Hà Nội: Mới đầu năm học đã 'nóng' chuyện lạm thu, học thêm, dạy thêm

Thứ năm, 14/09/2017 06:00 AM - 0 Trả lời

Thời gian qua, các cấp các ngành đã vào cuộc quyết liệt xoá bỏ tình trạng lạm thu, dạy thêm, học thêm, lớp chọn ở các trường, đặc biệt là ở Hà Nội. Thế nhưng, bất chấp quy định vẫn có những "con sâu làm dầu nồi canh".

Sự kiện: Lạm thu

(CLO) Thời gian qua, các cấp các ngành đã vào cuộc quyết liệt nhằm xoá bỏ tình trạng lạm thu, dạy thêm, học thêm, lớp chọn ở các trường, đặc biệt là ở Hà Nội. Thế nhưng, tình trạng này vẫn còn tiếp diễn... Phụ huynh nói có... Theo phản ánh từ các bậc cha mẹ có con em đang học tập tại trường Tiểu học thị trấn Phú Minh (huyện Phú Xuyên, Hà Nội): Nhà trường bố trí học thêm, thu các khoản thu không hợp lý; tổ chức các bữa ăn bán trú không đảm bảo vệ sinh, chưa được cho phép... [caption id="attachment_182534" align="aligncenter" width="650"]Báo Công luận Học sinh trong các lớp chọn lên đến gần 60 em, phải ngồi lên bục giảng[/caption] Theo quy định thì các trường không được tổ chức dạy thêm học thêm để thu tiền của học sinh, nhưng Ban giám hiệu trường TH Phú Minh mà người đứng đầu là bà Hiệu trưởng Bùi Thị Hòa vẫn cho tổ chức dạy hè cho học sinh. “Hè vừa rồi bà Hòa tổ chức dạy thêm cho toàn trường từ ngày 17/7 đến 31/8, với hình thức phát đơn in sẵn gồm 3 môn là kỹ năng sống, tiếng Anh và đọc sách thư viện. Số tiền thu là 350 nghìn đồng/ 1 cháu nhưng các cháu không hề được học đầy đủ 3 môn này. Kỹ năng sống học rất ít và mỗi em phải đóng là 200 nghìn đồng, tiếng Anh không tổ chức , còn đọc sách thư viện các cháu cũng không hề được đọc” - một phụ huynh bức xúc. Không những vậy, trong cuộc họp đầu năm bà hiệu trưởng còn cho biết năm học mới này sẽ tổ chức học thêm cho học sinh vào chiều thứ 5 (từ 15h30 đến 17h), mức thu là 100 nghìn đồng/ 1 cháu/ tháng. “Mà quy định của bộ giáo dục học sinh tiểu học đã phải đóng khoản tiền buổi 2 là 100 đồng / tháng /1 cháu rồi , tại sao lại tổ chức buổi học thêm thứ 5 thu 20 nghìn đồng / buổi / 1 cháu? Vậy là mỗi học sinh sẽ phải “cõng 2 khoản thu” trong các buổi học chiều”, phụ huynh này bức xúc nói. Cha mẹ học sinh cũng thêm phần bức xúc cho rằng các khoản thu của học sinh không được thông báo rõ ràng, có nhiều khoản lạm thu. “Hàng năm nhà trường vẫn lập quỹ “tấm lòng vàng” mỗi học sinh trong tuyến nộp tối thiểu 100 nghìn đồng/1 cháu, trái tuyến là 150 nghìn đồng/ 1 cháu, nhưng không biết là dùng để sử dụng vào việc gì. Ngoài ra, nhiều năm gần đây đều có nhà hảo tâm ủng hộ cho học sinh nghèo số tiền là 10 triệu đồng, nhưng không thấy tặng quà cho các cháu học sinh”- Phụ huynh này nói thêm. Bên cạnh đó, vẫn theo phản ánh của phụ huynh học sinh: Nhà trường thu một số khoản vô lý khác, như: thu tiền "tạp vụ" để chi cho 2 bảo vệ trong khi chức danh này đã có biên chế và nhận lương rồi; thu góp vào "quĩ tài năng", "tiền quét lớp", vệ sinh... Nhà trường còn tổ chức cho học sinh ăn bán trú khi trường chưa đủ tiêu chuẩn:Không có phòng ngủ, phòng ăn cho học sinh, không có nhà bếp mà chỉ là một ngách nhỏ được kê tạm bợ, ẩm thấp; người nấu ăn không có chuyên môn và đã già yếu. Mà người đi chợ nấu ăn lại chính là bà Hiệu trưởng(?). Số tiền thu mỗi cháu là 18 nghìn đồng/ bữa và 150 nghìn đồng/tháng tiền trông trưa. Đã từ lâu Bộ giáo dục đã bỏ trường chuyên, lớp chọn nhưng trường này vẫn tổ chức gây nên hiện tượng mất cân bằng, có lớp đến 60 em, học sinh phải ngồi sát lên cả bục giảng, trong khi có lớp chưa đến 30 em. Trước những bức xúc của phụ huynh học sinh, ngày 4/9, phòng giáo dục và đào tạo huyện Phú