Biến di sản thành “tài sản”

GS. TS Từ Thị Loan: Không thể 'đóng băng' di sản để sống với tro tàn quá khứ

Thứ năm, 02/01/2025 08:00 AM - 0 Trả lời

(CLO) Lâu nay, khi nói đến phát triển công nghiệp văn hoá, nhiều nhận định cho rằng chúng ta chưa phát huy hết tiềm năng tài nguyên di sản. Vì sao có tình trạng này, vướng mắc ở đâu? Làm thế nào để khai thác bền vững tài nguyên di sản? Báo Nhà báo & Công luận đã có cuộc trò chuyện với GS. TS Từ Thị Loan về những nội dung này.

Cần tháo gỡ những rào cản

+ “Biến di sản thành tài sản” - đây là nội dung đã được nói đến nhiều và chúng ta đều thống nhất cao về vấn đề này. Nhưng vấn đề là làm như thế nào để biến di sản thành tài sản thì còn khá mơ hồ. Theo bà, chúng ta cần làm gì để biến di sản thành những nguồn lực để phát triển, để có những chuyển biến thật sự chứ không chỉ là những lời hô hào chung chung?

- Rõ ràng, là câu chuyện khó, bởi vậy chúng ta cứ hô hào mãi mà vẫn chưa có nhiều kết quả. Nhưng theo tôi, làm bất kỳ thứ gì ngoài việc thống nhất từ nhận thức đến hành động còn cần nhiều yếu tố. Trong đó, trước hết là cần các nguồn lực, bao gồm nhân lực, tài lực, vật lực. Khi mà nhân lực chưa đủ trình độ chuyên môn, tay nghề, các cơ hạ tầng liên quan như đường sá, khách sạn, nhà hàng liên quan chưa đáp ứng được thì di sản vẫn đóng băng ở đó, không thể thu hút được du khách và không thể phát triển được các sản phẩm du lịch hay các sản phẩm công nghiệp văn hoá.

gs ts tu thi loan khong the dong bang di san de song voi tro tan qua khu hinh 1

GS, TS. Từ Thị Loan. Ảnh: quochoi.vn

Bên cạnh đó thì cơ chế, chính sách cũng cực kỳ quan trọng. Chúng ta cứ hô hào nhưng chưa tạo ra được hành lang pháp lý thuận lợi; khi còn rất nhiều vướng mắc, rào cản thì rất khó để biến di sản thành tài sản. Ngoài ra, cũng cần tạo ra được một thị trường rất cởi mở, lành mạnh để cho doanh nghiệp du lịch, doanh nghiệp làm các ngành công nghiệp văn hoá phát triển.

+ Để khai thác di tích phục vụ phát triển du lịch, đã có tình trạng cải tạo, xây dựng những công trình mới làm phá vỡ kết cấu cũ của di tích, làm “trẻ hoá” di tích, khai thác quá mức di tích... Lại có xu hướng làm “hoành tráng hoá” di tích/di sản, khiến di sản bị biến dạng, sai lệch. Theo bà có cần một giới hạn nào đó cho việc khai thác di sản? Và nếu có, việc quản lý sẽ như thế nào?

- Chắc chắn là trong việc này cần có sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước. Nếu chúng ta cứ để người dân, để các ban quản lý, để các ông thủ nhang trong các đình, đền, chùa tự ý làm theo ý mình thì chắc chắn sẽ loạn. Thực tế ở chùa Hương cách đây chưa lâu đã xảy ra chuyện động giả, chùa giả khiến các cơ quan chức năng phải tuýt còi và ra tay phá dỡ. Ở khu di tích danh thắng Tràng An cũng đã có chuyện người ta xây dựng hẳn một con đường hàng nghìn bậc trong vùng lõi di tích. Cũng đã có những màn đại xoè 5000 người, những màn đồng ca liền anh liền chị kỷ lục hàng ngàn người và người ta cho rằng làm như thế để tạo thương hiệu, để thu hút khách du lịch. Nhưng bản chất di sản không phải như vậy. Hoành tráng hoá đến mức làm hỏng, phá vỡ di sản thì chúng ta cần có những nguyên tắc cho việc này.

Chúng ta đã có các công cụ, đó là những Công ước của UNESCO và đặc biệt chúng ta có Luật Di sản văn hoá điều chỉnh, bổ sung vừa được Quốc hội thông qua. Tất cả những điều luật đó là những quy định giúp chúng ta bảo vệ và phát huy giá trị di sản. Chúng ta phải nhận thức rằng, di sản là tài sản quốc gia, tài sản của nhân loại, cho nên phải có các các quy định chặt chẽ để kiềm toả, để kiểm soát “lằn ranh đỏ”, không cho phép những vi phạm xảy ra.

