(CLO) Từ công trình có tổng mức đầu tư hơn 70 tỷ đồng (năm 2010), đến hiện tại điều chỉnh lên khoảng 225 tỷ đồng nhưng dự án Cải tạo xây dựng đường Phương Mai - sông Lừ sau 14 năm vẫn chưa thể hoàn thành.
Dự án đường hơn 325m trì trệ 14 năm...đội vốn lên gấp 3 lần
Dự án Cải tạo xây dựng đường Phương Mai - sông Lừ (đoạn từ ngã tư Lương Đình Của - Phương Mai đến đầu ngõ 167 phố Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội), có tổng chiều dài 325,92m, bề rộng mặt đường 10,5m, do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông Hà Nội làm chủ đầu tư.
Mục tiêu của dự án nhằm từng bước hoàn chỉnh mạng lưới giao thông theo quy hoạch, giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông khu vực tạo điều kiện đi lại thuận lợi cho người dân.
Hiện thực điều đó, ngày 4/5/2010, UBND thành phố Hà Nội phê duyệt dự án Cải tạo xây dựng đường Phương Mai - sông Lừ tại Quyết định phê duyệt dự án số 1966/QĐ-UBND. Thời điểm đó tổng mức đầu tư là 73.482.000.000 VND.
Tuy nhiên, dự án dừng thực hiện giai đoạn 2013-2015 theo chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội tại văn bản số 4424/UBND-KH&ĐT ngày 21/6/2013 về đình, giãn, hoãn tiến độ thực hiện.
Đến năm 2017, dự án được thực hiện theo chủ trương của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội tại văn bản số 398 ngày 17/8/2017 và được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt điều chỉnh tại Quyết định số 4080 ngày 9/8/2018. Tổng mức đầu tư được điều chỉnh tăng lên 225.791.599.000 VND.
Tiếp đến, ngày 26/4/2021, UBND Thành phố có Quyết định số 1887 phê duyệt điều chỉnh thời gian thực hiện dự án đến hết Quý 4 năm 2022.
Ngày 3/3/2023, UBND thành phố Hà Nội tiếp tục ban hành Quyết định phê duyệt điều chỉnh thời gian thực hiện dự án xây dựng đường Phương Mai - sông Lừ. Thời gian thực hiện dự án được điều chỉnh đến hết năm 2024 do tiến độ thực hiện giải phóng mặt bằng chậm, không đáp ứng tiến độ thi công công trình.
Như vậy, từ thời điểm phê duyệt dự án năm 2010, sau 14 năm giãn, hoãn và điều chỉnh tiến độ tới nay vẫn chưa thể hoàn thành. Hiện dự án có tổng mức đầu tư sau điều chỉnh khoảng 225 tỷ đồng, đội vốn lên gấp 3 lần so với thời điểm 2010 (hơn 70 tỷ đồng).
Nhiều vướng mắc, kiến nghị
Theo tìm hiểu được biết, đến nay dự án đã thực hiện xong công tác lựa chọn nhà thầu để thực hiện. Tuy nhiên vẫn vướng mắc trong công tác GPMB, do vậy chưa triển khai thi công ngoài hiện trường. Người dân chưa đồng thuận với phương án chỉ giới được phê duyệt, kiến nghị về đơn giá đền bù còn thấp so với giá thị trường; kiến nghị về nguồn gốc đất và tái định cư...
Thời quan qua nhiều hộ dân phố Phương Mai đã có đơn thư gửi đến các cơ quan chức năng đề nghị làm rõ nhiều vấn đề về mốc giới, tim đường, cách tính diện tích đất công trong phương án bồi thường giải phóng mặt bằng, cũng như tính hiệu quả trong thực hiện dự án này để tránh lãng phí cho ngân sách Nhà nước.
Theo phản ánh của người dân, công tác giải phóng mặt bằng, triển khai từ khoảng năm 2020, đến nay vẫn chưa hoàn thành do vướng mắc về việc xác định diện tích đất ở. Cụ thể, một số hộ dân có sổ đỏ được cấp vào khoảng năm 2006-2007, nhưng khi giải phóng mặt bằng, một phần diện tích đất theo sổ đỏ của họ lại bị coi là đất công và không được bồi thường, dẫn đến sự bất đồng và chậm trễ trong quá trình thực hiện.
