(CLO) "Danh hiệu Bộ đội Cụ Hồ được nhân dân trao tặng là một danh hiệu cao quý, giàu ý nghĩa nhân văn. Danh xưng, danh hiệu Bộ đội Cụ Hồ là sự kế thừa, kết tinh những giá trị đạo đức, văn hóa tiêu biểu của con người Việt Nam; đồng thời là một giá trị văn hóa quân sự đặc sắc trong thời đại Hồ Chí Minh" - Đại tá Lê Ngọc Long - Phó Tổng biên tập báo Quân đội nhân dân khẳng định tại tọa đàm “Giữ gìn, phát huy giá trị danh hiệu Bộ đội Cụ Hồ trong sự nghiệp xây dựng Quân đội, bảo vệ Tổ quốc” diễn ra vào ngày 8/10, tại Trung đoàn 98, Sư đoàn 316, Quân khu 2, do Báo Quân đội nhân dân phối hợp với Sư đoàn 316 tổ chức.
Đây là hoạt động hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024).
Phát biểu báo cáo đề dẫn, Đại tá Nguyễn Trung Đắc, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Sư đoàn 316 nhấn mạnh, Bộ đội Cụ Hồ là tên gọi thân thương, trìu mến mà nhân dân đã trao tặng cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam. Bộ đội Cụ Hồ đã hội tụ những phẩm chất đạo đức, văn hóa tốt đẹp của con người Việt Nam thời đại mới. Vì vậy, hoàn toàn có cơ sở khách quan để khẳng định danh xưng- danh hiệu Bộ đội Cụ Hồ là một nét văn hóa quân sự đặc trưng, tiêu biểu đã góp phần làm giàu những giá trị văn hóa của dân tộc Việt Nam trong 8 thập kỷ qua, xứng đáng được đề nghị là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Hướng tới kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), từ đầu tháng 7-2024 đến nay, Báo Quân đội nhân dân đã mở chuyên mục Diễn đàn “Danh hiệu Bộ đội Cụ Hồ- Xứng đáng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia”. Diễn đàn đã thu hút, đăng tải hàng chục bài viết của các chuyên gia, nhà khoa học, tướng lĩnh, văn nghệ sĩ uy tín về nguồn gốc ra đời, ý nghĩa, giá trị của danh xưng, danh hiệu Bộ đội Cụ Hồ, qua đó góp phần giúp bạn đọc có cái nhìn toàn diện, sâu sắc, phong phú hơn về những truyền thống tốt đẹp của Quân đội nhân dân Việt Nam và những đặc trưng tiêu biểu nổi bật của phẩm chất, nhân cách Bộ đội Cụ Hồ. Các bài viết trong diễn đàn không chỉ có giá trị về lý luận, khoa học, mà còn là những nội dung giáo dục lịch sử truyền thống rất thiết thực, bổ ích.
Để góp phần làm sâu sắc thêm danh xưng, danh hiệu cao quý Bộ đội Cụ Hồ, trong khuôn khổ buổi Tọa đàm, các cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 316 cùng làm rõ thêm những phẩm chất đặc trưng cơ bản làm nên giá trị Bộ đội Cụ Hồ; ý nghĩa của danh xưng, danh hiệu Bộ đội Cụ Hồ đối với việc rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất của người quân nhân cách mạng và đối với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị.
Đồng thời, trên cơ sở những giá trị của danh hiệu Bộ đội Cụ Hồ, làm rõ những tác động tích cực của giá trị này đối với việc giữ gìn, phát huy truyền thống, phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ ở Sư đoàn 316 thông qua những câu chuyện, việc làm cụ thể ở đơn vị...
Đặc biệt, từ những giá trị tích cực của danh hiệu Bộ đội Cụ Hồ, các cán bộ chiến sĩ đã thống nhất đề xuất với cơ quan có thẩm quyền xem xét, công nhận danh hiệu cao quý này là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia...
