Thảo luận Dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi):

Giao UBND cấp tỉnh thẩm định sẽ nắm rõ mức độ tác động của dự án đến môi trường

Thứ bảy, 24/10/2020 16:33 PM - 0 Trả lời

(CLO) Việc giao UBND cấp tỉnh thẩm định sẽ nắm rõ mức độ tác động của dự án đến môi trường, kinh tế - xã hội tại địa phương và thống nhất với thẩm quyền, trách nhiệm quản lý xuyên suốt tại địa phương.

Đây là nội dung trong Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) do Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng đã trình bày trước kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV.

Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng .

Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng .

Một vấn đề được dư luận đặc biệt quan tâm đó là liên quan đến đánh giá tác động môi trường, giấy phép môi trường nằm trong dự thảo Luật.

Về phân loại dự án đầu tư có tác động đến môi trường

Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng cho biết: Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉnh sửa Dự thảo Luật để báo cáo Quốc hội theo 02 phương án, đồng thời các điều luật liên quan tương ứng cũng được chỉnh sửa theo.

Cụ thể, phương án 1 (Điều 29a): Theo Tờ trình số 252/TTr-CP của Chính phủ. Điều 29a đã quy định về phân loại dự án đầu tư thành 04 nhóm, gồm: (1) Dự án đầu tư phải thực hiện tác động đến môi trường và phải có giấy phép môi trường; (2) Dự án đầu tư chỉ phải thực hiện tác động đến môi trường và không phải có GPMT; (3) Dự án đầu tư không phải thực hiện tác động đến môi trường nhưng phải có giấy phép môi trường; (4) Dự án không phải thực hiện tác động đến môi trường và không phải có giấy phép môi trường. Tiêu chí cụ thể xác định từng loại đối tượng này được quy định tại Điều 31a (đối tượng phải thực hiện tác động đến môi trường) và Điều 40a (đối tượng phải có giấy phép môi trường).

Ông Phan Xuân Dũng cho biết: "Phương án này có ưu điểm là thuận tiện trong việc tra cứu đối tượng dự án tương ứng với các thủ tục môi trường phải thực hiện. Tuy nhiên, có nhược điểm là không áp dụng được các tiêu chí môi trường xuyên suốt để quản lý môi trường trong các dự án đầu tư; không bảo đảm linh hoạt trong việc điều chỉnh danh mục đối tượng phải thực hiện tác động đến môi trường, giấy phép môi trường".

Đối với phương án 2 (Điều 29b): Quy định rõ tiêu chí phân loại dự án theo mức độ tác động đến môi trường. Đồng thời, dự án đầu tư được phân thành 4 nhóm gồm: có nguy cơ tác động xấu đến môi trường mức độ cao, có nguy cơ, ít có nguy cơ và không có nguy cơ tác động xấu đến môi trường.

Theo phương án này, giao Chính phủ căn cứ quy định của khoản 1, khoản 2 Điều này để quy định tiêu chí cụ thể và ban hành danh mục dự án thuộc các nhóm I, II và III.

"Quy định này có ưu điểm là sử dụng thống nhất, xuyên suốt các tiêu chí môi trường trong xác định đối tượng phải đánh giá sơ bộ tác động môi trường; đánh giá tác động môi trường; giấy phép môi trường, đăng ký môi trường", Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội trình bày.

Quy định đối tượng phải đánh giá sơ bộ tác động môi trường cho phù hợp với với Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP), Luật Xây dựng.

Về nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội trình bày trước Quốc hội 2 phương án theo Dự thảo Luật:

Về phương án 1 (theo Tờ trình số 252/TTr-CP của Chính phủ đã được chỉnh lý bổ sung): Như thể hiện tại Điều 30a của Dự thảo Luật, theo đó tất cả các dự án đầu tư phải có chủ trương đầu tư đều là đối tượng phải đánh giá sơ bộ tác động môi trường.

Phương án này có ưu điểm là: đối tượng dự án phải đánh giá sơ bộ tác động môi trường thống nhất với các luật về đầu tư và xây dựng.

Tuy nhiên, hạn chế của phương án là sẽ bỏ sót nhiều dự án đầu tư có nguồn vốn từ tư nhân mà không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư (theo quy định của Luật Đầu tư) nhưng lại có tác động lớn đến môi trường. Nhiều dự án đầu tư công, dự án PPP hoặc dự án đầu tư thuộc nguồn vốn tư nhân chỉ tác động rất ít tới môi trường khi triển khai thực hiện nhưng vẫn phải thực hiện đánh giá sơ bộ tác động môi trường gây tốn kém, lãng phí.

Đối với phương án 2 (Tiếp thu để phù hợp với phân loại dự án theo tiêu chí về môi trường quy định tại Điều 29b Dự thảo Luật), ông Phan Xuân Dũng cho biết: Như được thể hiện tại Điều 30b chỉ các dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường ở mức độ cao (Nhóm I) mới phải đánh giá sơ bộ tác động môi trường.

Theo đó, ưu điểm của phương án là: Giảm thủ tục hành chính cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án thuộc đối tượng phải quyết định, chấp thuận chủ trương đầu tư nhưng không thuộc nhóm dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường ở mức độ cao. Đối với các dự án đầu tư công, dự án PPP hoặc dự án đầu tư có nguồn vốn tư nhân không có tác động xấu đến môi trường, nhà đầu tư sẽ không phải đánh giá sơ bộ tác động môi trường.

Bên cạnh đó, sẽ không bỏ sót đối tượng là các dự án đầu tư có nguồn vốn tư nhân không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư nhưng lại có nguy cơ tác động xấu đến môi trường ở mức độ cao.

