Hà Nam: Tuyệt đối không để xảy ra tình trạng lợi dụng tình hình thiên tai để 'găm hàng, tăng giá'

Thứ tư, 11/09/2024 10:05 AM - 0 Trả lời

(CLO) Tỉnh Hà Nam yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát giá cả các mặt hàng thiết yếu, vật liệu xây dựng…, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng lợi dụng tình hình thiên tai để "găm hàng, tăng giá" trên địa bàn tỉnh.

Ngày 11/9/2024, UBND tỉnh Hà Nam ban hành công văn chỉ đạo về việc tập trung khắc phục hậu quả cơn bão số 3 và mưa lũ sau bão.

Trong đó, UBND tỉnh yêu cầu: Các sở, ngành, địa phương, đơn vị theo chức năng nhiệm vụ thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, hiệu quả các công điện, văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; các văn bản của UBND tỉnh về theo dõi chặt chẽ, chủ động ứng phó, khắc phục với tình hình mưa lũ, thiên tai trên địa bàn tỉnh, bảo đảm an toàn tính mạng, hạn chế thấp nhất thiệt hại về tài sản của người dân, doanh nghiệp, nhà nước và một số nội dung cụ thể sau:

Tổ chức cứu trợ lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cho các hộ dân có nguy cơ thiếu đói, nhất là các hộ tại các khu vực còn bị cô lập; bố trí chỗ ở tạm cho các hộ bị mất nhà ở. Tuyệt đối không để ai bị đói, bị rét, không có nơi ở.

ha nam tuyet doi khong de xay ra tinh trang loi dung tinh hinh thien tai de gam hang tang gia hinh 1

Mực nước dâng cao tại khu vực cầu Phù Vân cũ, thành phố Phủ Lý.

Tập trung chỉ đạo xử lý, khắc phục ngay các nhà ở của dân, lớp học bị hư hỏng do bão gây ra; giải tỏa cây xanh gãy, đổ trên các tuyến đường; khắc phục kịp thời các sự cố về điện, nước sạch, viễn thông,… để bảo đảm hoạt động sản xuất - kinh doanh và sinh hoạt của nhân dân; hướng dẫn triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh sau bão, lũ, ngập lụt.

Chỉ đạo vận hành hiệu quả hệ thống công trình thủy lợi (kênh mương, trạm bơm tiêu, thoát nước) đã có và lắp đặt các trạm bơm dã chiến tại các điểm bị ngập úng để tiêu thoát nước, không để ngập úng ở khu vực dân cư, khu công nghiệp, cụm công nghiệp…; tiếp tục huy động nhân lực, vật tư khẩn trương đắp các bao tải đất, cát chống nước tràn từ các hệ thống sông, công trình thủy lợi vào các khu vực dân cư, khu công nghiệp, cụm công nghiệp...

Khẩn trương kiểm tra, rà soát, triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn, gia cố hệ thống công trình thủy lợi, đê điều; chỉ đạo các lực lượng trực 24/24 giờ, nhất là các vị trí xung yếu, các vị trí có nguy cơ xảy ra sạt lở,…; bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện sẵn sàng ứng phó kịp thời khi có sự cố xảy ra.

Kiểm soát chặt chẽ, hướng dẫn, phân luồng giao thông, nhất là giao thông đường thủy nội địa tại các khu vực ngập lụt, khu vực có nguy cơ sạt lở. Chỉ đạo rà soát, kịp thời phát hiện, tránh xảy ra các sự cố bất ngờ đối với các cầu giao thông trên địa bàn.

Xây dựng phương án xử lý bảo đảm an toàn đối với các khu dân cư ven sông, khu dân cư có nguy cơ bị ngập lụt, sạt lở trên địa bàn tỉnh; khẩn trương di dời các hộ dân ở vùng ngập lụt về nơi an toàn để bảo đảm an toàn về người và tài sản cho Nhân dân.