Tại tọa đàm, Đại úy Đỗ Khắc Trình, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 9, Trung đoàn 98, Sư đoàn 316 bày tỏ, sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh là người trực tiếp sáng lập, tổ chức, giáo dục và rèn luyện Quân đội ta; luôn quan tâm, chăm lo xây dựng Quân đội trở thành lực lượng tuyệt đối trung thành, tin cậy của Đảng, Tổ quốc và nhân dân. Chính sự gắn bó khăng khít, máu thịt ấy đã tạo tiền đề cho sự ra đời của danh hiệu cao quý “Bộ đội Cụ Hồ”. Điều đó đã được chứng minh ngay từ trong tên gọi.
Đại uý Khắc Trình cũng chia sẻ thêm về thực tế tại Trung đoàn 98, mối quan hệ với nhân dân được thể hiện thường xuyên qua các hoạt động kết nghĩa với địa phương nơi đơn vị đóng quân. Tổ chức các hoạt động thiện nguyện thường niên, giúp đỡ các gia đình có công với cách mạng, tổ chức các chương trình ý nghĩa như “Chắp cánh ước mơ đưa em tới trường”, giúp đỡ các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn tiếp tục đến trường. Gần đây, có một hoạt động vô cùng tiêu biểu, đầy ý nghĩa, đó là Trung đoàn trực tiếp cử gần 300 cán bộ, chiến sĩ tham gia tìm kiếm, cứu hộ cứu nạn, khắc phục hậu quả mưa, bão ở Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.
Bất chấp điều kiện thời tiết bất lợi, đối mặt với muôn vàn nguy hiểm, cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn đã khắc phục khó khăn, không ngại xả thân, sẵn sàng hy sinh, ngày đêm không ngừng nghỉ tổ chức thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn, phát huy phẩm chất cao đẹp Bộ đội Cụ Hồ, được nhân dân địa phương ghi nhận, yêu mến...
Tiếp nối câu chuyện này, Đại úy Nguyễn Văn Triệu, Phó tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 8, Trung đoàn 98 cũng vô cùng xúc động khi nhắc tới cuộc hành quân lên Làng Nủ (xã Bảo Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai) để tìm kiếm cứu nạn vừa qua. Đại uý Triệu tâm sự: Qua những chuyến đi đó, danh xưng Bộ đội Cụ Hồ khích lệ mỗi chiến sĩ trở thành tấm gương cho người dân, không chỉ trong các hoạt động chính trị, mà còn trong những việc làm thiết thực. Những chương trình giúp đỡ đồng bào vùng sâu, vùng xa, hay các hoạt động hướng tới nhân dân, đều thể hiện rõ nét hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ luôn vì dân, vì nước...
Trực tiếp làm nhiệm vụ tại thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai, Binh nhất Trần Minh Thảo, Đại đội 6, Tiểu đoàn 8, xúc động cho biết: Trải qua thời gian giúp đỡ nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai vừa qua, càng củng cố thêm niềm tin yêu của nhân dân đối với quân đội, quân đội thực sự là một điểm tựa tinh thần cho nhân dân. Chia tay bà con Làng Nủ, cả chúng tôi và bà con nhân dân đều khóc, thấy được ánh mắt chứa đầy sự cảm ơn, sự tin tưởng và tình cảm của bà con nhân dân chúng tôi càng nhận thấy rõ điều đó. Người lính Bộ đội Cụ Hồ luôn có mặt ở những nơi khó khăn nhất, nguy hiểm nhất để giúp đỡ nhân dân, đó chính trị giá trị đạo đức cao cả của người lính Bộ đội Cụ Hồ.
Cũng tại toạ đàm, Thượng tá Bùi Cường Sơn, Chính ủy Trung đoàn 98, nhấn mạnh: Cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 98 luôn theo dõi diễn đàn “Danh hiệu Bộ đội Cụ Hồ xứng đáng được đề nghị công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia” do Báo Quân đội nhân dân tổ chức. Cán bộ, chiến sĩ nhận thức được đây là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, hướng tới 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân. Càng đặc biệt hơn khi Báo Quân đội nhân dân phối tổ chức tại đơn vị cơ sở, để cán bộ, chiến sĩ có điều kiện chia sẻ, bộc bạch, nói lên những suy nghĩ, cảm nhận của mình về phẩm chất, giá trị, danh hiệu Bộ đội Cụ Hồ - mà chính chúng tôi đang được thừa hưởng từ quá khứ anh hùng.