Xuyên đã tổ chức cuộc họp với toàn bộ đội ngũ ban giám hiệu và giáo viên của trường Tiểu học thị trấn Phú Minh "để làm rõ", song, thực tế thì những bức xúc của phụ huynh học sinh vẫn chưa được làm rõ. Xin được rút kinh nghiệm... Trao đổi với phóng viên xung quanh vấn đề này, ông Lưu Luyến, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phú Xuyên cho hay, sau khi có những thông tin từ người dân, ngày 4/9 phòng giáo dục và đào tạo đã về làm việc với trường Tiểu học thị trấn Phú Minh. Theo ông Luyến, sự việc xảy ra chưa đúng như phản ánh mà chỉ là do mâu thuẫn cá nhân(?). [caption id="attachment_182535" align="aligncenter" width="446"]Báo Công luận
Những văn bản được nhà trường in sẵn để phát cho học sinh mang về cho cha mẹ ký[/caption] Ngoài ra, trao đổi với PV, bà Nguyễn Kim Oanh, Phó trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phú Xuyên cho biết, năm học 2017-2018 có hình thức trông giữ ngoài giờ, nhưng nếu các trường triển khai thì phải đúng theo hướng dẫn; thời gian không được quá 2 tiết học và không được dạy văn hóa trong thời gian này. “Theo bà Hoà báo cáo thì ban đầu trường không hề có ý định tổ chức ăn bán trú, nhưng một số ít phụ huynh học sinh có nhu cầu nên nhà trường mới làm. Tuy nhiên, một số phụ huynh học sinh phản ánh thức ăn không đảm bảo nên Phòng GD&ĐT đã yêu cầu dừng ngay. Còn hiện tượng tổ chức lớp chọn là có ở một số khối học, không có hiện tượng lót tay cho Hiệu trưởng ít nhất 2 triệu như phản ánh, mà chỉ là nhiều phụ huynh học sinh là người nhà của giáo viên trong trường nhờ xin vào lớp có cô giáo giỏi, viết chữ đẹp. Nên mới xảy ra hiện tượng chênh lệch số lượng. Điều này thì phòng giáo dục xin rút kinh nghiệm, yêu cầu năm học 2017-2018 phải chia số lượng học sinh ra đều các lớp” - bà Oanh nói. Tuy nhiên, đến ngày 7/9, bất chấp việc chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, trường vãn tổ chức cho học sinh học thêm hai tiết cuối. Về vấn đề này, bà Hiệu trưởng trường Tiểu học Phú Minh cho biết: Những năm gần đây trường nghiêm cấm việc dạy thêm học thêm; có thầy cô cũng dạy thêm 2-3 cháu, nhưng chỉ là con cháu giáo viên trong trường nhờ nhau.Còn việc nhà trường tổ chức học thêm vào 2 tiết cuối của chiều thứ 5 hàng tuần là để học sinh có các hoạt động ngoài giờ, không học văn hóa. Vấn đề này phụ huynh học sinh đã đồng ý, trường đã nộp văn bản về phòng giáo dục và đào tạo và đang chờ phê duyệt. “Trong tháng 8 vừa qua, nhà trường có tổ chức 3 môn cho học sinh bao gồm tiếng Anh, kỹ năng sống và đọc sách thư viện. Số học sinh đăng ký là gần 600 em. Riêng tiếng anh và đọc sách thư viện nhà trường không thu tiền, vì tiếng Anh do sinh viên của trường Đại học Kinh tế Quốc dân đến dạy tình nguyện, đọc sách thư viện thì học sinh cứ thoải mái đến thư viện để đọc sách”, bà Hòa nói. Theo lời bà Hòa, riêng kỹ năng sống thì nhà trường có thuê một công ty đến dạy, số tiền phải đóng cho 8 buổi học là 200 nghìn đồng/ học sinh. Bà hiệu trưởng cũng khẳng định “nhà trường chưa tổ chức ăn bán trú cho học sinh”, nhưng lại nói thêm “trước làm thì chỉ có gia đình các cô tự phát làm thôi". “Cơ sở vật chất của nhà trường thì đảm bảo đủ điều kiện, bàn ghế ăn đầy đủ, bếp ăn thì nhà trường đang dự kiến thuê nhà hàng ngay cạnh cổng trường”, bà Hòa cho hay. Về vấn đề phân trường chuyên, lớp chọn bà Hòa cho biết: "Đúng là có những lớp đông hơn vài học sinh. Nhưng không phải do trường phân chia lớp chọn mà là phụ huynh học sinh muốn xin con vào những lớp cô giỏi, hay ở gần nhà nhau để các em được học cùng nhau. Vấn đề này nhà trường xin rút kinh nghiệm”.

