Hà Nội đang “ôn cố tri tân”, nhìn lại để bước tới

Thứ ba, 13/10/2020 06:00 AM - 0 Trả lời

(CLO) Hà Nội vừa trang trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 1010 năm Thăng Long - Hà Nội. Và nay, Thủ đô đang bước vào một sự kiện quan trọng: Đại hội đại biểu Đảng bộ TP lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025, để nhìn lại những biến cố, để vững vàng vượt qua, tiến bước với nội lực và khát vọng lớn.

1. Đảng bộ TP. Hà Nội được thành lập ngày 17/3/1930. Suốt gần 3 thập kỷ sau đó, Ban Chấp hành, Bí thư Thành ủy đều do cấp trên chỉ định do hoàn cảnh lịch sử. Kể từ Đại hội lần thứ I họp từ 21 đến 30/4/1959 đến nay, trải qua 16 kỳ đại hội, là những mốc son đánh dấu bước trưởng thành của Đảng bộ TP.

Trước Đại hội Đảng bộ TP lần thứ XVII, Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2015 - 2020 đã tổng kết: Trong nhiệm kỳ qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô đã chấp hành nghiêm túc sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương, với nhiều cách làm sáng tạo và quyết liệt, nỗ lực, quyết tâm thực hiện, đưa Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, các Nghị quyết của Trung ương, của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển Thủ đô và Nghị quyết Đại hội XVI Đảng bộ TP đi vào cuộc sống…

Đoàn chủ tịch ra mắt tại phiên trù bị Đại hội Đảng bộ TP Hà Nội ngày 11/10/2020. Ảnh: TPO

Đoàn chủ tịch ra mắt tại phiên trù bị Đại hội Đảng bộ TP Hà Nội ngày 11/10/2020. Ảnh: TPO

Về kinh tế, Hà Nội đạt mức tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng hiện đại. Bên cạnh đó, Hà Nội đã đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực xã hội; thu hút đầu tư nước ngoài đạt kết quả vượt bậc;…

Về diện mạo, Hà Nội có nhiều thay đổi, ngày càng sáng, xanh, sạch đẹp hơn; công tác quy hoạch, xây dựng và quản lý đất đai, quản lý đô thị, trật tự, an toàn giao thông, trật tự, kỷ cương xã hội được tăng cường; nếp sống văn minh đô thị có chuyển biến tích cực;…

Nhìn lại nhiệm kỳ 2015-2020 có thể thấy, Đảng bộ TP đã đổi mới mạnh mẽ phong cách công tác, lề lối làm việc; bám sát thực tiễn, gần dân, đặc biệt là xử lý kịp thời những tình huống phát sinh, trong đó có dịch Covid-19, dân chủ trong Đảng và đời sống xã hội tiếp tục được mở rộng, phát huy,…

Nhưng, một điều đáng tiếc là ở nhiệm kỳ này, Bí thư Thành ủy Hoàng Trung Hải đã bị Bộ Chính trị thi hành kỷ luật cảnh cáo, còn Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung thì bị Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an khởi tố, bắt tạm giam vì các vi phạm, sai phạm.

2. Sáng 12/10/2020, Đại hội Đảng bộ TP. Hà Nội lần thứ XVII (nhiệm kỳ 2020-2025) đã chính thức khai mạc với sự tham dự của 497 đại biểu đại diện cho hơn 450.000 đảng viên TP. Tại phiên trù bị chiều 11/10, Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ nhận định đại hội là sự kiện chính trị có ý nghĩa rất quan trọng đối với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cùng các lãnh đạo Đảng, Nhà nước tham dự Đại hội Đảng bộ TP Hà Nội lần thứ XVII. Ảnh: TNO

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cùng các lãnh đạo Đảng, Nhà nước tham dự Đại hội Đảng bộ TP Hà Nội lần thứ XVII. Ảnh: TNO

Theo đó, Đại hội Đảng bộ TP. Hà Nội nhiệm kỳ 2020-2025 sẽ tập trung 4 nội dung chính: Tổng kết, đánh giá toàn diện việc thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XVI và thảo luận, quyết định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và thông qua Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP lần thứ XVII; Thảo luận, đóng góp ý kiến vào các dự thảo văn kiện trình Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII; Bầu Ban Chấp hành Đảng bộ TP khóa XVII, nhiệm kỳ 2020-2025; Bầu Đoàn đại biểu dự Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII.

Theo Báo cáo Chính trị trình đại hội, Hà Nội xác định các mục tiêu cụ thể gắn với từng mốc thời gian 2025, 2030 và 2045, trong đó đến năm 2045, Thủ đô có chất lượng cuộc sống cao; kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển toàn diện, bền vững; là thành phố kết nối toàn cầu, có sức cạnh tranh quốc tế, GRDP/người đạt trên 36.000 USD.

