(CLO) “Đất nước Việt là một dân tộc tuy nhỏ, ít người, đất hẹp nhưng ý chí quật cường có thể xem là số một” - Đó là lý do Nhà nghiên cứu 100 tuổi Nguyễn Đình Tư dành cả đời cho đam mê sử Việt.
Ngày 20/9/2020, tại Đường sách TP.HCM, Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư đã có buổi chia sẻ bí quyết tự học cùng sách, tình yêu sử Việt cùng các độc giả trẻ tuổi ngày nay thông qua bộ tiểu thuyết lịch sử Loạn 12 sứ quân.
Ngấp nghé tuổi 100 nhưng nhờ thói quen đọc sách, sưu tầm soạn thảo tư liệu, thể dục đều đặn, sinh hoạt hợp lý nên Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư vẫn giữ được tinh thần minh mẫn và trí nhớ tốt.
Ngấp nghé ở tuổi 100, có thể nói Loạn 12 sứ quân là bộ tiểu thuyết lịch sử duy nhất trong sự nghiệp sáng tác của Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư, sau một đời đam mê sử Việt bởi một lý do: “Đất nước Việt là một dân tộc tuy nhỏ, ít người, đất hẹp nhưng ý chí quật cường có thể xem là số một”.
Trước đó, ông viết về thể loại địa chí. Dự định đang ấp ủ đành phải gác lại vì thời cuộc. Trước ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, ông chưa thực hiện được ý định đó, vì còn bận viết bộ sách địa phương chí dưới nhan đề Giang sơn Việt Nam đã xuất bản được 3 tập: Non nước Phú Yên, Non nước Khánh Hòa, Non nước Ninh Thuận. Công việc biên khảo ấy đang tiến hành dở dang thì thời cuộc thay đổi, ông không còn đủ điều kiện tiếp tục được nữa.
Khoảng giữa năm 1978, do điều kiện kinh tế gia đình eo hẹp, ông ra ngoài sửa xe đạp mưu sinh ở tuổi 60, với nghề “mới” này, ông tranh thủ những lúc không có khách đến sửa xe, đem cái dự định trước kia ra thực hiện. Ông lại lặn ngụp trong những tài liệu chính sử và lần theo dấu khuyết sử trong những sách sử ông từng đọc còn ghi chép rất đơn sơ, khiếm khuyết, ít tài liệu. Giữa lúc thời buổi khó khăn mưu sinh, không còn thời gian đi trung tâm lưu trữ hay thư viện nữa. Trong khi hầu hết sách cũ tư liệu cũng đã bán đi lấy tiền mua gạo sống qua ngày.
Ngày cuối tuần may mắn của giới trẻ Sài Gòn được lĩnh hội tình yêu sử Việt từ Nhà nghiên cứu 100 tuổi
“Chỉ có cách ngồi nhớ và hệ thống lại những tư liệu trong suốt bao nhiêu năm thu thập trong trí nhớ, những quyển sách đã đọc như: Đại Việt sử ký toàn thư, Việt sử tân biên, những bài báo, sách vở… và ghi chép lại được. Tôi bèn moi lại trong trí nhớ những gì đọc được, đã xem được, đã nghe được để dùng làm sườn mà dựng nên bộ truyện này. Điểm khó khăn khi tái hiện lại chính là lối dùng ngôn ngữ đúng ngữ cảnh thời xưa nhưng vẫn phải dễ hiểu và thuyết phục người đọc thời nay. Bởi sách lịch sử thường khô khan nên các bạn thanh niên ít ham đọc. Tôi nghĩ có thể viết sách thêm phần chi tiết nhiều hơn, thêm phần văn nghệ hóa để sách thu hút bạn đọc tiếp cận với sách sử hơn” - Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư nhớ lại.
Vậy là tác phẩm Loạn 12 sứ quân được viết trên hộc đồ nghề sửa xe đạp của Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư vào thời điểm đó. Nhà nghiên cứu nói thêm: “Loạn 12 sứ quân là một giai đoạn lịch sử xảy ra cách nay trên một nghìn năm, lại vào thời gian khuyết sử, cho nên khi viết, tôi đã phải cố gắng hết sức để lựa chọn những từ, những chữ thật mộc mạc cho hợp với ngôn ngữ đương thời”. Ngoài tính chất lịch sử thì những yếu tố văn hóa, hội hè, phong tục của các địa phương nơi 12 sứ quân cát cứ cũng được ông lồng ghép vào tác phẩm sinh động và hấp dẫn hơn.
