Bệnh sốt xuất huyết Ebola được phát hiện mang tính lưu hành địa phương ở một số vùng thuộc châu Phi như Sudan, Cộng hòa Công gô, Uganda, Zimbabwe, Kenia và một số quốc gia châu Mỹ. Nhóm người phát bệnh thường là những người có tiếp xúc trực tiếp hoặc giết mổ, ăn thịt các loài thú như khỉ, vượn, tinh tinh, hoặc một số loài thú hoang dại khác trong vùng.
Bệnh virus Ebola lần đầu tiên phát hiện tại một ổ dịch ở Nzara (Sudan) với hơn 600 người dân địa phương mắc, tỷ lệ chết lến đến 90% cùng lúc đó cũng xảy ra dịch ở Yambuku (Công gô). Dịch xảy ra tại một ngôi làng nằm gần sông Ebola và sau đó các chuyên gia đã đặt tên cho căn bệnh do virus này gây ra có tên là bệnh sốt xuất huyết do virus Ebola. Tiếp theo là các vụ dịch xảy ra ở Sudan (1979), Bờ Biển Ngà (1994), Kitwit, Công gô (1995), Uganda (2001), Gabon và Công gô (2003) với hàng trăm ca mắc và tỷ lệ tử vong rất cao (50 đến 75%).
Con người không phải là vật chủ ký sinh trong tự nhiên của virus Ebola, người đầu tiên mắc bệnh virus Ebola là do tiếp xúc trực tiếp với máu, các dịch tiết, các cơ quan của động vật bị nhiễm bệnh. Tại châu Phi, các động vật như tinh tinh, khỉ đột, dơi ăn quả, khỉ, linh dương rừng và nhím đã chết hoặc bị bệnh trong khu rừng nhiệt đới, khi lấy mẫu xét nghiệm thì đã phát hiện những con vật này bị nhiễm virus Ebola.
Các biểu hiện lâm sàn:
EHF là một bệnh nặng do virus cấp tính, thường được đặc trưng bởi sự khởi phát đột ngột sốt, đau cơ, nhức đầu và đau cổ họng. Tiếp theo là nôn mửa, tiêu chảy, phát ban, suy thận và chức năng gan, trong một số trường hợp, chảy máu cả trong và ngoài. Kết quả xét nghiệm cho thấy, giảm lympho bào song tăng bạch cầu trung tính và tiểu cầu cũng như tăng men gan.
Mọi người đều có thể lây nhiễm miễn là trong máu và các chất tiết có chứa virus. Trong phòng thí nghiệm, virus Ebola phân lập được từ tinh dịch (tinh dịch được mua trên thị trường) đến ngày thứ 61 sau khi khởi phát bệnh.
Thời kỳ ủ bệnh thay đổi từ 2-21 ngày.
Trong thời gian dịch virut Ebola, tỷ lệ tử vong thay đổi từ 25% đến 90%.