cơ quan quản lý giáo dục chủ trì tham mưu cho cơ quan có thẩm quyền quản lý cơ sở giáo dục thực hiện hoặc chủ trì tham mưu việc phân cấp tuyển dụng; cơ sở giáo dục ngoài công lập tự chủ thực hiện tuyển dụng theo quy chế tổ chức hoạt động của mình.

“Việc chỉnh lý như trên khẳng định được vai trò, trách nhiệm chủ trì tham mưu của cơ quan quản lý giáo dục; bảo đảm đồng bộ với quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Viên chức và Bộ luật Lao động”, ông Nguyễn Đắc Vinh thông tin.

Về chính sách nghỉ hưu trước tuổi đối với giáo viên mầm non, Thường trực Ủy ban Văn hoá, Giáo dục cho rằng, việc cho phép giáo viên mầm non được nghỉ hưu sớm so với độ tuổi quy định của pháp luật là chính sách được xây dựng dựa trên đặc thù trong hoạt động nghề nghiệp của đối tượng này và phù hợp với đặc thù người học là trẻ mầm non.

Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, dự thảo Luật đã chỉnh lý và bổ sung quy định nhà giáo trong các cơ sở giáo dục mầm non nếu có nguyện vọng thì được nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện bình thường nhưng không quá 5 năm và không giảm tỷ lệ phần trăm hưởng lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi nếu đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên.

Đối với chế độ nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với nhà giáo, Thường trực Ủy ban cho rằng, việc quy định đối tượng nhà giáo có trình độ, học hàm, học vị cao, nhà giáo làm việc trong các ngành, lĩnh vực chuyên sâu đặc thù có thể được kéo dài thời gian làm việc và nghỉ hưu ở tuổi cao hơn là cần thiết và hợp lý nhằm tận dụng, khai thác nguồn nhân lực chất lượng cao; khắc phục tình trạng thiếu hụt nhà giáo trình độ cao ở một số ngành, lĩnh vực chuyên sâu đặc thù mà xu hướng phát triển đất nước đang cần.

Dự thảo Luật cũng quy định rõ điều kiện thực hiện chính sách này khi cơ sở giáo dục có nhu cầu, nhà giáo có đủ sức khỏe và tự nguyện kéo dài thời gian làm việc; đồng thời bổ sung tiêu chí “đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện của cơ sở giáo dục”. Trong thời gian được kéo dài tuổi nghỉ hưu, nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và không được bảo lưu phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý.

Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, để tháo gỡ hạn chế, bất cập trong việc quản lý, điều hành doanh nghiệp thuộc các cơ sở giáo dục đại học, cơ quan thẩm tra và cơ quan chủ trì soạn thảo thống nhất đề xuất bổ sung quyền của nhà giáo được tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp do cơ sở giáo dục đại học thành lập hoạt động trong lĩnh vực phát triển khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ. Đồng thời, rà soát sửa đổi quy định của các luật liên quan tại điều khoản chuyển tiếp.

Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, dự thảo Luật đã được chỉnh lý, theo đó, nhà giáo được hưởng chính sách thuê nhà ở công vụ theo quy định của Luật Nhà ở hoặc được bảo đảm chỗ ở tập thể khi đến công tác tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Đồng thời, bổ sung quy định trường hợp không bố trí được chỗ ở tập thể hoặc nhà ở công vụ thì nhà giáo được hỗ trợ tiền thuê nhà ở theo mức hỗ trợ thuê nhà ở công vụ; bỏ tiêu chí “đủ các điều kiện thiết yếu” trong quy định về nhà ở tập thể của giáo viên.

Tại phiên họp, các thành viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến góp ý vào các nội dung báo cáo tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Nhà giáo. Các ý kiến cơ bản đánh giá cao sự chuẩn bị chu đáo, công phu của cơ quan chủ trì soạn thảo và cơ quan thẩm tra; đồng thời bày tỏ thống nhất đối với báo cáo tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Nhà giáo.