Loạn 12 sứ quân là bộ tiểu thuyết dã sử dựa trên một số sự kiện lịch sử đầu thế kỷ X, khi Ngô Quyền xưng vương, lập nền tự chủ đầu tiên cho nước nhà. Loạn 12 sứ quân bắt đầu xảy ra khi Ngô Quyền băng hà (năm 944), Dương Tam Kha cướp ngôi vua của cháu gọi bằng cậu ruột là Ngô Xương Ngập, triều đình nổi loạn, các thế lực khắp nơi nổi dậy cát cứ. Trong triều xảy ra nhiều biến loạn, xung đột, tranh chấp làm cho chính quyền Trung ương suy yếu.
Độc giả Ngô Kim Hải (Sinh viên Ngữ Văn - Trường Đại học Sài Gòn) đặt câu hỏi giao lưu với Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư
Sau Ngô Xương Văn con thứ Ngô Quyền lật đổ Dương Tam Kha, đón anh ruột về cùng trị quốc, anh mất, ông ở ngôi đến năm 965 thì mất, triều đình đại loạn, nhà Ngô suy yếu, con là Xương Xí tự thấy không thể đứng đầu một nước, nên lui về Bình Kiều tự lập làm một sứ quân. Sứ quân Trần Lãm nhận động trưởng Đinh Bộ Lĩnh làm con nuôi.
Đinh Bộ Lĩnh nối nghiệp nghĩa phụ, hợp lực cả hai nơi trở thành một sứ quân hùng mạnh nhất. Trần Lãm chết, ông trở thành người cầm đầu một lực lượng vũ trang hùng mạnh, lần lượt đánh bại cái sứ quân khác. Khi nhà Ngô suy yếu, ông bắt đầu đánh dẹp các sứ quân còn lại thống nhất nước nhà, lập nên nhà Đinh. Loạn 12 sứ quân được dập tắt, đất nước được thống nhất. Đây là thắng lợi của xu hướng thống nhất quốc gia, thắng lợi của tinh thần dân tộc và ý chí độc lập mạnh mẽ của nhân dân.
Lãnh địa của mỗi sứ quân bằng khoảng một vài huyện ngày nay, các sứ quân xây thành đắp lũy thôn tính lẫn nhau gây ra biết bao đau khổ cho nhân dân, đi ngược lại nguyện vọng hòa bình thống nhất của dân tộc, nền độc lập vừa mới giành được đứng trước nguy cơ hiểm nghèo. Do đó, yêu cầu sống còn của cả dân tộc là phải giữ vững khối đoàn kết toàn dân, đòi hỏi phải chấm dứt cuộc nổi loạn của mười hai sứ quân, khôi phục quốc gia thống nhất. Người anh hùng dân tộc giương cao ngọn cờ thống nhất quốc gia và hoàn thành sứ mệnh thiêng liêng trước lịch sử là Đinh Bộ Lĩnh. Thông qua bộ tiểu thuyết, Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư khắc họa rõ nét hơn về anh hùng Đinh Bộ Lĩnh - một hiền tài thông minh cương nghị có chí lớn.
Độc giả ở nhiều lứa tuổi chụp hình lưu niệm cùng Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư tại đường sách TP.HCM.
Loạn 12 sứ quân được xuất bản lần đầu vào năm 1990 do NXB Đồng Nai thực hiện với 6 tập riêng lẻ. Sau 30 năm, tác giả Nguyễn Đình Tư bước vào tuổi 99, NXB Văn hóa – Văn nghệ TP.HCM tiến hành thực hiện tái bản lại bộ sách này sau nhiều năm và tổ chức biện soạn, hiệu đính chỉnh sửa hoàn thiện lại với định dạng 6 tập gom lại trong 3 quyển gồm tập 1 và 2: Mộng bá tranh hùng - Vọng nguyệt đài; tập 3 và 4: Hoa Lư anh hùng tụ nghĩa - Khói lửa kinh kỳ; tập 5 và 6: Mưu chước thiền sư - Vạn Thắng Vương.