Trước những mục tiêu lớn ấy, tại diễn văn khai mạc, Bí thư Thành uỷ Hà Nội Vương Đình Huệ cũng thẳng thắn nhìn nhận những khuyết điểm, yếu kém, như tốc độ tăng trưởng kinh tế khá nhưng chưa tạo được các “đột phá lớn”, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh; chênh lệch mức sống giữa thành thị và nông thôn chậm được cải thiện; chất lượng quy hoạch và quản lý quy hoạch, phát triển đô thị chưa đồng đều; quản lý đất đai, trật tự xây dựng, xử lý úng ngập, bảo vệ môi trường, ùn tắc giao thông chưa đáp ứng yêu cầu; khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo chưa thực sự trở thành động lực quan trọng;...

Theo ông Vương Đình Huệ, tại buổi làm việc của tập thể Bộ Chính trị với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về chuẩn bị Đại hội, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã chỉ đạo: Đảng bộ Hà Nội phải đi đầu, mẫu mực; Đại hội Đảng bộ TP phải tạo ra động lực mới, chuyển biến trên mọi lĩnh vực để phát triển Thủ đô nhanh và bền vững, thực chất...

3. Hà Nội đang “ôn cố tri tân”, nhìn lại để bước tới. Và một trong những “điểm tựa” để tin tưởng vào thành công của Đại hội Đảng bộ TP lần thứ XVII chính là ở con người.

Theo đó, tháng 2/2020, ông Vương Đình Huệ được Bộ Chính trị điều động, phân công làm Bí thư Thành ủy Hà Nội nhiệm kỳ 2015 - 2020 thay ông Hoàng Trung Hải. Tháng 9/2020, ông Chu Ngọc Anh cũng được điều động về làm Phó Bí thư Thành ủy, sau đó được HĐND TP Hà Nội bầu làm Chủ tịch UBND TP.

Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ đọc diễn văn Lễ kỷ niệm 1010 năm Thăng Long - Hà Nội. Ảnh: LĐO

Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ đọc diễn văn Lễ kỷ niệm 1010 năm Thăng Long - Hà Nội. Ảnh: LĐO

Một chi tiết cần phải nhắc tới, là ông Vương Đình Huệ có học vị Tiến sĩ, nghiên cứu sinh tại Slovakia, sau đó về công tác tại Học Viện Tài chính, làm Tổng Kiểm toán Nhà nước, Bộ Trưởng Bộ Tài chính, Phó Thủ tướng Chính phủ. Trong 4 năm làm Phó Thủ tướng, ông Vương Đình Huệ được đánh giá là đã để lại dấu ấn lớn về quản lý kinh tế vĩ mô, góp phần thúc đẩy kinh tế Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ nhất trong 10 năm qua, lan toả thành quả tăng trưởng cũng như tư duy mới tới khu vực nông thôn…

Bên cạnh đó, ông Chu Ngọc Anh cũng có học vị Tiến sĩ, nghiên cứu sinh, giảng viên tại Đại học Bách khoa Hà Nội, sau đó làm việc tại Tổng cục Bưu điện, Thứ trưởng KH&CN, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ và Bộ trưởng KH&CN. “Đây là nhiệm vụ mới, nhiệm vụ khó. Bộ Chính trị hết sức tin tưởng phân công đồng chí Chu Ngọc Anh về công tác địa bàn thủ đô, trái tim của cả nước, trung tâm đầu não về chính trị, kinh tế, văn hóa, y tế, giáo dục và KHCN của cả nước”, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính nhấn mạnh dịp ông Ngọc Anh về làm Phó Bí thư Thành ủy.

Hà Nội ngày này của 1010 năm trước là thời điểm vua Lý Thái Tổ quyết định dời đô từ Hoa Lư - Ninh Bình về thành Đại La (Thăng Long), mở ra một thời kỳ phát triển huy hoàng của kinh đô Thăng Long và quốc gia Đại Việt.

Cả nước đang kỳ vọng Hà Nội 2020, với những lãnh đạo có nền tảng kiến thức, chuyên môn về kinh tế, KHCN,... sẽ đủ năng lực dẫn dắt, “truyền lửa” cho toàn bộ máy và các tầng lớp nhân dân, cùng nhau bước qua những khó khăn thực tại, xứng đáng là kinh đô của các vương triều, là Thủ đô của nước Việt rực cháy khát vọng.

Kiên Giang

Tin khác

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

(NB&CL) Ngay sau khi Chiến dịch Điện Biên Phủ được khai mở, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị: “Chiến dịch này là một chiến dịch quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”. Thực hiện chỉ thị của Người, ngay từ cuối năm 1953, công tác chuẩn bị cho chiến dịch được ráo riết tiến hành với quyết tâm cao độ và tinh thần: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”.

Góc nhìn
Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn