(CLO) Trong khi biến thể Omicron tiếp tục lây lan mạnh và đã xuất hiện ở trên 50 nước thì giới khoa học trên thế giới vẫn chưa tìm ra câu trả lời về nguồn gốc của biến thể nguy hiểm này.
Theo trang thống kê worldometer.info, tính đến 6 giờ ngày 8/12 (giờ Việt Nam), toàn thế giới đã ghi nhận tổng cộng 269.946.913 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 5.317.147 ca tử vong.
Số ca bệnh mới phát sinh trong 24 giờ qua là 478.457 và 5.252 ca tử vong mới. Số bệnh nhân bình phục đạt 242.693.425 người, 21.936.341 bệnh nhân đang được điều trị tích cực và 88.811 ca nguy kịch.
Trong 24 giờ qua, Anh dẫn đầu thế giới về ca nhiễm mới với 54.073 ca; Pháp đứng thứ hai với 53.720 ca; tiếp theo là Mỹ với 46.505 ca. Nước Nga tiếp tục đứng đầu về số ca tử vong mới, với 1.171 người chết trong ngày; tiếp theo là Ba Lan 486 ca và Mỹ 422 ca.
Một người dân châu Phi đang được tiêm ngừa COVID-19. Ảnh: WHO
Trong khi giới chức y tế trên toàn cầu đang nỗ lực kiểm soát, ngăn chặn biến thể có khả năng lây lan mạnh và đã xuất hiện ở trên 50 nước, 6 châu lục, các nhà khoa học vẫn bế tắc trong việc xác định chính xác nguồn gốc của Omicron.
Thông tin về biến thể mới với nhiều đột biến lần đầu tiên được công bố vào cuối tháng 11, sau khi kết quả giải trình tự gen được đưa lên mạng cơ sở dữ liệu toàn cầu. Sự xuất hiện của biến thể Omicron được truy nguyên theo ba hướng khác nhau: Những sinh viên đại học ở thủ đô Pretoria (Nam Phi), một nhân viên phái bộ ngoại giao đóng tại Botswana và một khách du lịch Nam Phi nhập cảnh, cách ly trong khách sạn ở Hong Kong.
Theo một số nhà khoa học, đặc tính tiến hóa của Omicron có điểm tương đồng với các chủng virus đã phát tán trong hơn một năm trước, chứ không giống với các chủng gần đây như Beta hay Delta. “Dường như Omicron đã ẩn náu suốt một năm”, Sarah Otto, Giáo sư chuyên ngành sinh học tiến hóa tại Đại học Columbia (Mỹ), nhìn nhận.
Nỗ lực nhằm giải thích Omicron xuất hiện từ đâu và theo cách thức nào đã dẫn đến nhiều giả thuyết, trong đó có ý kiến cho rằng chủng này phát triển ở một người bị suy giảm miễn dịch mang đặc tính lây nhiễm kinh niên. Kế đến là luồng quan điểm cho rằng có thể có thể xuất phát từ yếu tố di truyền đến từ việc sử dụng thuốc kháng COVID-19, sau đó gây nhiễm vào quần thể động vật, virus đột biến và quay trở lại nhiễm sang người.
Richard Lessells, chuyên gia bệnh truyền nhiễm tại Đại học KwaZulu-Natal ở Durban (Nam Phi) lý giải, do Nam Phi phải đối diện với sóng lây nhiễm Omicron đầu tiên, nên nhiều khả năng biến thể này có nguồn gốc từ một vùng nào đó trong khu vực.
Một nhóm nghiên cứu của Nam Phi mà Lessells là thành viên đã phát hiện ra một bệnh nhân nhiễm HIV không được chữa trị hồi cuối năm ngoái và nhiễm COVID-19 trong 6 tháng, làm gia tăng số đột biến ảnh hưởng tới protein gai (spike protein) - cấu trúc trong virus tập trung phần lớn các đột biến của Omicron. Một nghiên cứu tại Anh cũng phát hiện ra một quy trình tương tự, ở một bệnh nhân mắc bệnh ung thư máu.
Lessells giải thích phản ứng miễn dịch của bệnh nhân HIV không được điều trị là quá yếu để thắng được virus, nhưng lại đủ mạnh để tránh tử vong, nhờ đó thúc đẩy tiến trình tiến hóa. Đó chính là giai đoạn cho phép SARS-CoV-2 đột biến mà không xác định được, bởi nhiều trong số người bệnh này là bệnh nhân không triệu chứng và vì thế họ không được xét nghiệm. Cách thức tiến hóa này rất hiếm, nhưng nó là một nguyên nhân khả quan giải thích sự xuất hiện của Omicron.
Theo Chương trình phối hợp của Liên hợp quốc về HIV/AIDS (UNAID), hơn một nửa trong tổng số 37,7 triệu người nhiễm HIV trên thế giới tập trung ở miền đông và nam châu Phi. Riêng tại Nam Phi, có khoảng 1,9 triệu người nhiễm HIV diện không được phát hiện, không được điều trị hoặc chỉ kiểm soát lỏng lẻo.