Tại buổi giao lưu, độc giả còn được nghe câu chuyện về cậu học trò Nguyễn Đình Tư và hành trang đi học gian nan, gập ghềnh, ngắt quãng. Càng khó khăn bao nhiêu, cậu học trò càng bền chí lấy sự học làm mục đính chính của cuộc đời, dù được đến trường hay tự học. Tình yêu sử Việt với NNC Nguyễn Đình Tư có từ lúc mới học tiểu học, là những quyển sách được đọc từ anh trai, những nhân vật lịch sử nổi trội nước Việt, tự hào về lịch sử của một dân tộc kiên cường.
Bản thân là người trải qua bao giai đoạn thăng trầm lịch sử, tình yêu với sử Việt, ham đọc sách luôn được ông nuôi dưỡng theo năm tháng, lấy đó làm sở thích và công việc sưu tầm - sáng tác đến nay.
Qua những chia sẻ của Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư, có thể nói độc giả trẻ tuổi TP.HCM đã may mắn có được một cơ hội hiếm hoi để tiếp thu được những bí quyết tự học cùng sách, tình yêu sử Việt. Mà còn lĩnh hội được thói quen đọc sách, sưu tầm soạn thảo tư liệu, thể dục đều đặn, sinh hoạt hằng ngày hợp lý để rèn luyện tinh thần minh mẫn và trí nhớ tốt từ nhà nghiên cứu bước vào độ tuổi 99 này.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư sinh năm 1922, tại xã Thanh Chi, huyện Thanh Chương, Nghệ An. Ông từng là cộng tác viên của Báo Độc Lập, làm việc tại Ty điền địa ở Phú Yên, tham gia viết bài về Phú Yên cho các tạp chí Bách Khoa, Phổ Thông. Năm 1969 làm việc tại Nha Điền địa (Bộ Canh nông) đến ngày miền Nam được giải phóng.
Là Ủy viên thường trực Hội đồng đặt và đổi tên đường TP.HCM từ năm 1996. Tham gia biên soạn nhiều công trình nghiên cứu về lịch sử Sài Gòn – TP.HCM, từ điển địa danh và địa chí các tỉnh.
(CLO) Malaysia và nhiều nước trong khu vực hoan nghênh và đánh giá cao Tổng Bí thư Tô Lâm có cuộc điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, đồng thời bày tỏ nhất trí và ủng hộ cách tiếp cận của Việt Nam trong vấn đề này.
(CLO) Trong một căn phòng sang trọng ở quận Gangnam, Seoul, những đứa trẻ mới 4 tuổi đang cặm cụi viết những bài luận tiếng Anh gồm 5 đoạn trong vòng 15 phút.
(CLO) Ngày 6/4, Triều Tiên lần đầu tiên tổ chức lại Giải Marathon Quốc tế Bình Nhưỡng sau 6 năm gián đoạn, với sự góp mặt của khoảng 200 vận động viên nước ngoài.
(CLO) Một chiếc trực thăng chữa cháy đã rơi vào chiều 6/4 khi đang tham gia khống chế cháy rừng ở thành phố Daegu, phía đông nam Hàn Quốc, khiến phi công điều khiển thiệt mạng.
(CLO) Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn cho rằng quyết định áp thuế đối ứng với hàng hóa Việt Nam ở mức 46% của Hoa Kỳ là không phù hợp với thực tế hợp tác kinh tế - thương mại song phương và không phản ánh đúng tinh thần quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ, ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ kinh tế, thương mại đang phát triển tốt đẹp giữa hai nước.
(CLO) Chiều 6/4/2025, tại Hà Nội đã diễn ra buổi họp báo công bố cuộc thi Hoa hậu Biển Đảo Việt Nam 2025, đánh dấu sự trở lại đầy ấn tượng sau thành công của mùa giải đầu tiên vào năm 2022.
(CLO) Hơn 2 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam tháng 3 này đã giúp nâng tổng lượng khách trong quý I/2025 của cả nước đạt trên 6 triệu lượt, cao nhất từ trước đến nay (tăng 29,6% so với quý I/2024).
(CLO) Ngày 6/4, đoàn lãnh đạo, đại biểu, nghệ nhân dân gian thành phố Việt Trì và huyện Yên Lập là hai địa phương có đội thi đoạt giải Nhất Hội thi “Gói, nấu bánh chưng và giã bánh giầy” năm 2024 tổ chức dâng 18 cặp bánh chưng, bánh giầy lên các Vua Hùng.
