(CLO) Sau thời kỳ đỉnh cao của các dịch vụ cho vay trực tuyến và tiêu xài “vô độ”, giờ đây, nhiều người trẻ tuổi tại Trung Quốc đang phải chật vật học cách sống tiết kiệm và góp tiền trả nợ khi Bắc Kinh có những biện pháp cứng rắn đối với hệ thống này.
Nhóm đối tượng “đông đảo”
Hàng chục triệu sinh viên Trung Quốc gặp khó khăn sau khi chính quyền siết chặt các hoạt động của các nền tảng cho vay trực tuyến. Ảnh: Getty.
Theo Bloomberg, hiện 36 triệu sinh viên đại học tại Trung Quốc đang phải dần thích nghi với cuộc sống khi không có các app cho vay tín dụng dễ dàng như trước kia.
Tháng trước, giới chức Trung Quốc đã siết chặt hoạt động của các nền tảng cho vay trực tuyến, vốn phát triển rầm rộ tại quốc gia tỷ dân một thời với hàng loạt các ứng dụng cho vay trực tuyến, các công ty fintech, và những bên cho vay không bị chính quyền kiểm soát. Các nền tảng trên internet được yêu cầu ngừng cung cấp các khoản vay trực tuyến cho sinh viên, đồng thời rút bớt tín dụng hiện có. Các ngân hàng cũng phải được phê duyệt trước khi cho các sinh viên đại học vay tiền.
Động thái này của Trung Quốc là vừa một phần của nỗ lực pháp lý quy mô lớn nhằm siết chặt kiểm soát đối với toàn ngành fintech, cũng vừa để ngăn chặn các hành vi lạm dụng vay nợ nhắm tới các đối tượng là sinh viên đại học hay người trẻ tuổi.
Cụ thể, những khoản vay trực tuyến ngắn hạn với thủ tục dễ dàng này có lãi suất hàng năm lên tới 15-24%, khiến cho nhiều sinh viên không có đủ khả năng chi trả. Vài năm qua, truyền thông Trung Quốc liên tục đưa tin về hàng loạt các vụ thu hồi nợ gây sốc, khi nhiều sinh viên bị đe dọa hay thậm chí bị ép phải “đổi tình” để trả nợ.
Không kịp xoay xở
Tuy nhiên, việc chính phủ đột ngột ra quyết định siết chặt kiểm soát đối với những hệ thống cho vay trực tuyến đã khiến cho giới trẻ Trung Quốc – những người đang gánh những khoản nợ chồng chất cảm thấy hoang mang.
Dù đã đi làm thêm tới hai công việc bán thời gian, cô sinh viên 21 tuổi Rachel Chen ở tỉnh Tứ Xuyên, vẫn chưa tìm ra cách để xoay xở để trả món nợ gần 50.000 NDT (7.630 USD) mà cô vay trên mạng trước kia.
“Tôi từng vay tiền tại một nền tảng để ‘đắp’ vào trả nợ tại một nền tảng khác để tránh bị vỡ nợ. Còn hiện tại, tôi không thể vay như vậy được nữa. Tôi đã buộc phải nói với bố mẹ mình, nhưng họ sẽ chỉ giúp tôi trả một nửa số nợ, phần còn lại tôi sẽ phải tự lo”, Chen còn chia sẻ thêm rằng bản thân chỉ kiếm được 2.000 NDT mỗi tháng, nhưng số tiền cô cần trả lên tới 5.000 NDT.
Việc các nền tảng cho vay trực tuyến vốn từng rất phát triển tại Trung Quốc đột ngột bị chính quyền nước này đưa vào tầm hạn chế khiến cho nhiều sinh viên, thậm chí những người đã tốt nghiệp và có thu nhập ổn định cảm thấy áp lực vì những khoản nợ trong quá khứ.