Theo Jonathan Li, giám đốc phòng thí nghiệm virus đặc biệt ở Boston (Mỹ), chính sự hội tụ của các yếu tố như số ca nhiễm cao, tỷ lệ tiêm vaccine thấp, cùng với khủng hoảng HIV kéo dài nhiều thập kỷ qua rất có thể sẽ làm tăng nguy cơ đối với nhóm đối tượng có hệ miễn dịch kém, khiến số này trở thành người mang “lồng ấp” biến chủng của virus.
William Haseltine, một chuyên gia virus, đưa ra một giả thuyết khác lý giải Omicron xuất hiện ở miền nam châu Phi. Ông cho rằng đột biến của Omicron có thể là do thuốc kháng virus COVID-19 của hãng Merck tạo ra. Chuyên gia này lưu ý Nam Phi là một trong những địa điểm để thử nghiệm lâm sàng cho thuốc Molnupiravir, bắt đầu từ tháng 10/2020. Giả thuyết này của Haseltine ngay lập tức bị Merck bác bỏ, cho rằng “không có bất kỳ căn cứ khoa học nào”.
Omicron nhiều khả năng đã lây lan không bị phát hiện trong một thời gian ở một khu vực không thuộc diện tiếp cận kiểm soát giải trình tự gen. Ảnh minh họa
Cho đến nay, hơn 1.300 mẫu giải trình tự gen về các ca nhiễm Omicron đã được đưa lên mạng cơ sở dữ liệu toàn cầu Gisaid. Các nhà nghiên cứu cũng bắt tay vào việc lắp ghép các manh mối về nguồn gốc Omicron. Stuart Ray - Giáo sư y khoa tại Đại học Johns Hopkins cho biết kết quả trình tự gen cho thấy Omicron nhiều khả năng đã lây lan không bị phát hiện trong một thời gian ở một khu vực không thuộc diện tiếp cận kiểm soát giải trình tự gen.
Giáo sư Ray cũng nhận định giả thuyết đột biến xuất hiện ở động vật trước khi lây nhiễm ngược trở lại người không phải hoàn toàn không có, nhưng rất hiếm xảy ra. Bởi khi nhìn vào cách thức dịch chuyển virus từ người sang vật, virus tích tụ đột biến theo hướng thích hợp với vật chủ chứ không phải là cơ thể người.
(CLO) Hội đàm với Phó Thủ tướng Uzbekistan Jamshid Khodjaev, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị hai bên cần tiếp tục khai thác tiềm năng và dư địa, nỗ lực đưa quan hệ song phương lên tầm cao mới, phù hợp với lợi ích và nguyện vọng của nhân dân hai nước và vì hòa bình, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.
(CLO) Ngày 7/4, bên lề Hội nghị Đầu tư thường niên (AIM) lần thứ 14 tại Abu Dhabi, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng đã tiếp bà Nan Li Collins, Giám đốc Ban Đầu tư và doanh nghiệp, Cơ quan về Phát triển và Thương mại của Liên Hợp Quốc (UNCTAD) và Tiến sĩ Samir Hamrouni, Giám đốc điều hành Tổ chức các Khu tự do thế giới (World Free Zones Organization - WFZO).
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn, ngày 8/4, TP HCM và khu vực Nam Bộ tiếp tục xuất hiện nắng nóng với nhiệt độ cao nhất 35-36 độ, có nơi trên 36 độ. Thời gian nắng nóng trong ngày kéo dài 12–15 giờ, dự báo nắng nóng có khả năng duy trì đến khoảng ngày 10/4.
(CLO) Nga tuyên bố sẵn sàng làm mọi cách có thể để giúp hạ nhiệt căng thẳng giữa Mỹ và Iran liên quan đến chương trình hạt nhân của Tehran, trong bối cảnh Mỹ gây áp lực buộc Iran phải ký thỏa thuận hạt nhân, nếu không sẽ đối mặt nguy cơ bị tấn công quân sự.
(CLO) Chiều 7/4, theo Phòng Cảnh sát giao thông - Công an TP Hà Nội, trong 3 ngày nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, an toàn giao thông được bảo đảm, không xảy ra ùn tắc kéo dài.
(CLO) Hội Nhà báo Palestine cho biết số lượng nhân viên truyền thông thiệt mạng trong các cuộc tấn công của Israel vào Gaza kể từ tháng 10/2023 đã tăng lên 210 sau vụ giết hại nhà báo Helmi al-Faqawi.
(CLO) Khoảng 17.980 học sinh tại thành phố Duisburg, miền tây nước Đức đã buộc phải nghỉ học vào ngày 7/4 sau khi một loạt thư nặc danh với nội dung đe dọa cực đoan được gửi đến nhiều trường học trong khu vực.
(CLO) Lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) - Công an TP.Hà Nội đã triển khai mô hình “Vành đai an toàn đường sắt” nhằm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trước thực trạng người dân và du khách tập trung check-in tại khu vực cà phê đường tàu.
