(CLO) Tuy bị thiệt thòi hơn các bạn cùng trang lứa, nhưng Trần Nam Long lại có khả năng thiên bẩm về hội họa. Và điều đó được thể hiện qua loạt tranh cực thực về phố Hà Nội được ra mắt người đam mê nghệ thuật tại Triển lãm "Phố xưa hè cũ" vào chiều 2/3 tại Nhà triển lãm 29 Hàng Bài.
Khi sinh ra được 1 tuổi, sau một trận ốm nặng, cậu bé Trần Nam Long đã mất hoàn toàn thính lực. Vài năm sau đó, em được chẩn đoán mắc chứng tự kỷ tăng động ở mức nặng. Bên cạnh đó, Trần Nam Long còn bị dị tật ở chân và phải trải qua nhiều cuộc phẫu thuật. Chưa dừng lại, điều không may mắn lại đổ ập xuống gia đình nhỏ của Long khi cha cậu qua đời sớm.
Như sự bù trù của tự nhiên, con người khiếm khuyết điều này thì sẽ được ông trời bù lại một khả năng thiên bẩm khác. Trần Nam Long là một trường hợp như thế. Trong thế giới tĩnh lặng của người vô thanh, cậu có khả năng ghi nhớ một cách chính xác các sự vật hiện tượng. Nam Long thích vẽ và bộc lộ năng khiếu về hội họa ngay từ nhỏ. Không có khả năng nghe và nói nhưng cậu lại có thể lắng nghe bằng mắt và nói bằng tranh.
Họa sĩ trẻ Trần Nam Long cùng mẹ (bên trái) tại triển lãm "Phố xưa hè cũ".
Để được như ngày hôm nay, Trần Nam Long đã vượt qua muôn vàn khó khăn và tình yêu thương của mẹ, sự tận tâm giúp đỡ của các thầy cô giáo dạy vẽ. Mẹ của em đã đồng hành cùng con, rong ruổi khắp các ngõ phố của Hà Nội để Long vẽ ký họa. Cậu có thể vẽ chính xác từng đường nét kiến trúc, các chi tiết trên đường phố một cách say sưa.
Những thiệt thòi về thể chất như mất thính lực hoàn toàn lại giúp Trần Nam Long tập trung vào các bức họa và đặc tả về đô thị cũ Hà Nội theo lối cực thực. Xem tranh của Long, mọi người đều cảm nhận phố Hà Nội tĩnh lặng, lãng đãng và thanh nhã cố hữu.
Những ngôi nhà trên phố cổ như Tô Hiến Thành, Trần Xuân Soạn, Phan Huy Chú, Trần Hưng Đạo, Đặng Tất hay khu tập thể D14 Phương Mai, tập thể A12 Tôn Thất Tùng đã được Trần Nam Long lưu giữ vẻ đẹp xưa cũ và bảo lưu một cách cẩn thận, nơi thời gian ngừng trôi. Hội họa là chiếc chìa khóa đã mở cho Long cánh cửa đến với thế giới với bên ngoài. Và chính Long đã đưa mọi người đến với thế giới tĩnh lặng, nhiều màu sắc của cậu.
Chia sẻ tại triển lãm, nhà nghiên cứu Phạm Minh Quân, Phó viện trưởng Viện Nhân học văn hoá nhận xét, tông vàng chủ đạo trong tranh phố của Long gợi cho ông đến một thứ hoài niệm cá nhân, của ký ức và trải nghiệm riêng tư, là khi con người hằng nhớ về ấu thơ hồn nhiên vô ưu, nơi mọi thứ đều đơn giản và hạnh phúc hơn.
Nhà nghiên cứu Phạm Minh Quân, Phó viện trưởng viện nhân học văn hoá phát biểu tại triển lãm.
"Tuy không được học vẽ bài bản nhưng tranh của Long, dù là ký họa hay tác phẩm sơn dầu hoàn chỉnh, có độ chi tiết kỳ lạ và bố cục, tỉ lệ chuẩn xác về kiến trúc. Nếu để ý kỹ, có những cái vụng của người không trải qua trường lớp chính quy, song, đây là sự non vụng làm nổi bật cái nhìn trong sáng vốn là giá trị thực sự trong tác phẩm của Long.
Tôi nghĩ, tranh Hà Nội của Long được đón nhận và yêu mến bởi tính cộng cảm và hoài niệm phổ quát. Nhìn ngắm chúng, mỗi chúng ta sẽ tự liên hệ tới từng câu chuyện, từng trải nghiệm, từng kỷ niệm của riêng ta với Hà Nội", nhà nghiên cứu Phạm Minh Quân chia sẻ.