Nhóm PV

 

Tin khác

Thu hồi quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh

Thu hồi quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh

(CLO) Ngay sau phản ánh của báo Nhà báo & Công luận, Bộ Tư lệnh Quân khu 4 đã ban hành quyết định thu hồi Quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh và trợ cấp, phụ cấp hàng tháng đối với ông Nguyễn Văn Nam.

Điều tra
Doanh nghiệp 'quen mặt' và những gói thầu trúng “sát giá” tại BQLDA đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm?

Doanh nghiệp 'quen mặt' và những gói thầu trúng “sát giá” tại BQLDA đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm?

(CLO) Thời gian gần đây, ông Nguyễn Minh An - Giám đốc BQLDA đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội đã ký hàng loạt gói thầu có tổng trị giá lên đến hàng trăm tỉ đồng.

Điều tra
Quán bar Aplus ngang nhiên kinh doanh 'bóng cười'?

Quán bar Aplus ngang nhiên kinh doanh "bóng cười"?

(CLO) Mặc dù từng bị xử phạt do kinh doanh quá giờ quy định, thế nhưng quán bar Aplus có địa chỉ tại số 78 Yên Phụ, phường Nguyễn Trung Trực (quận Ba Đình, Hà Nội) không những không tuân thủ theo các quy định của pháp luật mà còn tiếp tục tái diễn, ngang nhiên kinh doanh “bóng cười”….

Điều tra
Tập đoàn Thuận An góp mặt tại dự án nào trên địa bàn TP Hà Nội?

Tập đoàn Thuận An góp mặt tại dự án nào trên địa bàn TP Hà Nội?

(CLO) Công ty CP Tập đoàn Thuận An là nhà thầu quen thuộc với nhiều công trình xây dựng trên cả nước, riêng tại Hà Nội nhà thầu này góp mặt tại 5 gói thầu, với tổng giá trị 778,372,534,000 VND.

Điều tra
Thanh Hóa: Đang nợ tiền thuế TNDN, Công ty Lam Sơn có đáp ứng các tiêu chuẩn trong hồ sơ mời thầu?

Thanh Hóa: Đang nợ tiền thuế TNDN, Công ty Lam Sơn có đáp ứng các tiêu chuẩn trong hồ sơ mời thầu?

(CLO) Mặc dù đang nợ tiền thuế thu nhập doanh nghiệp nhưng Công ty TNHH xây dựng và TM Lam Sơn vẫn được UBND thị xã Nghi Sơn phê duyệt trúng gói thầu trị giá gần trăm tỷ đồng.

Điều tra