Như trường hợp của hộ gia đình ông N.D.T., gia đình ông sử dụng thửa đất 41m², được cấp sổ đỏ năm 2007. Kết quả đo đạc cho thấy diện tích thực tế gia đình đang sử dụng là 41,2m². Tuy nhiên, theo phương án bồi thường, gia đình ông chỉ được bồi thường 4,98m² trong tổng số 7,6m² đất bị thu hồi. Lý do được đưa ra là 2,62m² nằm trong diện tích đất công đã được giao cho UBND phường Phương Mai quản lý từ năm 2000.
Theo ông T., sự không thống nhất giữa diện tích đất được ghi trong sổ đỏ (cấp năm 2007) và việc xác định một phần diện tích là đất công (từ năm 2000) là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc gia đình ông chưa đồng ý với phương án bồi thường.
Tương tự, trường hợp ông N.D.T., gia đình bà L.H. cũng gặp vướng mắc tương tự về diện tích đất. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do UBND quận Đống Đa cấp cho gia đình bà năm 2006 ghi nhận diện tích đất ở là 48,5m². Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đo đạc thực tế là 48,6m², chênh lệch không đáng kể (0,1m²). Tuy nhiên, phương án giải phóng mặt bằng lại xác định trong 8,8m² đất phải thu hồi có 0,6m² là đất công. Điều này dẫn đến việc diện tích đất ở còn lại của gia đình bà H. sau khi trừ phần đất công chỉ còn 48m², không khớp với diện tích 48,5m² được ghi trong sổ đỏ. Sự không nhất quán này đang gây khó khăn cho việc thống nhất phương án bồi thường...
Ngoài ra, hiện nay dự án cũng vướng phải phản ứng gay gắt từ người dân phường Phương Mai về việc giải phóng mặt bằng bị cho là "lệch" về một phía.
Theo phản ánh của người dân, hướng từ ngã tư Lương Đình Của - Phương Mai đến sông Lừ, phía bên đường thuộc phường Kim Liên, khi thực hiện giải phóng mặt bằng chỉ lấy vào khoảng 2,5 - 2,8m². Trong khi đó, tại khu vực bên đường thuộc phường Phương Mai, một số điểm bị lấy vào trên 3,6m, thậm chí có những điểm lên đến hơn 4,5m. Sự chênh lệch đáng kể này đã làm dấy lên lo ngại về tính công bằng và minh bạch của dự án.
Liên quan đến dự án trên, trao đổi với phóng viên, ông Phùng Anh Minh, Phó Chủ tịch UBND phường Phương Mai cho biết, trên địa bàn phường, tổng số là 43 hộ. Hiện tại có 13 hộ đã bàn giao mặt bằng. Còn 30 hộ thì chưa hoặc đang trong quá trình bàn giao từng phần.
Theo ông Minh, vướng mắc chính là việc một số hộ dân đề nghị Sở Quy hoạch - Kiến trúc và UBND thành phố công bố rõ mốc giới tim đường. Về việc này Sở Quy hoạch - Kiến trúc đã có văn bản trả lời người dân và chủ đầu tư về vấn đề này.
Khi phóng viên đặt câu hỏi, người dân phản ánh rằng đến khi giải phóng mặt bằng họ mới biết có diện tích đất công trong sổ đỏ của mình. Trước đó, phường có lập biên bản kiểm tra, xử lý đối với phần đất công này không?
Phó Chủ tịch UBND phường Phương Mai cho biết, phường làm việc hoàn toàn dựa trên hồ sơ, giấy tờ và hiện trạng. Một số hộ dân đang chống đối, không cho tổ công tác đo đạc, kiểm đếm, phải có quyết định của quận mới thực hiện được. Qua kiểm tra hiện trạng và hồ sơ có lấn chiếm đất công. Việc này có thể đã xảy ra từ các giai đoạn trước, phường hiện tại chỉ làm theo hồ sơ.
Về việc người dân mong muốn các đơn vị xác định rõ ranh giới ba loại đất: đất công, đất thu hồi giải phóng mặt bằng và đất ở còn lại, vị lãnh đạo phường cho rằng, việc này đã có trong phương án đền bù. Phương án thể hiện rõ bao nhiêu là đất công, bao nhiêu là đất trong sổ đỏ. Người dân chỉ có ý kiến sau khi nhận được phương án.
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông Hà Nội cho biết, công tác GPMB hiện nay đã phê duyệt 133/133 phương án. Đã bàn giao mặt bằng 38 phương án còn lại 95/133 phương án chưa chấp hành bàn giao mặt bằng.