"Để gìn giữ và phát huy giá trị danh hiệu Bộ đội Cụ Hồ thời kỳ mới, nhất thiết phải hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị trung tâm là huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu; xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, mẫu mực tiêu biểu; kỷ luật tự giác nghiêm minh; mở rộng dân chủ trong lãnh đạo; gắn bó mật thiết với nhân dân… Cùng với các đồng chí đã tham gia phát biểu, cán bộ chiến sĩ Sư đoàn 316, Trung đoàn 98 đồng thuận với những ý kiến, bài viết trên Báo Quân đội nhân dân để khẳng định rằng: Danh hiệu Bộ đội Cụ Hồ xứng đáng trở thành di sản phi vật thể quốc gia" - đồng chí Bùi Cường Sơn nhấn mạnh.
Chia sẻ, đồng tình với các ý kiến phát biểu tại tọa đàm, Đại tá Lê Ngọc Long cho rằng các ý kiến khẳng định: Danh hiệu Bộ đội Cụ Hồ nhân dân trao tặng là một danh hiệu cao quý, giàu ý nghĩa nhân văn. Danh xưng, danh hiệu Bộ đội Cụ Hồ là sự kế thừa, kết tinh những giá trị đạo đức, văn hóa tiêu biểu của con người Việt Nam; đồng thời là một giá trị văn hóa quân sự đặc sắc trong thời đại Hồ Chí Minh.
Cùng chung nhận định trên, Đại tá Nguyễn Trung Đắc nhấn mạnh: Giữ gìn, phát huy giá trị danh hiệu Bộ đội Cụ Hồ có ý nghĩa tác dụng to lớn trong sự nghiệp xây dựng Quân đội, bảo vệ Tổ quốc. Đây là cơ sở quan trọng để kiến nghị, đề xuất cơ quan chức năng và cấp có thẩm quyền công nhận danh hiệu Bộ đội Cụ Hồ là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Sau 3 giờ trao đổi, thảo luận dân chủ, sôi nổi, tọa đàm “Giữ gìn, phát huy giá trị danh hiệu Bộ đội Cụ Hồ trong sự nghiệp xây dựng Quân đội, bảo vệ Tổ quốc” đã thành công tốt đẹp.
(CLO) Cơ quan khí tượng dự báo, 2 ngày tới miền Bắc sẽ đón 1 đợt không khí lạnh mạnh. Nhiệt độ thấp nhất được dự báo ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ phổ biến từ 16-18 độ C, vùng núi 12-14 độ C, vùng núi cao dưới 10 độ C.
(CLO) Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, việc thực hiện các giải pháp “chuyển đổi xanh” còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng không chỉ đối với các cơ quan nhà nước mà còn với các doanh nghiệp
(CLO) Viện KSND tối cao đã hoàn tất cáo trạng truy tố bị can Nguyễn Thị Thanh Nhàn và 12 bị can khác trong vụ án "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng", xảy ra tại Trung tâm ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT) thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế (Công ty AIC) và các đơn vị liên quan.
(CLO) Nối tiếp trào lưu Labubu, Capybara hay "túi mù" từng gây sốt cõi mạng, trào lưu đập hộp mù lại tiếp tục phủ sóng, trở thành món đồ được người trẻ chi hàng chục triệu đồng để sở hữu.
(CLO) Chiều ngày 23/11, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức chuỗi sự kiện đặc biệt nhằm tôn vinh vẻ đẹp bất tận của di sản văn hóa dân tộc. Sự kiện là lời khẳng định mạnh mẽ về vai trò của di sản trong việc kết nối quá khứ, hiện tại và tương lai, đồng thời lan tỏa giá trị văn hóa Việt Nam ra toàn thế giới.
(CLO) Dự thảo lần này sẽ tăng cường tự chủ và chịu trách nhiệm giải trình của các đơn vị tổ chức thi hoặc liên kết tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
(CLO) Ngày 22/11, 10 tổ chức phi chính phủ ủng hộ Palestine đã yêu cầu tòa án Hà Lan ra lệnh ngừng xuất khẩu vũ khí cho Israel và giao dịch với các khu định cư của Israel tại các vùng lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng, với lý do thương vong dân sự cao trong cuộc xung đột Israel - Hamas tại Dải Gaza.