Nhà nghiên cứu mỹ thuật Trần Hậu Yên Thế đã chia sẻ một kỷ niệm nho nhỏ về Trần Nam Long. Đó là lần cậu cùng các anh chị trong nhóm Ký họa đô thị tới vẽ trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam. Anh đã lặng người đi khi thấy bàn chân của Nam Long vừa phẫu thuật, phải chống nạng để đi và thương hơn nữa khi biết em là người khiếm thính.
Năm 2019, khi lựa chọn các tác phẩm ký họa cho triển lãm "Mỹ thuật Đông Dương và nghệ thuật ứng dụng tại Hà Nội-nửa đầu thế kỷ 20" tại Bảo tàng Hà Nội, Trần Hậu Yên Thế đã chọn bức vẽ tòa nhà số 65 Nguyễn Thái Học của Long.
5 năm đã trôi qua, giờ Trần Nam Long ngày nào đã trở thành chàng trai 18 tuổi bên những tác phẩm mới vẽ về những con phố thân quen rất Hà Nội. Đó là phố Phùng Hưng-Hàng Mã, cửa hàng phở gia truyền Mai Hà số 20 Phan Huy Chú, hiệu thuốc chữa sâu răng số 24 Trần Xuân Soạn...
"Hà Nội ngày một đông đúc, đồ sộ, tấp nấp, tân kỳ nhưng Hà Nội của em nho nhỏ quen quen, vừa đủ để ta quanh quẩn cả đời, bịn rịn và nhớ nhung khi xa", nhà nghiên cứu Trần Hậu Yên Thế đánh giá.
Một số tác phẩm hội họa của Trần Nam Long trưng bày tại Triển lãm “Phố xưa hè cũ”
Toàn cảnh triển lãm “Phố xưa hè cũ” của họa sĩ trẻ Trần Nam Long chiều 2/3 tại Hà Nội.
Người dân, du khách thưởng lãm tranh của Trần Nam Long.
Tác phẩm 'Nắng' của Trần Nam Long.
Tác phẩm Phố Hàng Đường.
Tác phẩm "Phố Tô Hiến Thành".
Tác phẩm "Phố Nguyễn Biểu".
Nhiều du khách check-in bên tác phẩm của họa sĩ trẻ Trần Nam Long.
Ở tuổi 18, tài năng trẻ Trần Nam Long đã có triển lãm tranh cá nhân đầu tiên diễn ra từ ngày 2/3 đến ngày 6/3 tại nhà triển lãm 29 Hàng Bài, Hà Nội. Triển lãm giới thiệu gần 80 tác phẩm và đã có nhiều bức trong số này được các nhà sưu tầm sưu tập.
Sự thành công ở những bước đi chập chững đầu tiên của Trần Nam Long trong thế giới hội họa là minh chứng cho tấm gương vượt khó và là một trường hợp khích lệ đầy cảm hứng không chỉ dành cho các em khuyết tật, mà cho các bậc làm cha làm mẹ. Những trớ trêu, thách thức của số phận không hẳn sẽ khép lại một cuộc đời, mà trái lại, đôi khi lại mở ra những cách tiếp cận mới trong nghệ thuật, những nghị lực phi thường để chiến thắng số phận.
(CLO) Thị trường chứng khoán và đồng đô la lao dốc vào thứ Năm (3/4) sau khi chính sách áp thuế mới nhất trên toàn thế giới của Tổng thống Donald Trump thổi bùng một cuộc chiến thương mại mà nhiều người lo ngại sẽ gây ra suy thoái kinh tế và làm tăng lạm phát.
(CLO) "Xiên bẩn" - một món ăn đường phố khoái khẩu của nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ, học sinh, sinh viên. Sở dĩ được gọi là “xiên bẩn” bởi nó có nguồn gốc không rõ ràng, bày bán ở những nơi bụi bặm, được chiên đi chiên lại nhiều lần và tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khoẻ.
(CLO) Từ tháng 4, du khách đến TP Hạ Long sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng vẻ đẹp kỳ vĩ của vịnh Hạ Long và Bái Tử Long từ khinh khí cầu neo cố định ở độ cao 80-100 m, mang lại trải nghiệm mới lạ và đầy hấp dẫn.
(CLO) Thương vụ, Đại sứ Quán Việt Nam tại Hoa Kỳ vừa có văn bản gửi Vụ Phát triển thị trường nước ngoài, Bộ Công Thương về việc Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump Trump đã ban hành Sắc lệnh về thuế đối ứng áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ.