Để tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật, các ý kiến góp ý, thảo luận liên quan đến quyền và nghĩa vụ của nhà giáo, đạo đức nhà giáo; tuyển dụng nhà giáo; đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo; điều động, thuyên chuyển nhà giáo… Có ý kiến đề nghị cơ quan soạn thảo sớm hoàn thiện các nghị định, thông tư, làm cơ sở cho Quốc hội xem xét, thông qua Luật Nhà giáo.

giao nhiem vu tham quyen tuyen dung giao vien cho nganh giao duc la can thiet hinh 2

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn trao đổi tại phiên họp (ảnh nguồn Bộ Giáo dục và Đào tạo).

Cảm ơn Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục và các cơ quan của Quốc hội đã hết sức trách nhiệm, ủng hộ và hỗ trợ trong quá trình tiếp thu, giải trình, hoàn thiện dự thảo Luật Nhà giáo, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết, Ban soạn thảo sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội tiếp thu nghiêm túc để chỉnh sửa, hoàn thiện trong phạm vi có thể các ý kiến góp của của các thành viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp thứ 42.

Giải trình một số vấn đề cụ thể các thành viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nêu về nghĩa vụ nhà giáo, phân cấp tuyển dụng nhà giáo, nghĩa vụ nhà giáo, quy định những điều nhà giáo không được làm…, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đồng thời chia sẻ, dự thảo Luật Nhà giáo là luật mới, lực lượng nhà giáo đông, nhiều vấn đề khó chi tiết hết trong các quy định của Luật, do đó dự thảo Luật hướng tới đáp ứng được những vấn đề lớn, yêu cầu lớn.

Kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nhận định: Các ý kiến phát biểu đánh giá cao sự chủ động, tích cực chủ trì phối hợp của Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục và Bộ GDĐT, cùng các cơ quan có liên quan trong việc tiếp thu, giải trình đầy đủ ý kiến của đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 8 để chỉnh lý dự thảo Luật Nhà giáo. Tài liệu trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội được chuẩn bị nghiêm túc, chất lượng và đầy đủ theo quy định.

Các ý kiến cũng cơ bản tán thành với nội dung của dự thảo Luật đã được các cơ quan báo cáo, kiến nghị, tiếp thu, chỉnh lý; cơ bản những nội dung lớn đã được thống nhất.

giao nhiem vu tham quyen tuyen dung giao vien cho nganh giao duc la can thiet hinh 3

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại phiên họp

Trong kết luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đồng thời trao đổi và nêu quan điểm với các nội dung được tập trung thảo luận trong phiên họp, liên quan đến quản lý nhà nước đối với nhà giáo; tuyển dụng, sử dụng nhà giáo; quyền và nghĩa vụ nhà giáo; chính sách đãi ngộ nhà giáo; chính sách nghỉ hưu đối với nhà giáo; lương nhà giáo; kinh phí đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo; quy định về đào tạo nguồn giáo viên, giảng viên…

Nhấn mạnh Luật Nhà giáo được đội ngũ nhà giáo và dư luận cả nước quan tâm, các ý kiến trong Thường vụ đều mong đây là một luật mẫu mực, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đề nghị cần sự phối hợp giữa 2 cơ quan trong việc tiếp thu tối đa các ý kiến có thể vào dự thảo Luật. Tinh thần báo cáo giải trình, tiếp thu ngắn gọn, thuyết phục, với mong muốn Luật Nhà giáo được biểu quyết với tỷ lệ đồng thuận cao nhất.

Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật gửi Chính phủ có ý kiến chính thức về các nội dung tiếp thu, chỉnh lý; tiếp cận với các luật đang sửa đổi, trong đó có Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ giữa Luật Nhà giáo và các luật có liên quan; hoàn thiện dự thảo luật và các văn bản chi tiết để bảo cáo trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 9.

Trinh Phúc

Tin mới

Luật mới phải tháo gỡ được những 'nút thắt' trong thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp

Luật mới phải tháo gỡ được những 'nút thắt' trong thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp

(CLO) Về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc yêu cầu luật mới phải tháo gỡ được khó khăn, vướng mắc, những nút thắt trong thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp. Luật phải bao quát tối đa, không để khoảng trống pháp lý, tránh tình trạng có những tình huống xảy ra trong thực tiễn nhưng luật không quy định.