Cùng với đó, nhà đầu tư tránh được lãng phí về tài chính, thời gian trong trường hợp dự án không đáp ứng được yêu cầu về bảo vệ môi trường ở ngay giai đoạn này.

Hạn chế của phương án 2 là chỉ đánh giá sơ bộ tác động môi trường đối với nhóm I: Nhóm có nguy cơ tác động xấu đến môi trường; còn các nhóm khác không được đánh giá sơ bộ tác động môi trường có thể để sót, để lọt các dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường không nên đầu tư, không cho phép đầu tư ngay từ khâu nghiên cứu tiền khả thi. Nếu tiếp tục thực hiện nghiên cứu khả thi sẽ gây tốn kém, lãng phí.

Do đó, tăng cường công tác bảo vệ môi trường, làm sớm ngay từ lúc nghiên cứu tiền khả thi là cần thiết.

Về đối tượng dự án phải thực hiện đánh giá sơ bộ tác động môi trường bảo đảm tính thống nhất với Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP), nhưng có thu hẹp hơn so với Luật Đầu tư công. Để bảo đảm tính thống nhất, Dự thảo Luật đã bổ sung quy định thực hiện đánh giá sơ bộ tác động môi trường như tại khoản 3 Điều 175.

Quang cảnh phiên thảo luận sáng nay (24/10).

Quang cảnh phiên thảo luận sáng nay (24/10).

Về đánh giá tác động môi trường

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng cho biết, dự thảo Luật đã tiếp thu, chỉnh lý quy định đối tượng phải thực hiện tác động môi trường ở cả 2 phương án (Điều 31a, Điều 31b); chỉnh lý yêu cầu về nhân lực, điều kiện cơ sở vật chất đối với tổ chức hoặc chủ dự án tự thực hiện tác động môi trường; quy định chủ dự án được trình đồng thời hồ sơ thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường với hồ sơ thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi cho thống nhất với Luật Xây dựng (khoản 2 Điều 35); bổ sung điều kiện, trình độ của chuyên gia thành viên hội đồng thẩm định tác động môi trường (điểm b khoản 3 Điều 35); trách nhiệm của thành viên của Hội đồng thẩm định trước pháp luật về ý kiến nhận xét, đánh giá của mình (điểm đ khoản 3 Điều 35).

Về thẩm quyền thẩm định báo cáo tác động môi trường

Báo cáo về nội dung này, ông Phan Xuân Dũng cho biết, dự thảo Luật trình các vị đại biểu Quốc hội gồm 2 phương án (Điều 36 dự thảo Luật), cụ thể như sau: Phương án 1: Theo Tờ trình số 252/TTr-CP của Chính phủ là giao Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành chủ trì, phối hợp với UBND cấp tỉnh tổ chức thẩm định báo cáo tác động môi trường đối với dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư của mình nhằm phát huy vai trò, năng lực, nguồn lực của các Bộ chuyên ngành, thuận lợi cho việc thực hiện thủ tục hành chính liên thông.

Tuy nhiên, về phương án 2 thì theo ý kiến của nhiều Đoàn Đại biểu Quốc hội là giao cho UBND cấp tỉnh phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang bộ thẩm định các dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư của các Bộ, cơ quan ngang bộ (trừ Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an) trên địa bàn.

Việc giao UBND cấp tỉnh thẩm định sẽ nắm rõ mức độ tác động của dự án đến môi trường, kinh tế - xã hội tại địa phương và thống nhất với thẩm quyền, trách nhiệm quản lý xuyên suốt tại địa phương từ thẩm định kết quả báo cáo ĐTM, cấp giấy phép môi trường, kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường của dự án, cơ sở. 

Quốc Trần

Tin khác

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để ông Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để ông Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ

(CLO) Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để ông Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ: Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Tin tức
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dịp 49 năm thống nhất đất nước

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dịp 49 năm thống nhất đất nước

(CLO) Sáng 26/4, nhân kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ trên đường Bắc Sơn.

Tin tức
Phát triển hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu tại các tuyến đường mới, các khu đô thị

Phát triển hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu tại các tuyến đường mới, các khu đô thị

(CLO) Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chú trọng phát triển hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu tại các tuyến đường mới, các khu đô thị theo hướng văn minh, hiện đại, quy mô lớn, có lộ trình phù hợp giảm số cửa hàng xăng dầu quy mô nhỏ lẻ, không hiệu quả.

Tin tức
Các nguồn điện năng lượng tái tạo sản xuất năng lượng mới được ưu tiên phát triển không giới hạn

Các nguồn điện năng lượng tái tạo sản xuất năng lượng mới được ưu tiên phát triển không giới hạn

(CLO) Các nguồn điện năng lượng tái tạo sản xuất năng lượng mới phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu được ưu tiên/cho phép phát triển không giới hạn trên cơ sở bảo đảm an ninh quốc phòng, an ninh năng lượng và mang lại hiệu quả kinh tế cao, trở thành một ngành kinh tế mới của đất nước.

Tin tức
Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giải quyết dứt điểm tranh chấp, lấn chiếm đất lâm nghiệp

Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giải quyết dứt điểm tranh chấp, lấn chiếm đất lâm nghiệp

(CLO) Phó Thủ tướng Lê Minh Khái giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo, hướng dẫn đôn đốc để hoàn thành việc rà soát, đo đạc, cắm mốc, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giải quyết dứt điểm tranh chấp, lấn chiếm, sử dụng đất không đúng mục đích…

Tin tức