(CLO) Để có tiền tiều xài, Nguyễn Hoàng Kiều đã nhận bán ma túy thuê cho một đối tượng không rõ nhân thân, lai lịch với giá là 15 triệu đồng/tháng. Kiều bị bắt quả tang khi đem ma túy về dấu tại phòng trọ.
(CLO) Ngày 3/4 tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tổ chức Hội thảo quốc tế "Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc", nhằm xin ý kiến chuyên gia về Đề án "Quốc tế hóa văn hóa Việt Nam và Việt Nam hóa văn hóa quốc tế".
(CLO) Lợi nhuận sau kiểm toán năm 2024 của CTCP Tập đoàn Bệnh viện TNH (HOSE: TNH) tiếp tục sụt giảm, chỉ đạt 45 tỷ đồng – mức thấp nhất kể từ khi hoạt động. Nguyên nhân đến từ doanh thu khám chữa bệnh bảo hiểm bị điều chỉnh giảm và chi phí hoạt động tăng cao.
(NB&CL) Với sự trọng thị thơ ca, với đức khiêm nhường và sự chân thành, Thuận Hữu luôn lảng tránh và không bao giờ nhận mình là nhà thơ khi bạn bè và các nhà thơ gọi ông là nhà thơ, cho dù ông có những bài thơ quá nhiều người thuộc như bài Những phút xao lòng.
(CLO) Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hôm thứ Năm đã kêu gọi các công ty châu Âu đình chỉ kế hoạch đầu tư vào Hoa Kỳ sau khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố áp thuế toàn cầu đối với hàng nhập khẩu vào Mỹ.
(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Vĩnh Phúc phải đa dạng hóa ngành nghề, sản phẩm, thị trường, chuỗi cung ứng để phát triển nhanh và bền vững, có thể ứng phó kịp thời với tình hình khi một số ngành nào đó gặp khó khăn. Đưa Vĩnh Phúc trở thành trung tâm sản xuất công nghiệp hiện đại của cả nước. Chuyển từ gia công, lắp ráp sang sản xuất các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, tăng tỷ lệ giá trị gia tăng trong sản xuất công nghiệp.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí đưa tin đầy đủ nội dung các văn bản về đặc xá năm 2025 để mọi người dân và các phạm nhân hiểu rõ điều kiện, quy trình, thủ tục xét đặc xá... để họ có thể tự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, tự đối chiếu, giám sát hoạt động của các cơ quan chức năng, tránh nhầm lẫn, sai sót...
(CLO) Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực Phú Quốc vừa tiến hành mở thầu cho gói thầu số 5, thuộc dự án "Xử lý rác thải mới phát sinh hằng ngày".
(CLO) Ngày 3/4 tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tổ chức Hội thảo quốc tế "Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc", nhằm xin ý kiến chuyên gia về Đề án "Quốc tế hóa văn hóa Việt Nam và Việt Nam hóa văn hóa quốc tế".
(NB&CL) Với sự trọng thị thơ ca, với đức khiêm nhường và sự chân thành, Thuận Hữu luôn lảng tránh và không bao giờ nhận mình là nhà thơ khi bạn bè và các nhà thơ gọi ông là nhà thơ, cho dù ông có những bài thơ quá nhiều người thuộc như bài Những phút xao lòng.
(CLO) Đề án bảo vệ và phát huy giá trị di sản dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh do UBND tỉnh Nghệ An chủ trì, phối hợp với UBND tỉnh Hà Tĩnh, Bộ VHTT&DL xây dựng.
(CLO) Hơn 120 năm, trải qua bao biến cố lịch sử, dưới mưa bom, bão đạn và sự bào mòn của thời gian, cầu Hàm Rồng vẫn hiên ngang, in bóng bên dòng sông Mã.
(CLO) Hàng trăm tư liệu, hiện vật đặc biệt trong những năm tháng chiến đấu được các cựu binh sưu tầm, trưng bày nhân dịp kỷ niệm 60 năm chiến thắng Hàm Rồng tại Khu tưởng niệm 64 giáo viên, học sinh hy sinh trên công trường đắp đê sông Mã.
(CLO) Nhiều chương trình biểu diễn nghệ thuật sẽ diễn ra tại trung tâm các quận huyện của Thủ đô trong dịp kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
(CLO) Ngày 3/4, trong không khí trang nghiêm và thành kính hướng về cội nguồn dân tộc, tỉnh Phú Thọ đã long trọng tổ chức Lễ dâng hương giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân tại Đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân (núi Sim) và Lễ dâng hương tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ tại Đền thờ Tổ Mẫu Âu Cơ (núi Vặn), thuộc Khu Di tích lịch sử Đền Hùng.