Tin tức
Kiến nghị tâm huyết, tạo hành lang thuận lợi cho báo chí phát triển trong bối cảnh mới

Kiến nghị tâm huyết, tạo hành lang thuận lợi cho báo chí phát triển trong bối cảnh mới

(CLO) Chiều ngày 7/2, thực hiện Chương trình công tác năm 2025, để chuẩn bị cho công tác thẩm tra Dự án Luật Báo chí (sửa đổi), Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Triệu Thế Hùng làm trưởng đoàn đã đến làm việc với Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam về tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về báo chí.

Nghề báo
Thông qua Nghị quyết phê chuẩn về bộ máy làm việc của Viện kiểm sát nhân dân tối cao

Thông qua Nghị quyết phê chuẩn về bộ máy làm việc của Viện kiểm sát nhân dân tối cao

(CLO) Chiều 7/2, tại Nhà Quốc hội, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua Nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về bộ máy làm việc của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Tin tức
Việt Nam và Pakistan phấn đấu sớm nâng kim ngạch thương mại hai chiều lên hơn 1 tỷ USD

Việt Nam và Pakistan phấn đấu sớm nâng kim ngạch thương mại hai chiều lên hơn 1 tỷ USD

(CLO) Tiếp Đại sứ Pakistan tại Việt Nam Kohdayar Marri, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị hai bên tăng cường hợp tác kinh tế-thương mại, đầu tư, tận dụng các tiềm năng và thế mạnh của hai nước, phấn đấu sớm nâng kim ngạch thương mại hai chiều lên hơn 1 tỷ USD.

Tin tức
Bức xúc hình ảnh tài xế ô tô đi tắt ngược chiều, liên tục nháy đèn đòi nhường đường

Bức xúc hình ảnh tài xế ô tô đi tắt ngược chiều, liên tục nháy đèn đòi nhường đường

(CLO) Chiếc ô tô 7 chỗ không những đi ngược chiều để tiện cho mình mà còn nháy đèn liên tục để đòi ô tô đi đúng phải nhường đường.

Công luận 24H
Dự báo thời tiết ngày 8/2: Miền Bắc mưa rét, vùng núi dưới 3 độ

Dự báo thời tiết ngày 8/2: Miền Bắc mưa rét, vùng núi dưới 3 độ

(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn, ngày 8/2, không khí lạnh sẽ tiếp tục ảnh hưởng tới khu vực Trung Bộ, khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời rét đậm, có mưa rào rải rác. Vùng núi cao có nơi dưới 3 độ, trời rét hại, mưa tuyết và băng giá cảnh báo có thể ảnh hưởng đến sức khỏe người và vật nuôi.

Môi trường và cuộc sống
Xuân Son nhận giải cầu thủ xuất sắc nhất tháng của V-League

Xuân Son nhận giải cầu thủ xuất sắc nhất tháng của V-League

(CLO) Tiền đạo Nguyễn Xuân Son nhận danh hiệu cầu thủ xuất sắc nhất V.League tháng 1 dù anh không thi đấu trận nào.

Video - Giải trí
Cần chính sách đặc thù để nâng cao hiệu quả tổ chức quản lý, bảo vệ Khu di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Cần chính sách đặc thù để nâng cao hiệu quả tổ chức quản lý, bảo vệ Khu di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

(CLO) Chiều 7/2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Pháp lệnh Quản lý, bảo vệ Khu di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tin tức
Bỏ đề xuất tăng 1 bậc lương cho nhà giáo mới vào nghề

Bỏ đề xuất tăng 1 bậc lương cho nhà giáo mới vào nghề

(CLO) Thường vụ Quốc hội quyết định bỏ đề xuất tăng một bậc lương cho nhà giáo xếp lương lần đầu, với lý do chính sách này chưa hợp lý với ngành nghề khác.

Công luận 24H
Galaxy S25 Ultra đánh bại iPhone 16 Pro Max trong bài kiểm tra tốc độ

Galaxy S25 Ultra đánh bại iPhone 16 Pro Max trong bài kiểm tra tốc độ

(CLO) Galaxy S25 Ultra lần đầu tiên đánh bại iPhone 16 Pro Max trong bài kiểm tra tốc độ của PhoneBuff, đánh dấu bước ngoặt trong cuộc cạnh tranh giữa Samsung và Apple.

