(CLO) Bên cạnh những hàng hóa có tem nhãn rõ ràng đúng quy định, thì không ít hàng hóa có dấu hiệu không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng ngoại nhập không dán tem nhãn phụ tiếng Việt,… Đó là những gì mà phóng viên ghi nhận được tại các cửa hàng thuộc hệ thống siêu thị LAMASON 10K trên địa bàn TP. Hà Nội.
Theo thông tin phóng viên báo Nhà báo và Công luận tìm hiểu, hệ thống cửa hàng tiện ích LAMASON 10K thuộc Công ty TNHH Thương mại và Đầu tư LamaSon 10k (địa chỉ tại số 207 Tô Hiệu, quận Cầu Giấy, Hà Nội), được thành lập từ 2018, chuyên kinh doanh một chuỗi các cửa hàng chuyên về đồ tiêu dùng. Hiện nay, công ty này có đến 35 cửa hàng phủ kín mọi ngóc ngách của Thủ Đô, chủ yếu kinh doanh đồ gia dụng, đồ chơi trẻ em, hoá mỹ phẩm, hàng may mặc, giày dép,…
Cửa hàng LamaSon 10k tại số 207 phố Tô Hiệu, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy.
Ngay sau khi nhận được thông tin hệ thống cửa hàng LAMASON 10K đang có dấu hiệu vi phạm các quy định của pháp luật về kinh doanh hàng hóa. Phóng viên đã khảo sát một số cửa hàng thuộc hệ thống này.
Phóng viên ghi nhận 3 Cửa hàng LAMASON 10k tại số 207 phố Tô Hiệu, 90 Hoàng Quốc Việt, 40 Nguyễn Khánh Toàn, quận Cầu Giấy.
Nhiều sản phẩm không có tem nhãn phụ
Ghi nhận thực tế của phóng viên tại cửa hàng LAMASON 10k (địa chỉ số 207 Tô Hiệu, 90 Hoàng Quốc Việt, 40 Nguyễn Khánh Toàn, Quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội) đang bày bán hàng nghìn sản phẩm đa dạng về chủng loại, mẫu mã cũng như kích thước hàng hóa từ: dầu gội đầu, mỹ phẩm, chăm sóc da, đồ gia dụng, văn phòng phẩm, đồ dùng thiết yếu hàng ngày cho đến đồ dùng của trẻ em... nhưng đều không có tem nhãn phụ bằng tiếng Việt theo quy định, "mập mờ" về nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm.
Quan sát bằng mắt thường dễ dàng nhận thấy hầu hết các mặt hàng ở đây “chi chít” những dòng chữ bằng tiếng nước ngoài... nên việc xác định nguồn gốc, xuất xứ, đơn vị nhập khẩu, chịu trách nhiệm cũng như các thông tin về sản phẩm (hướng dẫn sử dụng, thành phần, công dụng bằng tiếng Việt...) đều không có.
Người tiêu dùng muốn tìm hiểu thông tin về sản phẩm hay cách sử dụng đều phải hỏi nhân viên tại cửa hàng mới có thể nắm rõ. Điều này gây khó khăn và bất tiện cho người tiêu dùng khi có nhu cầu mua hàng sử dụng.
Tương tự, tại cửa hàng LAMASON 10k (địa chỉ số 90 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội) theo ghi nhận của phóng viên, có rất nhiều sản phẩm được bày bán từ đồ gia dụng đến đồ chơi trẻ em, phụ kiện, mỹ phẩm... Tuy nhiên, bên cạnh những sản phẩm Made in Việt Nam thì cửa hàng còn rất nhiều sản phẩm không có tem nhãn phụ tiếng Việt, mập mờ về nguồn gốc.
Những sản phẩm đồ chơi đều "trắng" thông tin nhà nhập khẩu, thậm chí còn trống cả thông tin đơn vị sản xuất đang được bán với giá rất rẻ.