Chỉ đạo chuẩn bị, cung ứng đầy đủ các điều kiện sinh hoạt về thực phẩm, thuốc men, nhu yếu phẩm cho người dân tại các địa điểm sơ tán. Tăng cường kiểm tra, giám sát giá cả các mặt hàng thiết yếu, vật liệu xây dựng…, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng lợi dụng tình hình thiên tai để "găm hàng, tăng giá" trên địa bàn tỉnh.

Hướng dẫn, hỗ trợ các địa phương triển khai thu gom, xử lý chất thải, rác thải đảm bảo vệ sinh môi trường và phòng, chống dịch bệnh sau bão lũ.

Kiểm tra, rà soát, thống kê, đánh giá đầy đủ, chính xác toàn bộ thiệt hại đối với sản xuất, tài sản của người dân, doanh nghiệp và công trình cơ sở hạ tầng của nhà nước; trong đó giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì hướng dẫn, đôn đốc thực hiện; các Sở, ngành, địa phương, đơn vị có Văn bản báo cáo UBND tỉnh, đồng gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Chi cục Thủy lợi) trước 10h00 ngày 11/9/2024 để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh trước 15h00 ngày 11/9/2024.

UBND các huyện, thành phố, thị xã: Chủ động huy động nguồn lực của địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác để khẩn trương khắc phục hậu quả bão, mưa lũ để nhanh chóng ổn định lại đời sống cho người dân, khẩn trương khôi phục sản xuất kinh doanh.

Phân công các đồng chí lãnh đạo UBND huyện, thị xã, thành phố trực tiếp xuống các địa bàn trọng điểm để lãnh đạo, chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra công tác khắc phục hậu quả của bão số 3 và ứng phó với tình hình mưa, lũ, ngập lụt trên địa bàn.

Thủ trưởng các sở, ngành, các thành viên Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh theo chức năng nhiệm vụ, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan chủ động triển khai công tác ứng phó với bão số 3 và mưa lũ theo quy định.

Trần Anh

Bình Luận

Tin khác

Sạt lở đất xô nghiêng ngôi trường 2 tầng đang hoàn thiện ở Thanh Hóa

Sạt lở đất xô nghiêng ngôi trường 2 tầng đang hoàn thiện ở Thanh Hóa

(CLO) Một ngôi trường 2 tầng ở Thanh Hóa đang trong giai đoạn hoàn thiện để đưa vào sử dụng thì bất ngờ bị một khối lượng lớn đất đá trên đồi sạt lở ập xuống khiến trường bị xô nghiêng, cột tường nứt toác.

Đời sống
Cảnh báo lũ trên các sông trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Cảnh báo lũ trên các sông trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

(CLO) Theo thông tin của Đài khí tượng thủy văn Thanh hóa từ ngày 19/9 đến 22/9, trên các sông suối trên địa bàn tỉnh có khả năng xảy ra một đợt lũ với biên độ lũ lên từ 2-4m.

Đời sống
Thanh Hóa: Cành cây gãy khiến 1 giáo viên bị thương nặng, 4 ô tô bẹp rúm

Thanh Hóa: Cành cây gãy khiến 1 giáo viên bị thương nặng, 4 ô tô bẹp rúm

(CLO) Một nhánh cây xà cừ ở trong sân của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa bất ngờ đổ gãy khiến 1 giáo viên bị thương nặng, 4 ô tô bẹp rúm.

Đời sống
Bạc Liêu: Hơn 6.000 ha lúa chưa kịp thu hoạch do ảnh hưởng mưa bão

Bạc Liêu: Hơn 6.000 ha lúa chưa kịp thu hoạch do ảnh hưởng mưa bão

(CLO) Do ảnh hưởng của cơn bão số 3 và hoàn lưu sau bão gây mưa lớn nhiều ngày nên làm cho hơn 6.000 ha lúa của bà con nông dân tại tỉnh Bạc Liêu chưa kịp thu hoạch.

Đời sống
Bão số 4 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới

Bão số 4 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới

(CLO) Chiều nay (19/9), bão số 4 (có tên gọi quốc tế là Soulik) đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, nằm trên đất liền các tỉnh Quảng Bình - Quảng Trị, sức gió mạnh cấp 7 (50-61km/h), giật cấp 9.

Đời sống