Cộng đồng phải được chia sẻ lợi ích

+ Trong quá trình đưa di sản thành những nguồn lực để phát triển thì vai trò và quyền lợi của cộng đồng nắm giữ di sản đó được định vị như thế nào, thưa bà?

- Một trong những yêu cầu phát triển bền vững về văn hoá mà Liên hợp quốc đưa ra, quy định rõ lợi ích khi khai thác di sản văn hoá phải được chia sẻ một cách công bằng cho cộng đồng ở nơi có di sản hoặc chủ thể của di sản. Trong phát triển kinh tế - xã hội, lãnh đạo các địa phương cũng luôn luôn yêu cầu mỗi dự án khai thác di sản phải tạo ra bao nhiêu công ăn việc làm cho người dân, phải đem lại doanh thu cho Nhà nước cũng như cư dân bản địa… Cho nên, chắc chắn vai trò của cộng đồng với tư cách là một trong những bên liên quan phải được chia sẻ lợi ích. Có thể thấy rõ điều này ở Hội An khi người dân trong khu di sản được buôn bán, được hưởng lợi từ hoạt động du lịch, được khai thác nhiều dịch vụ liên quan. Ở đền Hùng, ở chùa Hương, Bái Đính hay tháp Bà Ponagar, miếu Bà Chúa Xứ núi Sam và nhiều nơi khác nữa, người dân cũng thu được nhiều lợi ích từ việc khai thác các giá trị của di sản vào hoạt động du lịch. Người dân có công ăn việc làm, đời sống được nâng cao, từ đó họ sẽ tự nguyện cùng chung tay bảo vệ di sản.

gs ts tu thi loan khong the dong bang di san de song voi tro tan qua khu hinh 2
gs ts tu thi loan khong the dong bang di san de song voi tro tan qua khu hinh 3
gs ts tu thi loan khong the dong bang di san de song voi tro tan qua khu hinh 4

Quần thể di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám luôn là địa điểm thu hút khách du lịch đến với Hà Nội. Ảnh: Ban quản lý di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám

+ Nhưng trên thực tế, không phải nơi nào cũng làm được như vậy. Chẳng hạn như ở Đường Lâm, đã từng có câu chuyện người dân xin trả lại danh hiệu di tích?

- Câu chuyện khai thác và bảo vệ di sản phải được các bên liên quan cùng phối hợp chặt chẽ. Ví dụ bên du lịch đến khai thác thì phải trích lại bao nhiêu phần trăm doanh thu để trả cho địa phương, sau đó địa phương phân bổ lại cho người dân. Người dân không được xây cất nhà cửa thì họ cũng phải được hưởng lợi từ di sản. Những vấn đề này ở nhiều quốc gia họ làm rất tốt. Như làng Lệ Giang ở Trung Quốc, khi người dân tham gia vào việc duy trì làng cổ, họ được chia sẻ lợi ích rất nhiều. Nhờ sự kết nối du lịch, người dân ở đây phát triển ngành nghề thủ công truyền thống, phát triển những dịch vụ hỗ trợ…

Trở lại câu chuyện Đường Lâm, chúng ta cần học hỏi những mô hình của nước ngoài như Hàn Quốc, Thái Lan... Đường Lâm có rất nhiều thứ có thể biến thành sản phẩm du lịch đặc sắc, cái thiếu của chúng ta là thổi hồn vào những thứ đó. Chúng ta chưa tạo ra được những câu chuyện hấp dẫn gắn với ngôi làng cổ này để kể với du khách, chẳng hạn như chùa Thầy gần đây có sân khấu thực cảnh “Tinh hoa Bắc Bộ” hay như Tràng An đã trở nên “nổi tiếng” sau khi có phim “Kong: Skull Island”… Với Đường Lâm, có lẽ chỉ cần gắn vào đó một bộ phim hay một sự kiện văn hoá thì những điểm đặc sắc vốn có sẽ được quảng bá rất tốt. Nhìn rộng hơn, chúng ta hoàn toàn có thể khai thác những yếu tố đương đại gắn với di sản, lồng ghép những yếu tố sáng tạo vào di sản truyền thống, từ đó tạo thành những sản phẩm du lịch thu hút du khách. Còn nếu chúng ta cứ thụ động, đóng băng di sản để sống với tro tàn quá khứ thì rất khó mang đến sự đột phá.

+ Xin cảm ơn bà!