Tại quầy đồ chơi trẻ em, trừ một số sản phẩm là đồ chơi nước ngoài có đầy đủ tem nhãn phụ tiếng Việt thì một số đồ chơi như: máy bay, ô tô, đồ chơi điện thoại, bong bóng…không hề có bất kỳ thông tin bằng tiếng Việt nào liên quan đến đơn vị nhập khẩu, chịu trách nhiệm về sản phẩm.
Đáng chú ý, có những sản phẩm còn “trắng” thông tin, “tù mù” về nguồn gốc xuất xứ, ngoài thông tin về giá bán, không có thông tin liên quan đến đơn vị sản xuất, đơn vị nhập khẩu.
Trong vai khách hàng đang có nhu cầu tìm mua một vài sản phẩm đồ chơi trẻ em, phóng viên có thắc mắc với nhân viên tại cửa hàng về nguồn gốc của những sản phẩm này thì nhận được câu trả lời: “Em chỉ là nhân viên nên không nắm được”.
Điển hình, như các sản phẩm ô tô nhựa, Pop It, đồ chơi stichket...chỉ được cửa hàng này dán giá bán, mặt trước và mặt sau chỉ toàn là tiếng nước ngoài, không hề có tem nhãn phụ để người tiêu dùng có thể tìm hiểu về sản phẩm.
Còn tại cửa hàng LAMASON 10k (địa chỉ số 40 Nguyễn Khánh Toàn, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội) cũng đang bày bán hàng nghìn sản phẩm như: Đồ dùng gia đình, thời trang, mỹ phẩm,… với mức giá từ vài chục nghìn đồng đến hàng trăm nghìn đồng.
Đối với một số sản phẩm là mặt hàng gia dụng như bàn chải, cọ chảo, móc treo tường, móc tròn bông tắm, thìa cơm, găng tay thậm chí là cả ống hút đều không có tem nhãn phụ về nguồn gốc sản phẩm.
Đặc biệt hơn nữa, đối với một số sản phẩm là mỹ phẩm cũng không có tem nhãn rõ ràng khiến người tiêu dùng rất khó để nhận biết về sản phẩm.
Mỹ phẩm không tem nhãn phụ tiếng Việt bày bán tại của hàng LamaSon 10k.
Trao đổi với phóng viên, chị Hương Tú, một khách hàng tại cửa hàng LAMASON 10k cho biết: "Tôi thường xuyên ra cửa hàng ở LAMASON 10k để mua đồ gia dụng cho gia đình, tuy nhiên nhiều sản phẩm bán tại đây chỉ có chữ nước ngoài, không có tem nhãn giới thiệu về sản phẩm, nguồn gốc của sản phẩm nên tôi khá hoang mang lo lắng".
“Đối với các sản phẩm hóa mỹ phẩm ở đây tôi không dám mua về sử dụng vì thứ nhất chỉ cần nhìn bao bì đã thấy chất lượng in ấn không rõ ràng, chữ xấu, cẩu thả, dễ bong tróc; thứ hai không biết là loại nào, công dụng là gì, một số sản phẩm không có tem nhãn phụ về nguồn gốc cũng khiến tôi không tin tưởng về chất lượng cũng như độ an toàn khi sử dụng sản phẩm này” chị Hương Tú chia sẻ thêm.
Trước những sự việc trên, dư luận vẫn còn băn khoăn: Liệu LAMASON 10K có thể “đảm bảo” những sản phẩm được họ bày bán là sản phẩm an toàn? Người sử dụng sẽ ra sao nếu mua phải những mặt hàng rởm, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, không được các cơ quan chức năng cấp phép lưu hành trên thị trường? Khi có sự cố xảy ra, tổ chức, cá nhân nào sẽ phải chịu trách nhiệm đối với khách hàng?...
Thiên đường hàng thương hiệu giá hơn “trăm ngàn”
Thực trạng sản phẩm “đeo” mác nổi tiếng, được bán trong những cửa hiệu nổi tiếng nhưng không có thông tin chỉ dẫn, không có hướng dẫn sử dụng, bảng thành phần…đang diễn ra tràn lan.