Vướng mắc GPMB, tiếp tục gia hạn tiến độ
Liên quan đến dự án Cải tạo xây dựng đường Phương Mai - sông Lừ, ông Hoàng Văn Tuấn - Phó Phòng Dự án 3 thuộc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông Hà Nội cho biết, đơn vị đang hoàn thiện tờ trình TP xin gia hạn tiến độ đến hết năm 2025.
"Theo quy định cũ, dự án phải hoàn thành vào năm 2024. Do giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn, phải chờ Quận hoàn thành một số công việc, nên tiến độ bị chậm. Quận đã thống nhất tiến độ giải phóng mặt bằng xong vào quý III/2025. Hiện tại, Ban đang chờ quyết định chính thức từ thành phố.", ông Tuấn cho biết.
Cũng theo ông Tuấn, Dự án nằm trong chương trình, kế hoạch đầu tư trung hạn của TP, chứ không phải dự án trọng điểm. Tuy nhiên, thành phố vẫn quyết liệt chỉ đạo để đảm bảo tiến độ. Mục tiêu là hoàn thành dự án trong giai đoạn 2021-2025. Trước đây dự án bị gián đoạn do bố trí vốn của thành phố và sự ưu tiên cho các dự án trọng điểm hơn. Đến năm 2017, dự án được tiếp tục triển khai.
Đối với phản ánh của người dân về tim đường, theo đại diện chủ đầu tư, việc tim đường quy hoạch không trùng với tim đường hiện trạng, việc này căn cứ quy hoạch đã được phê duyệt và chỉ giới đường đỏ được cấp bởi Sở Quy hoạch - Kiến trúc. Các đơn vị chức năng, bao gồm Sở Tài nguyên và Môi trường, cắm mốc giới theo chỉ giới này và bàn giao lại cho chủ đầu tư và quận/phường để thực hiện.
"Ban đã giải thích vấn đề này bằng nhiều hình thức, bao gồm cả văn bản và tại các hội nghị, và sẽ tiếp tục phối hợp với quận để vận động, giải thích cho người dân hiểu rõ.", ông Tuấn cho biết.
Theo người dân, không chỉ tại phường Phương Mai, quá trình giải phóng mặt bằng tại phường Kim Liên cũng gặp khó khăn và có nguy cơ xảy ra vi phạm xây dựng, lấn chiếm đối với một số công trình đã thực hiện một phần việc giải phóng mặt bằng. Để làm rõ hơn những nội dung người dân phản ánh, phóng viên đã nhiều lần liên hệ là việc với UBND quận Đống Đa. Tuy nhiên không hiểu vì lý do gì đơn vị này không có bất kỳ phản hồi nào.
Được biết, liên quan đến dự án này, người dân cũng gửi đơn thư đến Cơ quan cảnh sát điều tra đề nghị vào cuộc làm rõ nhiều nội dung.
Đại diện phía chủ đầu tư cho biết, khi nhận được đơn thư, Cơ quan cảnh sát điều tra phải thực hiện theo quy định của pháp luật. Đơn vị đã cung cấp đầy đủ hồ sơ và trả lời bằng văn bản theo yêu cầu của cơ quan điều tra.
(CLO) Sáng 23/12, Cơ quan CSĐT Công an TP Long Xuyên (An Giang) cho biết, vừa ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và Lệnh bắt tạm giam 3 đối tượng cùng về tội “In, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước".
(CLO) Huawei Mate X6 mang đến thiết kế ấn tượng, màn hình lớn, hiệu năng mạnh mẽ và camera vượt trội, hứa hẹn là đối thủ đáng gờm trong phân khúc điện thoại gập cao cấp.
(CLO) Ẩn mình giữa cảnh sắc bình yên của vùng đất xứ đoài, làng cổ Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội tự hào lưu giữ một ngôi đình cổ gần 500 năm tuổi, nơi hội tụ những giá trị văn hóa lịch sử độc đáo.
(CLO) Sáng nay (23/12), giá vàng trong nước diễn biến khá bất thường và trái chiều nhau ở các nhãn hàng, trong khi giá vàng giao ngay trên thế giới tăng nhẹ.
(CLO) Một vụ án mạng kinh hoàng đã xảy ra trên tàu điện ngầm ở thành phố New York vào sáng Chủ nhật. Cảnh sát cho biết một người đàn ông đã châm lửa đốt một người phụ nữ khi bà đang ngủ trên tàu, khiến nạn nhân tử vong tại chỗ.