Zhang Chunzi, 25 tuổi, nhân viên tại một công ty thương mại ở Hàng Châu, vẫn còn đang nợ hơn 150.000 NDT (khoảng 23.000 USD) từ hàng chục nền tảng cho vay trực tuyến khác nhau. Tuy nhiên, Zhang khốn khổ khi mất việc vì dịch Covid-19 vào tháng 2 năm ngoái và khi đi làm trở lại hồi tháng 6 cùng năm, cô cũng chỉ kiếm được 6.000 NDT/ tháng sau khi trừ thuế.
“Gần như ngày nào tôi cũng bị các chủ nợ nhắn tin và gọi điện đòi nợ. Thật đáng sợ”, Zhang chia sẻ. Hầu hết mọi nỗ lực nhằm thương lượng với chủ nợ để giảm lãi suất của cô đều bị từ chối, thậm chí các nhân viên thu nợ đã gọi điện đến công ty mới của cô để gây áp lực.
Vòng xoáy nợ nần
Giới trẻ Trung Quốc ngập trong nợ nần do dễ dàng tiếp cận các khoản vay khiến họ chi tiêu vô độ. Ảnh: SCMP.
Tuy vậy, Zhang cũng không phải người duy nhất rơi vào hoàn cảnh này. Theo nghiên cứu của công ty McKinsey & Co., thế hệ Z (những người sinh từ năm 1996 đến 2010), lớn lên trong thời kỳ kinh tế Trung Quốc bùng nổ và tăng trưởng vũ bão, đã được kỳ vọng sẽ có mức lương cao khi ra trường. Được so sánh xứng tầm, có khi hơn cả những thế hệ đồng trang lứa tại một số nước phát triển khác trên thế giới và những thế hệ đi trước, giới trẻ ở Trung Quốc trở nên lạc quan hơn nhưng cũng đầy bốc đồng và sẵn sàng tiêu sài hoang phí hơn.
Thế hệ Z được xem là mục tiêu của giới tiếp thị và được coi là động lực tăng trưởng tiêu dùng nội địa thế hệ kế tiếp.
Các khoản vay tín dụng dễ dàng được quảng cáo tràn lan trên mạng xã hội tới các nền tảng thương mại điện tử đã giúp cho giới trẻ Trung Quốc “hoang tưởng” rằng họ có thể thu hẹp khoảng cách giữa phong cách sống mà họ mong muốn với khả năng chi trả thực tế của họ. Với cô sinh viên trẻ Chen, những khoản vay hầu hết được chi để làm đẹp, ví dụ như mua mỹ phẩm, tiêm botox hay quần áo hàng hiệu.
Do các nền tảng cho vay hoạt động tràn lan, không nằm trong tầm kiểm soát, nên giới chức Trung Quốc gặp khó khăn trong việc thống kê chính sách số lượng nền tảng cho vay này. Ước tính có khoảng 7.000 ứng dụng, nền tảng cho vay ở Trung Quốc, cao gần gấp đôi số lượng ngân hàng truyền thống.
Đối với những người đang mắc nợ như Zhang và Chen, hiện vẫn chưa có con đường nào để thoát ra được. Mức lãi suất cao “cắt cổ” đồng nghĩa với việc họ phải trả liên tục nhưng không thể hết nợ. Họ cũng không thể tiếp cận với các nguồn cho vay chính thống như các ngân hàng khi họ chỉ được giải ngân nếu có điểm tín dụng cao và chứng minh được rằng có mức thu nhập tốt và ổn định.
Tuyên bố phá sản để hủy nợ cũng không phải một giải pháp hữu dụng bởi ở Trung Quốc chưa có quy trình chính thức.Vì vậy, những con nợ như Zhang và Chen sẽ phải tự tìm cách đối phó hoặc thương lượng với các chủ nợ, dù họ chưa biết sẽ giải quyết vấn đề như thế nào.
“Tình hình hiện nay rất đáng lo ngại”, ông Shen Meng – giám đốc ngân hàng đầu tư Chanson có trụ sở tại Bắc Kinh – nhận định.