Cụ thể, nhiều mặt hàng hóa mỹ phẩm bày bán tại cửa hàng có nhiều dấu hiệu bất thường, nổi bật nhất là sản phẩm dung dịch vệ sinh phụ nữ Intima Ziaja cũng là một trong những sản phẩm “quốc dân” được chị em tin dùng, nhưng hầu hết trên các hệ thống LAMASON 10K mặt hàng này không hề có thông tin của sản phẩm, gây khó khăn cho khách hàng khi tìm hiểu thông tin.
Tràn lan hàng hóa không nhãn phụ tiếng Việt
Tương tự, phấn rôm trẻ em, dầu gội đầu, sữa dưỡng thể, dầu mát-xa, sữa tắm Johnson's Baby là một thương hiệu mỹ phẩm và sản phẩm chăm sóc da nổi tiếng dành cho trẻ em của Mỹ, thế nhưng trên mỗi sản phẩm lại không gắn tem, mác nguồn gốc, xuất xứ theo đúng quy định.
Thông thường, các sản phẩm chăm sóc da sẽ được chỉ định sử dụng trên nền những loại da khác nhau, nếu không sẽ gây kích ứng cho người dùng đặc biệt là trẻ nhỏ.
Nhiều sản phẩm chăm sóc sắc đẹp, thời trang thương hiệu “mập mờ” về nguồn gốc, xuất xứ cũng được bày bán tại đây
Điều đáng nói, nhiều sản phẩm của thương hiệu nổi tiếng được bày bán ở LAMASON 10k như: thương hiệu thời trang Calvin Klein, Tommy, Body Mist Victoria’s Secret… được chào bán với giá rẻ hơn nhiều so với giá cả triệu đồng?
Không chỉ vậy, các mặt hàng điện tử như củ sạc, cáp sạc, tai nghe điện thoại, quạt tích điện cầm tay, nồi cơm điện… bán với giá rẻ chỉ từ vài chục nghìn đồng. Hầu hết các sản phẩm này đều không có thông tin về nguồn gốc xuất xứ tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, thậm chí nguy cơ cháy nổ là rất cao.
Phóng viên báo Nhà báo và Công luận đã đặt lịch làm việc và nhiều lần liên hệ với Công ty Thương mại và Đầu tư LamaSon 10K để tìm hiểu rõ sự việc. Tuy nhiên, đến nay đơn vị trên vẫn chưa có thông tin phản hồi.
Liên hệ với ông Nguyễn Trọng Bình, Trưởng phòng Kiểm tra phối hợp liên ngành Cục Quản lý thị trường TP. Hà Nội cho phóng viên biết, đã chuyển cho các đội thuộc Cục QLTT và sẽ cung cấp thông tin lại sau.
Vấn nạn hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng đang trở thành vấn nạn mà cả xã hội chung tay bài trừ. Do vậy đề nghị Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội và các đơn vị liên quan nhanh chóng vào cuộc kiểm tra, xử lý dứt điểm những tồn tại về hàng hoá có dấu hiệu vi phạm quy định tại các điểm bán hàng thuộc hệ thống LAMASON 10K.
Sản phẩm đồ dùng gia đình đều không có thông tin tiếng Việt để người mua nắm rõ được hạn sử dụng, nguồn gốc xuất xứ đến từ đâu...
Theo Luật sư Đinh Nguyên, Giám đốc Công ty TNHH Luật Đại Đông Á, cho biết: “Đối với hành vi kinh doanh sản phẩm hàng hóa không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam, có dấu hiệu: kinh doanh hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ; không rõ chất lượng; kinh doanh hàng hóa trôi nổi của hệ thống siêu thị, thì mức xử phạt là từ 600.000 đồng đến 200.000.000 đồng tuỳ thuộc vào giá trị hàng hoá mà tổ chức trên vi phạm. Ngoài ra còn có thể bị áp dụng thêm các hình thức xử phạt bổ xung và các biện pháp khắc phục hậu quả.”