(CLO) Ngân hàng Thế giới (WB) vừa có báo cáo đề xuất lộ trình và kế hoạch hành động quốc gia về chuyển đổi sang phương tiện giao thông chạy điện tại Việt Nam.
(CLO) Ngày 23/11, Báo Người Lao Động tổ chức lễ khai giảng khóa bồi dưỡng “Kỹ năng ứng xử với báo chí - truyền thông”. Gần 50 hiệu trưởng, hiệu phó đến từ các trường THPT trên địa bàn TP HCM đã đăng ký tham dự khóa bồi dưỡng.
(CLO) Ngày 23/11, Báo Văn Hóa phối hợp Sở VHTTDL tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Hội thảo “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi”.
(CLO) Meta đang tăng cường chiến dịch chống lừa đảo khi triển khai các biện pháp mạnh mẽ để triệt phá đường dây "pig butchering", giúp bảo vệ người dùng khỏi thiệt hại lên tới 64 tỷ USD mỗi năm.
(CLO) Các loại xe và linh kiện phục vụ sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy tại Việt Nam của liên doanh với Nga sẽ được ưu đãi thuế nhập khẩu kể từ ngày 6/1/2025.
(CLO) Ngày 23/11, Công an quận Thanh Khê (Đà Nẵng) cho biết, đơn vị vừa ra Quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Nguyễn Ngọc Hậu (SN 1994, trú TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
(CLO) Sáng 23/11, Công an TP Hà Nội cho biết, Công an huyện Sóc Sơn đã bắt giữ đối tượng Ma Vũ Duy (SN 2004, trú tại Thanh Thịnh, Chợ Mới, Bắc Kạn) để điều tra hành vi giết người, cướp tài sản.
(CLO) Ngày 23/11, Báo Người Lao Động tổ chức lễ khai giảng khóa bồi dưỡng “Kỹ năng ứng xử với báo chí - truyền thông”. Gần 50 hiệu trưởng, hiệu phó đến từ các trường THPT trên địa bàn TP HCM đã đăng ký tham dự khóa bồi dưỡng.
(CLO) Ngày 23/11, Báo Văn Hóa phối hợp Sở VHTTDL tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Hội thảo “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi”.
(CLO) Ngày 22/11, tại Nhà Thái Học thuộc Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) đã diễn ra Vòng Chung kết Giải thưởng Hành động vì Cộng đồng - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
(CLO) Ngày 22/11, Quốc hội thảo luận dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp. Dự thảo luật được Chính phủ trình Quốc hội đề xuất ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp cho báo điện tử, truyền hình, phát thanh giảm 5%, về mức 15%; với báo in vẫn tiếp tục áp dụng mức ưu đãi 10% như hiện nay.
(CLO) Ngày 22/11, Báo Giáo dục và Thời đại đã tổ chức trao giải cuộc thi viết Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường. Cuộc thi do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, Báo Giáo dục và Thời đại là đơn vị thường trực.
(CLO) Ngày 22/11, tại Trung tâm Báo chí TPHCM, Sở Thông tin và Truyền thông (TT-TT) TPHCM tổ chức Hội nghị hướng dẫn đặt hàng truyền thông các cơ quan báo chí.
Sáng 22/11, Bộ Tư pháp tổ chức Lễ phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất nhằm góp phần tích cực xây dựng Bộ, ngành Tư pháp ngày càng phát triển. Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng Ban Tổ chức Giải chủ trì buổi lễ.
(CLO) Ngày 21/11, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại của thuốc lá.
(CLO) Ngày 21/11, Báo Kiểm toán tổ chức Hội nghị tập huấn thông tin về tài chính công, kiểm toán tài chính công cho phóng viên chuyên trách đưa tin hoạt động của Kiểm toán nhà nước (KTNN) nhằm trang bị kiến thức, thông tin về hoạt động kiểm toán của KTNN.