(CLO) Mặc dù chính quyền địa phương đã “tuýt còi”, nhiều lần yêu cầu chủ cơ sở tháo dỡ công trình sai phạm, tuy nhiên cá nhân này vẫn ngó lơ không thực hiện. Mới đây, UBND xã Hải Yang, huyện Đăk Đoa (Gia Lai) đã có kế hoạch tổ chức cưỡng chế, phá dỡ toàn bộ công trình sai phạm.
(CLO) Nghị quyết 171 của Quốc hội và Nghị định 175 của Chính phủ đã bổ sung đầy đủ các phương thức tiếp cận, sử dụng đất để thực hiện dự án nhà ở thương mại, những quy định này tại Luật Đất đai 2024 chưa quy định rõ.
(CLO) Tập đoàn Đèo Cả vừa có văn bản gửi Bộ Xây dựng đề xuất đầu tư nâng cấp Quốc lộ 18 đoạn Nội Bài - Bắc Ninh lên cao tốc 6 làn xe theo hình thức PPP.
(CLO) Người dân Hà Nội rộn ràng đón kỳ nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch) bằng những khoảnh khắc đáng nhớ. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương không chỉ là dịp nghỉ ngơi, mà còn là thời khắc để bên cạnh người thân, vun đắp tình yêu trong mỗi mái ấm, để từ đó dệt nên sợi dây bền chặt, gắn kết trọn vẹn cả dân tộc Việt Nam.
(CLO) UBND phường Quang Trung vừa đăng tải thông báo mời thầu cho gói thầu cho gói thầu xây lắp, thuộc dự án xây dựng Trường THCS Quang Trung (phường Quang Trung, TP Vinh, tỉnh Nghệ An).
(CLO) Theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ, Sở này đã đón tiếp, cấp thẻ, hỗ trợ tác nghiệp cho 230 phóng viên thuộc 57 cơ quan báo chí của Trung ương và địa phương trong dịp Lễ hội Đền Hùng - Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm 2025.
(CLO) Đại úy Lê Ngọc Anh, Phó Trưởng Công an xã Yên Hồ, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh là một trong những người chiến sĩ công an điển hình, luôn tận tâm, hết lòng vì công tác bảo vệ an ninh trật tự và chăm lo đời sống của nhân dân. Với sự dũng cảm, nhiệt huyết và tận tụy trong công việc, anh đã trở thành một tấm gương sáng trong lực lượng Công an Nhân dân Việt Nam.
(CLO) Vinmec Times City đã giúp một phụ nữ hiếm muộn đón con đầu lòng sau nhiều năm mong mỏi và 3 lần chuyển phôi thất bại. “Mục tiêu của Vinmec không chỉ là giúp các cặp vợ chồng mang thai, mà còn phải đưa em bé IVF khỏe mạnh về nhà”, TS.BS Tô Minh Hương, người trực tiếp điều trị ca IVF khó, chia sẻ.
(CLO) Sở Y tế tỉnh Gia Lai vừa có văn bản yêu cầu Trung tâm y tế huyện Chư Sê phối hợp với cơ quan Công an điều tra vụ việc người nhà bệnh nhân tấn công bác sĩ ngay tại phòng bệnh.
(CLO) Một người nhà của bệnh nhân đang điều trị tại Trung tâm y tế huyện Chư Sê (Gia Lai) cho rằng bác sĩ khám bệnh ngứa mắt, sau đó tấn công bác sĩ này. Khi điều dưỡng hỏi tại sao đánh bác sĩ thì người này nói “tao thích thì tao đánh và tiếp tục đe dọa bác sĩ”.
Vào ngày 31/3-1/4, hội nghị quốc tế ENT Masterclass® được diễn ra tại BVĐK Hồng Ngọc, đánh dấu lần đầu tiên tổ chức đào tạo bác sĩ tai mũi họng hàng đầu thế giới - ENT Masterclass® đến Việt Nam. Sự kiện đã mang đến những cập nhật y khoa, đồng thời tạo cầu nối giữa các chuyên gia trong và ngoài nước.
(CLO) Sở Y tế TP HCM đã chỉ đạo về công tác chuẩn bị nguồn nhân lực y tế để triển khai hiệu quả các hoạt động khám bệnh, chữa bệnh ngay khi cơ sở mới của Bệnh viện Đa khoa Khu vực Hóc Môn hoạt động.
"Cứ nghĩ mình sẽ phải sống chung với tiểu đường cả đời trong lo âu, nhưng không ngờ tôi đã tìm ra giải pháp giúp đường huyết ổn định, cơ thể khỏe mạnh hơn!" – Chú Huỳnh (63 tuổi, Sơn Dương, Tuyên Quang) chia sẻ với ánh mắt đầy sự phấn khởi.
(CLO) Theo báo cáo, từ đầu năm đến nay toàn thành phố ghi nhận 1275 trường hợp mắc sởi tại tất cả 30 quận/huyện/thị xã, 328 xã/phường/thị trấn (1 trường hợp tử vong).