Thế Vũ (Thực hiện)

Tin mới

Mùa vàng bưởi Diễn vào Tết

Mùa vàng bưởi Diễn vào Tết

(CLO) Những ngày cuối năm, các vườn bưởi Diễn ở Hà Nội rộn ràng vào vụ thu hoạch. Dù chịu ảnh hưởng từ bão số Yagi, những trái bưởi vàng óng, thơm ngọt vẫn kịp góp mặt trên thị trường Tết, trở thành món quà xuân được nhiều người ưa chuộng.

Công luận 24H
Dự báo thời tiết ngày 5/1: Bắc Bộ nắng hanh, Nam Bộ mưa rào

Dự báo thời tiết ngày 5/1: Bắc Bộ nắng hanh, Nam Bộ mưa rào

(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn, ngày 5/1, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đêm không mưa, sáng sớm có sương mù rải rác, ngày nắng. Khu vực Trung Trung Bộ có mưa vài nơi, sáng và đêm trời rét. Các khu vực khác có mưa rào và dông vài nơi.

Tin tức
Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn Chủ tịch UBND 2 tỉnh Kiên Giang và Hà Giang

Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn Chủ tịch UBND 2 tỉnh Kiên Giang và Hà Giang

(CLO) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký các Quyết định phê chuẩn kết quả bầu, miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang và Hà Giang.

Tin tức
TP HCM dự kiến huy động trên 4,4 triệu tỷ đồng đầu tư các dự án theo quy hoạch

TP HCM dự kiến huy động trên 4,4 triệu tỷ đồng đầu tư các dự án theo quy hoạch

(CLO) Dự kiến giai đoạn 2026 – 2030, TP HCM dự ước huy động trên 4,4 triệu tỷ đồng để đầu tư các dự án theo quy hoạch. Trong đó, vốn từ ngân sách 1,1 triệu tỷ đồng, cần huy động các nguồn vốn xã hội trên 3,3 triệu tỷ đồng.

Dự án - Đầu tư
Những kỳ vọng và thách thức trong mối quan hệ Nga - Mỹ dưới thời ông Donald Trump

Những kỳ vọng và thách thức trong mối quan hệ Nga - Mỹ dưới thời ông Donald Trump

(CLO) Nhiều ý kiến cho rằng, việc Tổng thống Donald Trump trở lại Nhà Trắng là kịch bản dễ thở đối với Nga. Khả năng đàm phán Mỹ - Nga nhằm tìm kiếm giải pháp cho vấn đề Ukraine đang tăng lên. Chính quyền mới ở Mỹ cũng có thể nới lỏng các biện pháp trừng phạt đối với Nga để đáp lại tiến bộ trong việc giải quyết xung đột Ukraine.

Tiêu điểm Quốc tế
Xuân Son được kỳ vọng sẽ phá kỷ lục chọc thủng lưới Thái Lan

Xuân Son được kỳ vọng sẽ phá kỷ lục chọc thủng lưới Thái Lan

(CLO) Lịch sử 28 năm qua tại giải vô địch Đông Nam Á, chỉ 6 cầu thủ từng ghi nhiều hơn 1 bàn vào lưới Thái Lan trong một mùa giải và Nguyễn Xuân Son đứng trước cơ hội trở thành người đầu tiên vượt mốc này.

Video - Giải trí
Bắt giữ nhóm lừa đảo bằng hình thức kêu gọi đầu tư tiền ảo đa cấp

Bắt giữ nhóm lừa đảo bằng hình thức kêu gọi đầu tư tiền ảo đa cấp

(CLO) Để thực hiện việc lừa đảo huy động vốn, nhóm đối tượng đã lập trang web đặt tên là “bitminer”, tiền ảo là “bincoin. Sau đó dẫn dụ, lôi kéo người chơi tham gia tại nhiều tỉnh, thành phố trên toàn quốc.

Vụ án
Báo Tiền phong trao học bổng 'Nâng bước thủ khoa' cho 95 sinh viên

Báo Tiền phong trao học bổng 'Nâng bước thủ khoa' cho 95 sinh viên

(CLO) Ngày 4/1/2025, tại TPHCM và Hà Nội, Báo Tiền phong tổ chức trao học bổng Nâng bước thủ khoa cho 95 sinh viên.

Nghề báo
Người già nhất thế giới qua đời ở tuổi 116

Người già nhất thế giới qua đời ở tuổi 116

(CLO) Bà Tomiko Itakeoka, người được Tổ chức Kỷ lục Guinness Thế giới công nhận là người cao tuổi nhất thế giới vào tháng 9/2024, đã qua đời tại một viện dưỡng lão ở thành phố Ashiya, tỉnh Hyogo, Nhật Bản

Thế giới 24h
Lực lượng đang bảo vệ Tổng thống Hàn Quốc mạnh thế nào và nguy cơ là gì?

