Google và Universal Music đàm phán về deepfake AI

Thứ tư, 09/08/2023 16:09 PM - 0 Trả lời

(CLO) Google và Universal Music đang đàm phán để cấp phép sử dụng các giai điệu và giọng hát của các nghệ sĩ cho các sản phẩm do trí tuệ nhân tạo (AI) tạo ra.

Các cuộc thảo luận đang diễn ra nhằm mục đích tạo ra mối quan hệ đối tác cho một ngành công nghiệp đang phải vật lộn với những tác động của AI.

google va universal music dam phan ve deepfake ai hinh 1

Universal Music là 'ngôi nhà chung' của những nghệ sĩ nổi tiếng như Drake và Taylor Swift. Ảnh: FT

Sự phát triển của AI đã tạo ra các sản phẩm "deepfake" có thể bắt chước giọng hát, lời bài hát hoặc âm thanh của các nghệ sĩ đã thành danh một cách chân thật mà chưa có sự đồng ý của họ.

Giọng của nam ca sĩ Frank Sinatra đã được sử dụng trong một phiên bản của bài hát hip-hop "Gangsta's Paradise" trong khi giọng của nam ca sĩ Johnny Cash đã được sử dụng trong đĩa đơn nhạc pop "Barbie Girl". Hay như một người dùng YouTube có tên là PluggingAI tạo ra các sản phẩm âm nhạc bắt chước giọng hát của các rapper quá cố như Tupac và Notorious B.I.G.

“Giọng hát thường là phần giá trị nhất trong sinh kế và nhân cách của của một nghệ sĩ, và việc đánh cắp nó bằng mọi cách là sai trái”, luật sư Jeffrey Harleston của hãng Universal Music nói với các nhà lập pháp Mỹ vào tháng trước.

Các cuộc thảo luận giữa Google và Universal Music đang ở giai đoạn đầu và chưa có thoả thuận nào sắp được thông qua, nhưng mục tiêu của các cuộc thảo luận là phát triển một công cụ để người hâm mộ tạo các bản nhạc này một cách hợp pháp và trả tiền cho chủ sở hữu bản quyền.

Các nhà điều hành âm nhạc ví sự gia tăng của các bài hát do AI tạo ra giống như những ngày đầu của YouTube xuất hiện, khi người dùng bắt đầu thêm các bài hát nổi tiếng làm nhạc nền cho video họ tạo ra. Ngành công nghiệp âm nhạc đã dành nhiều năm đấu tranh với YouTube về vi phạm bản quyền, nhưng hai bên đã thiết lập một hệ thống hiện trả cho ngành công nghiệp âm nhạc khoảng 2 tỷ đô la mỗi năm.

Khi AI đã đạt bước tiến lớn, một số ngôi sao lớn đã bày tỏ lo lắng rằng tác phẩm của họ sẽ bị pha loãng bởi các phiên bản giả mạo các bài hát và giọng hát của họ.

Vấn đề đã được chú ý vào đầu năm nay khi một bài hát do AI sản xuất bắt chước giọng của Drake và The Weeknd lan truyền trên mạng. Universal Music - "ngôi nhà" của Drake, Taylor Swift và các nhạc sĩ nổi tiếng khác, đã xóa bài hát khỏi các nền tảng phát trực tuyến do vi phạm bản quyền.

Drake vào tháng 4 đã chỉ trích một bài hát khác sử dụng AI để bắt chước giọng của anh, trong khi rapper Ice Cube đã mô tả những bản nhạc nhân bản đó là "ma quỷ".

Các nghệ sĩ khác đã nắm bắt công nghệ này. Nghệ sĩ Grimes đã đề nghị cho phép mọi người sử dụng giọng hát của cô ấy trong các bài hát do AI tạo ra và chia tiền bản quyền.

Vào tháng 4, Universal Music đã kêu gọi các nền tảng phát trực tuyến ngăn dịch vụ AI thu thập các bài hát của họ mà không được phép hoặc phải thanh toán bản quyền. Công ty này kiểm soát khoảng một phần ba thị trường âm nhạc toàn cầu, đã yêu cầu Spotify và Apple cắt quyền truy cập vào danh mục âm nhạc của mình đối với các nhà phát triển sử dụng nó để đào tạo công nghệ AI.

Mai Vân (theo FT)

Bình Luận

Tin khác

Thêm Amazon vào tầm ngắm của Đạo luật kỹ thuật số của châu Âu

Thêm Amazon vào tầm ngắm của Đạo luật kỹ thuật số của châu Âu

(CLO) Ủy ban châu Âu (EC) đã yêu cầu Amazon cung cấp thêm thông tin về các biện pháp mà gã khổng lồ thương mại điện tử Mỹ đã thực hiện để tuân thủ các nghĩa vụ theo Luật Dịch Vụ Kỹ Thuật Số (DSA).

Báo chí - Công nghệ
Lượng khí thải của Google tăng gần 50% do sử dụng AI tăng đột biến

Lượng khí thải của Google tăng gần 50% do sử dụng AI tăng đột biến

(CLO) Lượng khí thải nhà kính của Google đã tăng vọt 48% trong năm qua do mở rộng các trung tâm dữ liệu hỗ trợ trí tuệ nhân tạo (AI), đe dọa mục tiêu "phát thải ròng bằng 0" vào năm 2030 của gã khổng lồ công nghệ này.

Báo chí - Công nghệ
New Zealand thúc đẩy luật buộc các Big Tech phải trả tiền cho báo chí

New Zealand thúc đẩy luật buộc các Big Tech phải trả tiền cho báo chí

(CLO) New Zealand sắp tiến hành một dự luật buộc các nền tảng của những công ty công nghệ lớn (Big Tech) phải trả tiền cho các tổ chức truyền thông để có được tin tức báo chí.

Báo chí - Công nghệ
Úc ra 'tối hậu thư' bảo vệ trẻ em đối với các nền tảng trực tuyến

Úc ra 'tối hậu thư' bảo vệ trẻ em đối với các nền tảng trực tuyến

(CLO) Úc đã cho ngành công nghiệp internet nước này 6 tháng để đề ra một bộ quy tắc chi tiết cách ngăn trẻ em xem nội dung khiêu dâm và không phù hợp trực tuyến khác.

Báo chí - Công nghệ
Meta bị cáo buộc vi phạm luật pháp châu Âu với dịch vụ 'không quảng cáo'

Meta bị cáo buộc vi phạm luật pháp châu Âu với dịch vụ 'không quảng cáo'

(CLO) Công ty mẹ của Facebook là Meta đã bị cáo buộc vi phạm các quy tắc cạnh tranh kỹ thuật số mới của châu Âu về mô hình quảng cáo "trả tiền hoặc đồng ý".

Báo chí - Công nghệ