Sức sống số
Phần Lan phát hiện 'kho báu lớn nhất lịch sử', đủ dùng cho 20 triệu năm

Phần Lan phát hiện 'kho báu lớn nhất lịch sử', đủ dùng cho 20 triệu năm

(CLO) Mỏ địa nhiệt khổng lồ mới được phát hiện ở Phần Lan có thể cung cấp năng lượng cho 20 triệu năm, được coi là kho báu lớn nhất trong lịch sử nước này và hứa hẹn mang lại nguồn năng lượng vô tận.

Thế giới 24h
Hội báo Xuân Ất Tỵ tỉnh Thái Nguyên: Mang đến cho bạn đọc và nhân dân một không gian báo chí nhiều bản sắc

Hội báo Xuân Ất Tỵ tỉnh Thái Nguyên: Mang đến cho bạn đọc và nhân dân một không gian báo chí nhiều bản sắc

(CLO) Ngày 7/2 (tức mùng 10 tháng Giêng, Ất Tỵ), Hội Nhà báo tỉnh Thái Nguyên phối hợp với huyện Định Hóa tổ chức Khai mạc Lễ hội Lồng Tồng ATK Định Hoá và Hội báo Xuân Ất Tỵ 2025.

Công tác hội
Ông Trịnh Xuân Trường được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai

Ông Trịnh Xuân Trường được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai

(CLO) Ngày 7/2 tại Lào Cai đã diễn ra Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lào Cai nhiệm kỳ 2020 - 2025. Tại hội nghị, ông Trịnh Xuân Trường - Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai đã được bầu giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai với 100% phiếu tán thành.

Tin tức
Để 'cát tặc' lộng hành, một chủ tịch UBND xã ở Bình Định bị khởi tố

Để 'cát tặc' lộng hành, một chủ tịch UBND xã ở Bình Định bị khởi tố

(CLO) Ngày 7/2, Công an tỉnh Bình Định thông tin, đã ra Quyết định khởi tố bị can đối với ông Dương Thanh Cường, Chủ tịch UBND xã Nhơn Phúc, TX An Nhơn về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng". 

Vụ án
Apple có thể gỡ bỏ mã hóa iPhone tại Anh vì yêu cầu gián tiếp

Apple có thể gỡ bỏ mã hóa iPhone tại Anh vì yêu cầu gián tiếp

(CLO) Apple có thể gỡ bỏ mã hóa dữ liệu iPhone tại Anh do yêu cầu từ chính phủ, làm dấy lên lo ngại về quyền riêng tư và khả năng tạo tiền lệ nguy hiểm toàn cầu.

Sức sống số
Đường sắt mở bán sớm vé tàu phục vụ người dân dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Đường sắt mở bán sớm vé tàu phục vụ người dân dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

(CLO) Tổng công ty Đường sắt Việt Nam vừa thông tin về việc mở bán bán vé các đoàn tàu chạy thường xuyên dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân.

Giao thông
Bình Luận

Tin khác

Bộ GD&ĐT quán triệt triển khai thực hiện chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030 và tầm nhìn 2045

Bộ GD&ĐT quán triệt triển khai thực hiện chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030 và tầm nhìn 2045

(CLO) Chiều 6/2, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã tổ chức Hội nghị quán triệt triển khai thực hiện Kết luận số 91-KL/TW, Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị và Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045.

Giáo dục
Tiết lộ thời điểm Hà Nội công bố môn thi thứ 3 vào lớp 10 công lập

Tiết lộ thời điểm Hà Nội công bố môn thi thứ 3 vào lớp 10 công lập

(CLO) Nhiều tỉnh chọn Ngoại ngữ làm môn thi thứ 3 trong tuyển sinh lớp 10 nhưng Hà Nội vẫn chưa công bố phương án thi lớp 10, tránh học lệch.