Ông cũng bày tỏ lo ngại về việc người trẻ Trung Quốc sẽ chuyển sang các kênh “tín dụng đen” để vay tiền trả nợ một cách bất hợp pháp và cuối cùng càng lún sâu vào vòng xoáy nợ nần hơn bao giờ hết. “Rất nhiều người sẽ gặp khó khăn khi muốn thoát khỏi mớ rắc rối từ việc đi vay trực tuyến này”, Meng nhấn mạnh.
(CLO) Malaysia và nhiều nước trong khu vực hoan nghênh và đánh giá cao Tổng Bí thư Tô Lâm có cuộc điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, đồng thời bày tỏ nhất trí và ủng hộ cách tiếp cận của Việt Nam trong vấn đề này.
(CLO) Trong một căn phòng sang trọng ở quận Gangnam, Seoul, những đứa trẻ mới 4 tuổi đang cặm cụi viết những bài luận tiếng Anh gồm 5 đoạn trong vòng 15 phút.
(CLO) Ngày 6/4, Triều Tiên lần đầu tiên tổ chức lại Giải Marathon Quốc tế Bình Nhưỡng sau 6 năm gián đoạn, với sự góp mặt của khoảng 200 vận động viên nước ngoài.
(CLO) Một chiếc trực thăng chữa cháy đã rơi vào chiều 6/4 khi đang tham gia khống chế cháy rừng ở thành phố Daegu, phía đông nam Hàn Quốc, khiến phi công điều khiển thiệt mạng.
(CLO) Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn cho rằng quyết định áp thuế đối ứng với hàng hóa Việt Nam ở mức 46% của Hoa Kỳ là không phù hợp với thực tế hợp tác kinh tế - thương mại song phương và không phản ánh đúng tinh thần quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ, ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ kinh tế, thương mại đang phát triển tốt đẹp giữa hai nước.
(CLO) Chiều 6/4/2025, tại Hà Nội đã diễn ra buổi họp báo công bố cuộc thi Hoa hậu Biển Đảo Việt Nam 2025, đánh dấu sự trở lại đầy ấn tượng sau thành công của mùa giải đầu tiên vào năm 2022.
(CLO) Hơn 2 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam tháng 3 này đã giúp nâng tổng lượng khách trong quý I/2025 của cả nước đạt trên 6 triệu lượt, cao nhất từ trước đến nay (tăng 29,6% so với quý I/2024).
(CLO) Ngày 6/4, đoàn lãnh đạo, đại biểu, nghệ nhân dân gian thành phố Việt Trì và huyện Yên Lập là hai địa phương có đội thi đoạt giải Nhất Hội thi “Gói, nấu bánh chưng và giã bánh giầy” năm 2024 tổ chức dâng 18 cặp bánh chưng, bánh giầy lên các Vua Hùng.
(CLO) Nhiều xe máy chạy ngược chiều trên cầu vượt 550 (Bình Dương) bất chấp ô tô đang lưu thông. Vụ việc khiến các tài xế bức xúc, dùng điện thoại quay lại và đề nghị cơ quan chức năng xử lý nghiêm.
(CLO) Sau 3 ngày công chiếu, bộ phim “Địa đạo” của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên với sự góp mặt của diễn viên Thái Hoà đang dẫn đầu phòng vé Việt với doanh thu 50 tỷ đồng.
(CLO) Dính “lùm xùm” vụ kẹo rau khiến Hoa hậu Nguyễn Thúc Thuỳ Tiên bị tạm hoãn xuất cảnh, sự việc đang gây xôn xao dư luận Thái Lan – nơi cô đăng quang Miss Grand International 2021.
(CLO) Hùng Vương – biểu tượng quốc tổ của dân tộc Việt Nam, được xem là vị vua đầu tiên lập nên nhà nước Văn Lang – vương triều huyền thoại mở đầu cho lịch sử dân tộc.