(CLO) Sáng 31/3, một vụ hỏa hoạn xảy ra tại một xưởng phế liệu ở khu vực phường Hòa Thọ Tây, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng. Do có nhiều vật liệu dễ cháy nên ngọn lửa nhanh chóng bùng phát mạnh, tạo ra cột khói đen cao hàng chục mét.
(CLO) Một công ty khởi nghiệp của Đức đã chế tạo một tên lửa quỹ đạo với hy vọng có thể phóng vệ tinh vào không gian từ châu Âu trong tương lai. Tuy nhiên, chuyến bay thử nghiệm đã thất bại.
(CLO) Hai ngày sau trận động đất mạnh 7,7 độ richter tàn phá Myanmar, người dân tại thành phố Mandalay vẫn đang tìm kiếm người sống sót giữa đống đổ nát, trong khi những dư chấn liên tục làm rung chuyển khu vực.
(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố "không đùa" khi nói về khả năng tiếp tục nắm quyền sau nhiệm kỳ hiện tại, dù Hiến pháp Mỹ chưa cho phép điều đó.
(CLO) Sáng nay (31/3), giá vàng trong nước đạt mức trên 101 triệu đồng/lượng, rủi ro mua vào tại vùng giá đỉnh là điều mà nhà đầu tư cần đặc biệt cân nhắc.
(CLO) Lào Cai, dải đất biên cương hùng vĩ, không chỉ giữ vai trò "phên dậu" về mặt địa chính trị, mà còn là "mảnh đất vàng" trù phú đang vươn mình trỗi dậy. Nơi đây, "bản giao hưởng" phát triển đang được viết nên, hòa quyện giữa tiềm năng nội tại mạnh mẽ và khát vọng vươn tầm, tạo nên sức hút khó cưỡng trên bản đồ kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc.
(CLO) Châu Âu từ lâu đã phải đối mặt với tình trạng suy giảm dân số, nhưng một số quốc gia, đặc biệt là ở Đông Âu, thậm chí còn rơi vào tình trạng khủng hoảng kép: tỷ lệ sinh thấp kết hợp với làn sóng di cư ồ ạt.
(CLO) Công ty TNHH TMD & XD Bảo Hưng vừa đăng tải thông tin cho gói thầu thuộc dự án "Chăm sóc, duy trì hệ thống cây xanh đã trồng trên đường Võ Chí Công, đoạn từ Km6+400 - Km42+880", do Sở Xây dựng tỉnh Quảng Nam làm chủ đầu tư.
(CLO) Cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ là tuyến đường huyết mạch, cửa ngõ của Thủ đô Hà Nội với hàng ngàn lượt xe di chuyển mỗi ngày. Đặc biệt thường xuyên ùn tắc vào dịp nghỉ lễ, Tết nên tuyến đường đang được nghiên cứu đầu tư mở rộng.
(CLO) Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thành phố Thanh Hóa vừa đăng tải biên bản mở thầu gói thầu xây lắp số 8, thuộc dự án "Đại Lộ Nam Sông Mã giai đoạn 2, đoạn từ phường Quảng Hưng đến hết địa phận phường Quảng Tâm".
(CLO) Giới chuyên gia cho rằng, nhịp chỉnh của thị trường chứng khoán tuần qua là cần thiết cho sóng tăng ở phía trước. Nhà đầu tư nên duy trì sự thận trọng trong chiều hướng mua và kiên nhẫn chờ đợi VN-Index kiểm tra ngưỡng hỗ trợ mới mạnh tay giải ngân cho vị thế mua ròng.