(CLO) Nhiều xe máy chạy ngược chiều trên cầu vượt 550 (Bình Dương) bất chấp ô tô đang lưu thông. Vụ việc khiến các tài xế bức xúc, dùng điện thoại quay lại và đề nghị cơ quan chức năng xử lý nghiêm.
(CLO) Sau 3 ngày công chiếu, bộ phim “Địa đạo” của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên với sự góp mặt của diễn viên Thái Hoà đang dẫn đầu phòng vé Việt với doanh thu 50 tỷ đồng.
(CLO) Dính “lùm xùm” vụ kẹo rau khiến Hoa hậu Nguyễn Thúc Thuỳ Tiên bị tạm hoãn xuất cảnh, sự việc đang gây xôn xao dư luận Thái Lan – nơi cô đăng quang Miss Grand International 2021.
(CLO) Hùng Vương – biểu tượng quốc tổ của dân tộc Việt Nam, được xem là vị vua đầu tiên lập nên nhà nước Văn Lang – vương triều huyền thoại mở đầu cho lịch sử dân tộc.
(CLO) Trong năm 2025, Quảng Ninh sẽ mở thông tuyến du lịch từ vịnh Hạ Long sang vịnh Lan Hạ, góp phần gia tăng trải nghiệm, góp phần thu hút thêm khoảng 500.000 lượt khách trong năm nay.
(CLO) Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ra tuyên bố chấn động vào ngày 5/4: hủy bỏ toàn bộ thị thực hiện có và ngừng cấp mới cho công dân Nam Sudan.
(CLO) Ngày 6/4, đoàn lãnh đạo, đại biểu, nghệ nhân dân gian thành phố Việt Trì và huyện Yên Lập là hai địa phương có đội thi đoạt giải Nhất Hội thi “Gói, nấu bánh chưng và giã bánh giầy” năm 2024 tổ chức dâng 18 cặp bánh chưng, bánh giầy lên các Vua Hùng.
(CLO) Hùng Vương – biểu tượng quốc tổ của dân tộc Việt Nam, được xem là vị vua đầu tiên lập nên nhà nước Văn Lang – vương triều huyền thoại mở đầu cho lịch sử dân tộc.
(CLO) Sáng ngày 6/4/2025, tại Di tích Kiến trúc nghệ thuật Quốc gia Đền Thánh Nguyễn, Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Gia Viễn tổ chức khai mạc Lễ hội Đền Thánh Nguyễn và đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
(CLO) Giỗ Tổ Hùng Vương là một nghi lễ truyền thống quan trọng, được tổ chức hàng năm vào ngày 10/3 Âm lịch để tưởng nhớ công lao dựng nước của các Vua Hùng – những vị vua đầu tiên trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Đây không chỉ là dịp để tri ân tổ tiên mà còn là biểu tượng thiêng liêng gắn kết cộng đồng người Việt trong và ngoài nước.
(CLO) Sáng ngày 6/4/2025, tại thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh đã phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND thị xã Hồng Lĩnh cùng Công ty CP Đầu tư Victory tổ chức hội thi “Gói và nấu bánh chưng, bánh dày dâng Quốc Tổ”.
(CLO) Ngày 6/4, tại hồ Công viên Văn Lang (thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) diễn ra giải Bơi chải thành phố Việt Trì mở rộng năm 2025 với sự tham gia của 9 đội chải với gần 300 vận động viên. Đây cũng là chương trình nằm trong khuôn khổ các hoạt động tại Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm 2025.
(CLO) Lễ trao Giải thưởng Văn học Nghệ thuật tỉnh Bắc Ninh lần thứ II năm 2025 vừa diễn ra trong không khí trang trọng và ấm áp, quy tụ nhiều gương mặt nổi bật của giới văn hóa, giải trí Việt Nam như nghệ sĩ Xuân Hinh, NSND Xuân Bắc, NSND Tự Long, ca sĩ Hòa Minzy, nhạc sĩ Tuấn Cry...
(CLO) Ngày 12/4 tới, huyện Đan Phượng (Hà Nội) sẽ long trọng tổ chức Lễ đón nhận Bằng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia cho Hội diều làng Bá Dương Nội, đồng thời công bố Bằng công nhận danh hiệu nghề truyền thống Hà Nội dành cho "Nghề làm diều sáo làng Bá Dương Nội".