Lực lượng đang bảo vệ Tổng thống Hàn Quốc mạnh thế nào và nguy cơ là gì?

(CLO) Được sự cho phép của thẩm phán, các điều tra viên từ Văn phòng Điều tra Tham nhũng (CIO) hôm 3/1 đã cố gắng tiến vào dinh thự Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol để thực hiện lệnh bắt giữ nhưng đã bị đội an ninh của ông ngăn lại.

Thế giới 24h
Năm 2025, Hà Nội sẽ thanh tra hàng loạt cá nhân, đơn vị liên quan đến sức khỏe, y tế

Năm 2025, Hà Nội sẽ thanh tra hàng loạt cá nhân, đơn vị liên quan đến sức khỏe, y tế

(CLO) UBND TP Hà Nội vừa phê duyệ kế hoạch công tác thanh tra năm 2025. Trong đó, Sở Y tế Hà Nội sẽ tiến hành thanh tra trách nhiệm giám đốc các bệnh viện.

Tin tức
Công an TP HCM truy tìm ô tô Audi 'chạy đến đâu đèn xanh đến đó'

Công an TP HCM truy tìm ô tô Audi 'chạy đến đâu đèn xanh đến đó'

(CLO) Cơ quan chức năng đang tìm người đăng video và xe ô tô Audi đi đến đâu, đèn tín hiệu giao thông đang đỏ liền chuyển sang xanh được đăng tải trên mạng xã hội.

Giao thông
Cháy chợ ở Trung Quốc khiến 23 người thương vong

Cháy chợ ở Trung Quốc khiến 23 người thương vong

(CLO) Một vụ hỏa hoạn nghiêm trọng xảy ra ở tỉnh Hà Bắc, miền bắc Trung Quốc, vào sáng 4/1, đã khiến 8 người thiệt mạng và 15 người bị thương.

Thế giới 24h
Trung Quốc kiểm soát xuất khẩu, nhiều tập đoàn Mỹ bị ảnh hưởng

Trung Quốc kiểm soát xuất khẩu, nhiều tập đoàn Mỹ bị ảnh hưởng

(CLO) Trung Quốc vừa áp đặt lệnh kiểm soát xuất khẩu mới đối với 28 công ty Mỹ, bao gồm các tập đoàn quốc phòng lớn như General Dynamics, Boeing Defense, Lockheed Martin và Raytheon Missiles & Defense, với lý do "bảo vệ an ninh và lợi ích quốc gia".

Thế giới 24h
Bắt tạm giam nghịch tử đâm chết mẹ ruột rồi mang xác đi phi tang

Bắt tạm giam nghịch tử đâm chết mẹ ruột rồi mang xác đi phi tang

(CLO) Biết bà Mai Thị Bích H đã chết, để che giấu hành vi phạm tội của mình, Đoàn Mai Khanh chờ khi trời tối thì dùng tấm chăn đỏ quấn xác nạn nhân, kéo ra bờ sông nhằm mục đích phi tang.

Vụ án
Công an TP HCM triệt phá 5 đường dây ma tuý 'khủng'

Công an TP HCM triệt phá 5 đường dây ma tuý 'khủng'

(CLO) Công an TP HCM vừa triệt phá 5 đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy trên các tuyến trọng điểm như tuyến đường bộ Tây Nam, tuyến bưu điện chuyển phát nhanh quốc tế qua sân bay Tân Sơn Nhất.

Vụ án
Bình Luận

Tin khác

Ngắm chân dung ghép gốm trên nền sơn mài của hoạ sĩ Tô Ngọc Trang

Ngắm chân dung ghép gốm trên nền sơn mài của hoạ sĩ Tô Ngọc Trang

(CLO) Triển lãm “Chiêm bao” của hoạ sĩ Tô Ngọc Trang (Trang Trọc) đang diễn ra tại Area 75 - Art & Auction 75 Hàng Bồ (Hoàn Kiếm, Hà Nội). Triển lãm trưng bày 26 bức chân dung ghép gốm trên nền sơn mài… phần lớn là chân dung những gương mặt nổi tiếng từ tôn giáo, chính trị, khoa học, nghệ thuật đến các biểu tượng văn chương.