(CLO) CTCP Coninco Công nghệ xây dựng và môi trường vừa đăng tải thông tin mời thầu cho gói thầu số 10, thuộc Dự án "Cải tạo, nâng cấp đường tỉnh 338, đoạn từ nút giao đường dẫn cầu Bến Rừng đến Quốc lộ 18".
(CLO) Vinafood II (VSF) đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế năm 2025 tăng 20,3% dù đang phải gánh khoản lỗ lũy kế khổng lồ gần 2.800 tỷ đồng và tiếp tục không chia cổ tức năm thứ nhiều liên tiếp.
(CLO) Công ty Cổ phần Vân Đức mặc dù phải khẩn trương thực hiện chuyển đổi sản xuất gạch theo công nghệ tuylen xong trước ngày 31/12/2024. Tuy nhiên, đến nay đã quá thời hạn, doanh nghiệp này vẫn ngang nhiên sản xuất gạch theo công nghệ cũ (lò hoffman) trước dấu hiệu buông lỏng quản lý, bao che của chính quyền địa phương.
(CLO) Quá trình tác nghiệp, phóng viên đã trực tiếp có mặt và ghi hình các đối tượng cắt hạ gỗ rừng tự nhiên có dấu hiệu trái phép tại khu vực Nông trường Thạch Quảng, xã Thạch Quảng, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa.
(CLO) Liên quan đến các dự án vi phạm đê điều được nêu ra tại Kết luận số 495/KL-TTCP của Thanh tra Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa có văn bản gửi UBND TP Hà Nội và tỉnh Thái Bình đề nghị kiểm tra, rà soát, xem xét, xử lý theo quy định pháp luật.
(NB&CL) Thông báo kết luận thanh tra tại Công ty Cổ phần Cà phê Thắng Lợi, Thanh tra tỉnh Đắk Lắk đã chỉ ra hàng loạt sai phạm tại doanh nghiệp này. Qua đó, kiến nghị Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk chỉ đạo, tổ chức kiểm điểm trách nhiệm đối với những thiếu sót, khuyết điểm của các tập thể, cá nhân có liên quan.
(NB&CL) Trước những sai phạm tại dự án Khu nhà ở Hoàng Hảo và dự án Khu nhà ở Hoa Lan, Thanh tra Chính phủ đã đề nghị Bộ Công an tiếp nhận thông tin, tài liệu để xem xét, điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.
(CLO) Bằng cách nào đó, rừng tự nhiên tại khu vực Nông trường Thạch Quảng (xã Thạch Quảng, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa) vẫn bị khai thác trái phép giữa thanh thiên bạch nhật.
(CLO) Công dân liên tục có đơn phản ánh lên chính quyền phường Nam Đồng, quận Đống Đa (Hà Nội) yêu cầu giải quyết dứt điểm tình trạng vi phạm trật tự xây dựng tại số nhà 528 Xã Đàn. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa ghi nhận được kết quả trả lời thỏa đáng, trong khi lối đi hợp pháp duy nhất của người dân đã bị một số người lạ khóa cổng.
(NB&CL) Thanh tra Chính phủ vừa công bố kết luận thanh tra việc thực hiện pháp luật trong công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng; công tác quản lý, sử dụng đất đai, đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long, giai đoạn 2013-2020. Qua đó, chỉ rõ hàng loạt sai phạm tại các dự án bất động sản trên địa bàn tỉnh.
(NB&CL) Thời gian gần đây, người dân thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh không khỏi bức xúc trước tình trạng một cá nhân ngang nhiên xây dựng nhà ở và lăng mộ quy mô lớn trên đất rừng, bất chấp quy định pháp luật. Dư luận đặt câu hỏi về trách nhiệm quản lý của chính quyền địa phương khi để xảy ra tình trạng này giữa “thanh thiên bạch nhật”.
(CLO) Suốt một thời gian dài, những vi phạm về trật tự đô thị tại ngách 165/85 ngõ Chợ Khâm Thiên (quận Đống Đa) không được xử lý dứt điểm đã gây bức xúc dư luận, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống người dân.