Giáo dục
Các trường đua nhau mở ngành bán dẫn, sinh viên có nhiều cơ hội việc làm, thu nhập cao

Các trường đua nhau mở ngành bán dẫn, sinh viên có nhiều cơ hội việc làm, thu nhập cao

(CLO) Ngành bán dẫn được xem là “mỏ vàng”, nếu có một chiến lược tổng thể và nguồn nhân lực cao đây sẽ là một mũi nhọn kinh tế nâng tầm vị thế Việt Nam trên trường quốc tế. Nhiều chuyên gia đánh giá, bán dẫn là thời cơ “trăm năm có một” nếu Việt Nam biết tận dụng. Vì vậy, theo học ngành này đang được xem là “thời thượng” để sinh viên vừa có việc làm, thu nhập cao, lại tiếp cận đúng xu thế công nghệ cốt lõi trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Giáo dục
Trường Đại học Giao thông Vận tải tăng chỉ tiêu và sử dụng 12 tổ hợp xét tuyển đại học

Trường Đại học Giao thông Vận tải tăng chỉ tiêu và sử dụng 12 tổ hợp xét tuyển đại học

(CLO) Năm 2025, Trường Đại học Giao thông Vận tải tuyển sinh 4.500 chỉ tiêu tại Hà Nội và 1.800 chỉ tiêu tại TP. Hồ Chí Minh; trường sử dụng 4 phương thức xét tuyển và 12 tổ hợp xét tuyển.

Giáo dục
Giáo viên đừng quá so đo khiến quyền lợi học tập của học sinh bị ảnh hưởng

Giáo viên đừng quá so đo khiến quyền lợi học tập của học sinh bị ảnh hưởng

(CLO) Thông tư về dạy thêm, học thêm mới có nhiều nội dung nhân văn, khi đi vào thực tiễn sẽ thay đổi bộ mặt giáo dục. Tuy nhiên, để thành hiện thực phải cần thời gian. Trong khi quyền lợi của học sinh là điều giáo viên cần hướng tới, tránh ảnh hưởng tới việc học tập thi cử của các em.

Giáo dục
Xét tuyển bằng học bạ vẫn được coi là 'mỏ vàng' để thu hút thí sinh ứng tuyển

Xét tuyển bằng học bạ vẫn được coi là 'mỏ vàng' để thu hút thí sinh ứng tuyển

(CLO) Phương thức xét tuyển bằng điểm tổng kết học bạ vẫn được nhiều trường sử dụng, trong đó nhiều trường có kết hợp với điểm tổng kết học bạ với chứng chỉ quốc tế nhằm nâng cao chất lượng tuyển sinh đầu vào.

Giáo dục
Biến động tuyển sinh tăng thêm nhiều cơ hội cho thí sinh lựa chọn ngành nghề

Biến động tuyển sinh tăng thêm nhiều cơ hội cho thí sinh lựa chọn ngành nghề

(CLO) Hiện nay, đã có nhiều trường đại học công bố dự kiến phương án tuyển sinh, có thể thấy về phương thức tuyển sinh nhiều trường đã có sự điều chỉnh để phù hợp với mục tiêu đào tạo của từng trường, bên cạnh đó nhiều trường mở ngành mới để thu hút thêm thí sinh theo học.

Giáo dục
Những thay đổi liên quan các kỳ thi riêng phục vụ tuyển sinh đại học trong năm 2025

Những thay đổi liên quan các kỳ thi riêng phục vụ tuyển sinh đại học trong năm 2025

(CLO) Năm 2025, các kỳ thi riêng tuyển sinh đại học tại Việt Nam có nhiều điểm mới nhằm phù hợp với Chương trình Giáo dục Phổ thông 2018.

Giáo dục
Đào tạo nhanh nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn - Cơ hội để Việt Nam bứt phá

Đào tạo nhanh nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn - Cơ hội để Việt Nam bứt phá

(NB&CL) Câu chuyện đào tạo nhanh nguồn nhân lực để phục vụ cho các ngành công nghiệp mới khi đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới đang trở thành chủ đề nóng của giáo dục đại học nước ta. Trong đó, việc thúc đẩy đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành công nghiệp bán dẫn đã là một nhu cầu cấp bách để Việt Nam có thể trở thành trung tâm nhân lực bán dẫn toàn cầu vào năm 2030 và trung tâm về công nghiệp bán dẫn và điện tử toàn cầu đến năm 2040.

Giáo dục