(CLO) Trong năm 2025, Quảng Ninh sẽ mở thông tuyến du lịch từ vịnh Hạ Long sang vịnh Lan Hạ, góp phần gia tăng trải nghiệm, góp phần thu hút thêm khoảng 500.000 lượt khách trong năm nay.
(CLO) Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ra tuyên bố chấn động vào ngày 5/4: hủy bỏ toàn bộ thị thực hiện có và ngừng cấp mới cho công dân Nam Sudan.
(CLO) CTCP Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành (TTF) vừa công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2024 với lợi nhuận sau thuế chỉ còn hơn 6 tỷ đồng, giảm tới 51% so với báo cáo tự lập. Dù không còn lỗ như năm 2023, doanh nghiệp vẫn đối mặt với khoản lỗ lũy kế khổng lồ hơn 3.240 tỷ đồng.
Kết thúc quý đầu tiên của 2025, NCB ghi nhận lợi nhuận dương với các chỉ tiêu kinh doanh đạt mức tăng trưởng tích cực, các chỉ số an toàn tài chính có sự cải thiện tốt, đảm bảo tuân thủ theo quy định. Đây là tín hiệu tích cực cho thấy NCB đang đi đúng lộ trình, tiến gần đến mục tiêu hoạt động an toàn và phát triển bền vững.
(CLO) Lợi nhuận sau kiểm toán năm 2024 của CTCP Tập đoàn Bệnh viện TNH (HOSE: TNH) tiếp tục sụt giảm, chỉ đạt 45 tỷ đồng – mức thấp nhất kể từ khi hoạt động. Nguyên nhân đến từ doanh thu khám chữa bệnh bảo hiểm bị điều chỉnh giảm và chi phí hoạt động tăng cao.
(CLO) Là công ty mẹ của Gotec Việt Nam – chủ đầu tư nhiều dự án bất động sản nổi bật tại TP HCM và miền Nam, Công ty TNHH Nam Land hiện đang lâm vào tình cảnh tài chính khó khăn với khoản trái phiếu 980 tỷ đồng đã quá hạn thanh toán từ giữa tháng 7/2024 và lỗ sau thuế kéo dài nhiều năm.
(CLO) Tập đoàn Hà Đô (HOSE: HDG) vừa công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2024 với lợi nhuận trước thuế chỉ còn 572,8 tỷ đồng, giảm mạnh 307 tỷ đồng, tương đương 35% so với số liệu báo cáo tự lập. Nguyên nhân chính đến từ khoản dự phòng ngắn hạn hơn 209 tỷ đồng liên quan đến dự án điện mặt trời Hồng Phong 4.
(CLO) Dù vượt mục tiêu trong năm 2024, An Phát Holdings (APH) vẫn tỏ ra thận trọng khi trình kế hoạch kinh doanh 2025 với doanh thu và lợi nhuận đều sụt giảm mạnh. Cụ thể, lợi nhuận sau thuế dự kiến chỉ đạt 60 tỷ đồng, giảm 50% so với năm trước, còn doanh thu hợp nhất dự kiến giảm tới 35%.
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) và Tổng công ty Công nghệ - Viễn thông Toàn cầu (GTEL) vừa ký kết thỏa thuận hợp tác nhằm mang đến những sản phẩm tài chính công nghệ ưu việt và đột phá . Thỏa thuận này được kỳ vọng sẽ trở thành mô hình hợp tác kiểu mẫu giữa tổ chức tài chính với công ty công nghệ, mang đến lợi ích tối đa cho hai đơn vị hợp tác cũng như cho khách hàng và đối tác của các bên.
(CLO) Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) thông báo hệ thống công nghệ thông tin KRX dự kiến sẽ được đưa vào vận hành chính thức từ ngày 5/5/2025. Để đảm bảo quá trình chuyển đổi hệ thống diễn ra an toàn, một số bộ chỉ số chứng khoán sẽ được điều chỉnh thời điểm hiệu lực sang ngày 28/4.