Hà Nội hỗ trợ nghệ nhân bảo tồn di sản

Thứ tư, 27/09/2023 18:23 PM - 0 Trả lời

(CLO) Nhiều quận huyện của TP Hà Nội đã có chính sách hỗ trợ nghệ nhân truyền dạy các di sản văn hoá phi vật thể ở mức 500.000 đồng/buổi đối với nghệ nhân nhân dân, 300.000 đồng/buổi đối với nghệ nhân ưu tú.

Đây là thông tin được Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội đưa ra tại Tọa đàm "Vai trò, trách nhiệm của nghệ nhân trong bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn thành phố Hà Nội" sáng nay (27/9).

Theo Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao TP Hà Nội Trần Thị Vân Anh, năm 2023, thành phố đã ban hành Nghị quyết số 23/2022/NQ-HĐND quy định chế độ đãi ngộ, hỗ trợ nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú; nghệ nhân và Câu lạc bộ tiêu biểu trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể.

ha noi ho tro nghe nhan bao ton di san hinh 1

Nghệ nhân Giáo phường ca trù Thái Hà trình diễn tại tọa đàm. Ảnh: ND

Cũng trong năm 2023, TP Hà Nội đã chi đãi ngộ mỗi nghệ nhân nhân dân 40 triệu đồng, mỗi nghệ nhân ưu tú 30 triệu đồng. Tổng kinh phí đã chi hơn 3,5 tỷ đồng cho 14/18 nghệ nhân nhân dân và 101/113 nghệ nhân ưu tú còn sống.

Đối với việc kiện toàn, thành lập các câu lạc bộ tiêu biểu, Sở Văn hóa - Thể thao phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã rà soát, hướng dẫn các thủ tục kiện toàn, thành lập các câu lạc bộ tiêu biểu có nghệ nhân và người tham gia thực hành, trình diễn, truyền dạy, bảo vệ, phát huy giá trị các loại hình di sản văn hóa phi vật thể.

Nhiều quận, huyện đã và đang tích cực thực hiện thủ tục này để chi trả kinh phí hỗ trợ lần đầu khi câu lạc bộ được thành lập để mua sắm trang thiết bị, đạo cụ 50 triệu đồng; hỗ trợ kinh phí hoạt động hàng năm cho các câu lạc bộ tiêu biểu hoạt động thường xuyên 20 triệu đồng mỗi năm.

Đến nay, đã có 2 câu lạc bộ được thành lập: Câu lạc bộ Trống quân xã Khánh Hà (huyện Thường Tín) và Câu lạc bộ ca trù Yên Nghĩa (quận Hà Đông). 10 câu lạc bộ đã thành lập Ban vận động và đang hoàn thiện thủ tục thành lập: Câu lạc bộ ca trù Lỗ Khê, Chanh Thôn, Câu lạc bộ múa bồng Triều Khúc, Câu lạc bộ tuồng xã Xuân Nộn…

Các hoạt động trình diễn, giới thiệu di sản cũng đã được quy định mức hỗ trợ cụ thể nghệ nhân thực hành di sản, qua đó góp phần tạo nên sức sống của di sản. Ngoài ra trong các lễ hội truyền thống, các sự kiện văn hóa của địa phương và Hà Nội; các hoạt động trên khu vực phố đi bộ, phố cổ đã thường xuyên đưa các tiết mục trình diễn của nghệ nhân đến với công chúng.

Lãnh đạo Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội cho biết các nghệ nhân đều rất phấn khởi khi nhận được kinh phí đãi ngộ, điều đó có ý nghĩa to lớn, kịp thời động viên, khích lệ các nghệ nhân tiếp tục gìn giữ, bảo vệ, trao truyền, quảng bá, phát huy giá trị các di sản đang nắm giữ.

Tuy nhiên, ý kiến một số quận huyện cho rằng, việc TP Hà Nội chỉ hỗ trợ cho các câu lạc bộ có đủ điều kiện theo NĐ 45/NĐ-CP của Chính phủ, nên hiện nay, dù các Câu lạc bộ nghệ thuật truyền thống đã hình thành lâu đời hoặc đã có quyết định thành lập của UBND huyện phải làm lại quy trình từ đầu nên mất khá nhiều thời gian trong việc hoàn thiện các quy trình để đủ điều kiện được hỗ trợ kinh phí.

ha noi ho tro nghe nhan bao ton di san hinh 2

Nhiều nghệ nhân cao tuổi tham dự toạ đàm. Ảnh: P. Bùi

Thạc sĩ Man Khánh Quỳnh, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam nhận định, hiện nay, số lượng nghệ nhân dân gian nắm giữ di sản văn hóa phi vật thể đang ngày càng ít dần đi do tuổi cao, sức yêu, mà thế hệ trẻ lại không “mặn mà” với điều đó nên các yếu tố văn hóa dân gian truyền thống có nguy cơ cao bị mai một.