(CLO) Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy đã thông báo cải tổ lớn trong đội ngũ ngoại giao của mình, bao gồm việc thay thế đại diện của Kiev tại Liên hợp quốc.
(CLO) Chuyên trang ẩm thực TasteAtlas vừa chốt danh sách 50 thành phố ẩm thực đáng trải nghiệm nhất thế giới, Việt Nam có 2 địa danh lọt vào top là Huế ở vị trí 35 và Hà Nội vị trí 40.
(CLO) Hiện tiến độ triển khai 8 dự án đầu tư kinh doanh công trình trạm dừng nghỉ trên tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020 rất chậm, chưa đáp ứng yêu cầu đề ra.
(CLO) Một cây cầu nối liền hai bang miền bắc và đông bắc Brazil đã sập vào chiều Chủ nhật, khi có các phương tiện đang lưu thông. Tai nạn khiến ít nhất một người thiệt mạng và làm tràn axit sulfuric xuống sông Tocantins.
(CLO) Galaxy AI của Samsung mang đến nhiều tính năng ấn tượng nhưng vẫn chưa đủ sức thay đổi cuộc sống người dùng. Bài viết phân tích những điểm mạnh và hạn chế của công nghệ này.
(CLO) Apple đang phát triển chuông cửa thông minh với tính năng nhận dạng khuôn mặt, kết nối với khóa chốt và tích hợp liền mạch vào hệ sinh thái nhà thông minh của Apple.
(CLO) Hơn 160 trẻ em và thanh thiếu niên đã được giải cứu khỏi giáo phái Do Thái cực đoan Lev Tahor sau khi có cáo buộc về các hành vi lạm dụng trẻ em, trong đó có hiếp dâm.
(CLO) Trong không khí phấn khởi, vui tươi, ấm áp dịp Lễ Giáng sinh năm 2024, chiều 22/12, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã đến chúc mừng Giáng sinh và năm mới 2025 tại Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, Tổng hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) và Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam.
(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ GTVT và các bộ, cơ quan liên quan đẩy nhanh hơn nữa tiến độ chuẩn bị trình dự án, trong tháng 1/2025 phải trình Chính phủ để trong tháng 2/2025 trình Quốc hội chủ trương đầu tư dự án và các cơ chế, chính sách đặc thù, chậm nhất trong 12/2025 phải khởi công tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng kết nối Việt Nam với Trung Quốc.
(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, cần tiếp tục thúc đẩy kinh tế cửa khẩu trở thành điểm đột phá về kinh tế của tỉnh Lào Cai và các tỉnh vùng Trung du, miền núi phía bắc; tập trung xây dựng Lào Cai thành trung tâm kết nối giao thương kinh tế giữa Việt Nam và các nước ASEAN với vùng Tây Nam - Trung Quốc theo tinh thần Nghị quyết 11-NQ/TW ngày 10/02/2022 của Bộ Chính trị.
(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu phải thay đổi quan niệm về chất lượng và môi trường sống của nhà ở xã hội. Đồng thời, yêu cầu các cơ quan nghiên cứu để tiếp tục hoàn thiện các chính sách phải hỗ trợ cho người mua, thuê mua, thuê nhà ở xã hội, đặc biệt các chính sách phải trong 5-10 năm chứ không chỉ 2 năm.
(CLO) Chiều 22/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tới thăm, chúc mừng các linh mục, tu sĩ, đồng bào Công giáo tại Giáo xứ Lào Cai và tặng quà một số gia đình giáo dân nhân dịp Giáng sinh.
(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi lời chúc tới bà con ba thôn Làng Nủ, Nậm Tông, Kho Vàng sớm trở thành "Thôn kiểu mẫu" - "làng hạnh phúc", sạch, đẹp, xanh, văn minh, hiện đại, cuộc sống ấm no cả về vật chất, tinh thần, y tế, giáo dục, văn hóa…
(CLO) Sáng 22/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ khánh thành Dự án tái thiết khu dân cư thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên; thôn Nậm Tông, xã Nậm Lúc và thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai - nơi vào tháng 9/2024 xảy ra thảm hoạ lũ quét, sạt lở đất do bão số 3 gây ra.
(CLO) Chính phủ yêu cầu nghiên cứu xây dựng công trình cắt qua đường biên giới tại Khu cửa khẩu Kim Thành và cửa khẩu quốc tế Bản Vược (tỉnh Lào Cai) để vận chuyển hàng hóa (container) sang Trung Quốc bằng đường ray đơn.