Đời sống văn hóa
Nghệ thuật Lân Sư Rồng của người Hoa TP.HCM là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia

Nghệ thuật Lân Sư Rồng của người Hoa TP.HCM là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia

(CLO) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) vừa ban hành Quyết định số 4013/QĐ-BVHTTDL, chính thức đưa nghệ thuật trình diễn dân gian "Nghệ thuật Lân Sư Rồng của người Hoa ở TP.HCM" vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia.

Đời sống văn hóa
Hàn Quốc: Khởi kiện đoàn làm phim vì gây tổn hại di sản được UNESCO công nhận

Hàn Quốc: Khởi kiện đoàn làm phim vì gây tổn hại di sản được UNESCO công nhận

(CLO) Đài KBS của Hàn Quốc đã bị người dân kiện vì gây tổn hại một di sản văn hóa được UNESCO công nhận trong quá trình quay phim.

Đời sống văn hóa
Huế hướng tới tương lai bằng “sức mạnh mềm”

Huế hướng tới tương lai bằng “sức mạnh mềm”

(NB&CL) Việc Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương là bước ngoặt mang tính lịch sử, là thời cơ và động lực phát triển mới cho địa phương, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, kiến tạo hình ảnh đô thị thông minh, hiện đại, bảo đảm thực hiện tốt hơn nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị di sản để Huế thực sự trở thành trung tâm của vùng và cả nước về văn hóa - du lịch, y tế chuyên sâu, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ theo tinh thần Nghị quyết số 54-NQ/TW của Bộ Chính trị.

Đời sống văn hóa
Chiêm ngưỡng bảo vật quốc gia tượng Avalokitesvara Bắc Bình

Chiêm ngưỡng bảo vật quốc gia tượng Avalokitesvara Bắc Bình

(CLO) Tượng Avalokitesvara Bắc Bình tiêu biểu cho nghệ thuật điêu khắc, kiến trúc tôn giáo của phần đất phía Nam trong không gian văn hóa Champa.

Đời sống văn hóa
Bảo tàng Tôn Đức Thắng chính thức đón khách tham quan

Bảo tàng Tôn Đức Thắng chính thức đón khách tham quan

(CLO) Bảo tàng Tôn Đức Thắng là công trình chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam thống nhất đất nước 30/4/1975-30/4/2025 vừa được khánh thành.

Đời sống văn hóa
Hà Nội thí điểm hệ thống vé điện tử mới tại hai di tích

Hà Nội thí điểm hệ thống vé điện tử mới tại hai di tích

(CLO) Hệ thống vé điện tử áp dụng tại Ngôi nhà Di sản số 87 phố Mã Mây và di tích số 22 phố Hàng Buồm cho phép một đoàn khách chỉ sử dụng 1 vé duy nhất cho toàn bộ thành viên trong đoàn.

Đời sống văn hóa
Tổng đạo diễn Dũng Sài Gòn: Luôn đặt trọn cái “tâm” với nghề

Tổng đạo diễn Dũng Sài Gòn: Luôn đặt trọn cái “tâm” với nghề

(CLO) Luôn đặt nghệ thuật và sự phát triển của sân khấu lên hàng đầu, không ngừng tìm tòi và sáng tạo để đem lại cho công chúng những tác phẩm chất lượng cao. Dũng Sài Gòn quan niệm rằng, sân khấu không chỉ là nơi để giải trí mà còn là “chất xúc tác” để phản ánh các vấn đề xã hội, để kết nối con người với nhau qua những câu chuyện nhân văn, qua những số phận có thật trong cuộc sống.

Đời sống văn hóa
Du lịch Hà Nội “cất cánh” từ giá trị đặc biệt của di sản

Du lịch Hà Nội “cất cánh” từ giá trị đặc biệt của di sản

(NB&CL) Du lịch Hà Nội đang bước vào mùa cao điểm Tết Nguyên đán, với hàng nghìn di sản văn hoá, hàng trăm lễ hội sắp diễn ra. Làm thế nào để giữ chân khách lưu trú lâu dài, khai thác tốt tiềm năng kinh tế đêm, qua đó thúc đẩy việc mua sắm, chi tiêu của khách du lịch? Làm thế nào để ngành du lịch nhanh chóng “cất cánh” từ nguồn lực di sản? Tất cả đang là nỗi trăn trở của những người làm du lịch Thủ đô...

Đời sống văn hóa
Bộ kim phẩm đền Nghè ở Hải Phòng là bảo vật quốc gia

Bộ kim phẩm đền Nghè ở Hải Phòng là bảo vật quốc gia

(CLO) Bộ kim phẩm đền Nghè được lưu giữ tại Bảo tàng Hải Phòng vừa được Thủ tướng Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia.

Đời sống văn hóa