Để nâng cao vai trò của nghệ nhân trong việc bảo vệ và phát huy các giá trị di sản văn hóa phi vật thể, một số ý kiến cho rằng, cần hoàn thiện chính sách đối với nghệ nhân thực hành di sản văn hóa phi vật thể; tạo điều kiện thuận lợi cho nghệ nhân dân gian có môi trường thực hành và truyền dạy di sản văn hóa phi vật thể đang nắm giữ; tăng cường tổ chức các chương trình hỗ trợ và quảng bá về nghệ thuật và di sản văn hóa; vinh danh nghệ nhân vào những dịp lễ hội của làng, những sự kiện văn hoá của địa phương...

Khánh Ngọc

Bình Luận

Tin khác

'Mai' thắng lớn tại Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng 2024

'Mai' thắng lớn tại Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng 2024

(CLO) Bộ phim "Mai" thắng lớn khi giành 3 giải thưởng quan trọng tại Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng lần thứ hai năm 2024.

Đời sống văn hóa
Lễ hội Vì Hòa bình đầu tiên của cả nước được tổ chức tại Quảng Trị

Lễ hội Vì Hòa bình đầu tiên của cả nước được tổ chức tại Quảng Trị

(CLO) Tối ngày 6/7, tại Khu Di tích lịch sử Đôi bờ Hiền Lương, sông Bến Hải, tỉnh Quảng Trị đã diễn ra Lễ hội Vì Hòa bình năm 2024 - lễ hội đầu tiên của cả nước - sự kiện tôn vinh giá trị của hòa bình, chuyển tải thông điệp về hoà bình của nhân dân Quảng Trị trong dòng chảy khát vọng của dân tộc Việt Nam và các dân tộc yêu chuộng hoà bình trên toàn thế giới. 

Đời sống văn hóa
ICOMOS sẽ thẩm định Quần thể di tích danh thắng Yên Tử vào tháng 8/2024

ICOMOS sẽ thẩm định Quần thể di tích danh thắng Yên Tử vào tháng 8/2024

(CLO) Tháng 8/2024, TP Uông Bí sẽ đón Đoàn chuyên gia của ICOMOS về thẩm định, đánh giá Quần thể di tích danh thắng Yên Tử, tiến tới công nhận Quần thể di tích, danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc là Di sản thế giới.

Đời sống văn hóa
Đối ẩm Trà Đạo Nhật Bản và Trà Thức Việt Nam

Đối ẩm Trà Đạo Nhật Bản và Trà Thức Việt Nam

(CLO) Trong khuôn khổ Lễ hội Việt Nam - Nhật Bản 2024 tại thành phố Đà Nẵng diễn ra từ ngày 4 - 7/7, với nhiều hoạt động đặc sắc, như Triển lãm thành tựu hợp tác Việt Nam - Nhật Bản, hội thảo, tọa đàm kinh doanh, kết nối giao thương, chương trình giao lưu thể thao, nghệ thuật với nhiều hoạt động lần đầu tiên xuất hiện tại lễ hội như trải nghiệm bóng chày Nhật Bản, giao lưu Bon Odori và múa sạp… Điểm nhấn của Lễ hội lần này đó là chương trình Đối ẩm Trà Đạo Nhật Bản và Trà Thức Việt Nam.

Đời sống văn hóa
Liên hoan nghệ thuật thanh, thiếu nhi quốc tế lần đầu tiên tổ chức tại Viêt Nam

Liên hoan nghệ thuật thanh, thiếu nhi quốc tế lần đầu tiên tổ chức tại Viêt Nam

(CLO) Liên hoan nghệ thuật Thanh - thiếu nhi quốc tế 2024 dự kiến thu hút từ 200 - 300 thí sinh đến từ Việt Nam và từ 7 đến 10 đoàn thiếu nhi quốc tế tham dự.

Đời sống văn hóa