Hà Nội- TP. Hồ Chí Minh: Những giấc mơ phát triển

Hà Nội: Nôn nao khát vọng “Thành phố trong thành phố”

Chủ nhật, 01/01/2023 14:00 PM - 0 Trả lời

(NB&CL) Sau TP.HCM, “Thành phố trong thành phố” cũng đang là mục tiêu hướng đến của “mảnh đất Rồng bay”. Theo Bí thư Ðinh Tiến Dũng, việc xây dựng hai thành phố trực thuộc là tiền đề phát triển cho khu vực phía Bắc, phía Ðông và phía Tây của Thủ đô đồng thời giảm tải cho đô thị trung tâm.

Sự kiện: Hà Nội

Bài liên quan

Đột phá về phát triển đô thị

Thực ra đưa một số huyện lên thành phố đã là mục tiêu được chính quyền Thủ đô đặt ra từ năm 2021. Tháng 9/2021, HĐND TP. Hà Nội tại kỳ họp cuối tháng 9 đã thông qua tờ trình kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong đó định hướng 5 năm tới là nghiên cứu, đề xuất chủ trương xây dựng quy hoạch các huyện Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh trở thành thành phố.

Và tới năm 2022 vừa qua, khát vọng “Thành phố trong thành phố” hay “Thành phố trong Thủ đô” đã được các nhà lãnh đạo Thủ đô chia sẻ nhiều lần. Tại phiên bế mạc hội nghị lần thứ 10, Ban Chấp hành Đảng bộ TP. Hà Nội, ngày 23/11/2022, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho biết sẽ phát triển hai thành phố trực thuộc Thủ đô.

Hai thành phố dự kiến được xây dựng là Bắc sông Hồng gồm huyện Mê Linh, Đông Anh và Sóc Sơn. Đây sẽ là thành phố dịch vụ, thành phố hội nhập quốc tế. Hà Nội lấy sân bay Nội Bài là trung tâm phát triển của thành phố này. Thành phố thứ 2 trong lòng Thủ đô Hà Nội dự kiến được xây dựng ở phía Tây, khu vực Hoà Lạc hiện nay. Hà Nội định hướng đây sẽ là thành phố khoa học công nghệ và giáo dục - đào tạo...

ha noi non nao khat vong thanh pho trong thanh pho hinh 1
Hà Nội sẽ phát triển các tuyến đường có tính kết nối với các đô thị vệ tinh và kết nối vùng nội vùng và liên vùng như xây dựng cải tạo, nâng cấp, hoàn thiện các tuyến đường xuyên tâm, vành đai: QL 1A, QL 6, Vành đai 1, Vành đai 2, Vành đai 2.5, Vành đai 3, Vành đai 3.5...; xây dựng các tuyến đường sắt đô thị, các cầu qua sông Hồng. Ðặc biệt, Hà Nội sẽ tập trung đầu tư xây dựng tuyến đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm cần ưu tiên tạo động lực mới để phát triển đô thị trung tâm, các đô thị vệ tinh; mở rộng không gian phát triển cho Hà Nội.

Theo ông Dũng, việc xây dựng hai thành phố trực thuộc Thủ đô nằm trong nội dung điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Cũng tại Hội nghị, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết quan điểm điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô lần này bám sát các nghị quyết của Bộ Chính trị, nhất là Nghị quyết số 15 về định hướng phát triển Thủ đô Hà Nội.

Đồng thời việc điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô sẽ phát huy hiệu quả mọi nguồn lực xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội và kỹ thuật đồng bộ, hiện đại; tập trung ưu tiên các dự án hạ tầng giao thông và hạ tầng số theo các chiến lược, mô hình phát triển kinh tế Thủ đô và của vùng Thủ đô. Việc điều chỉnh cũng sẽ giúp cân đối quy mô phát triển dân số; hài hòa giữa văn hóa, bảo tồn di sản, di tích lịch sử với phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường, giữ gìn cảnh quan, thích ứng biến đổi khí hậu, bảo tồn phát huy giá trị làng cổ, làng nghề; đảm bảo an ninh quốc phòng; phát triển đô thị, nông thôn giàu bản sắc văn hóa, thân thiện môi trường, ổn định bền vững.

Còn theo Tiến sĩ, Kiến trúc sư Đào Ngọc Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, việc Nghị quyết số 15-NQ/TƯ đã xác định 2 thành phố tại khu vực phía Bắc và phía Tây trực thuộc Thủ đô Hà Nội, thể hiện sự đột phá về phát triển đô thị. Đây là mô hình chính quyền đô thị đổi mới, thích hợp trong phân công, phân cấp quản lý.

Viện trưởng Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội Lưu Quang Huy thì cho rằng mô hình thành phố trực thuộc Thủ đô được xem là giải pháp tạo cơ chế cho chính quyền đô thị năng động, linh hoạt trong việc kêu gọi đầu tư phát triển nhờ tính độc lập tương đối. Ngoài ra, đây được coi là bước trung gian để giảm áp lực đầu tư và nâng cấp đô thị trung tâm thành đô thị đặc biệt.

Đường còn dài cho khát vọng

Tuy nhiên, từ kinh nghiệm thí điểm thành lập thành phố Thủ Đức thuộc thành phố Hồ Chí Minh, KTS. Đào Ngọc Nghiêm cho rằng, Hà Nội cần có mô hình chính quyền thích hợp, đủ năng lực quản lý, rằng nên thận trọng trong việc nghiên cứu mô hình “Thành phố trong thành phố”. Ngoài ra, thu nhập, chất lượng sống của người dân phải được nâng cao, như các tiêu chí về đô thị thông minh, thân thiện với người dân; cần có chính sách để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào các thành phố mới.

Tiến sĩ, kiến trúc sư Ngô Trung Hải - Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch và phát triển đô thị Việt Nam cũng đánh giá việc UBND Hà Nội nghiên cứu, phát triển “thành phố trong thành phố” là một chủ trương đúng đắn, nhưng ông nhấn mạnh: Muốn lên thành phố thì khu vực đó phải có khả năng đô thị hóa cao, tiềm năng hạ tầng kỹ thuật, có khả năng “tự sống” tốt, thu hút đầu tư so với các quận, huyện.

Và để “Thành phố trong thành phố” phát triển phải có bộ máy hành chính năng động. Còn Viện trưởng Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội Lưu Quang Huy thì cho biết Hà Nội sẽ phải rà soát lại các chỉ tiêu về dân số, mật độ cư trú và phân bổ dân số, nghiên cứu lại mô hình cấu trúc đô thị để điều chỉnh cho phù hợp, đáp ứng khả năng phát triển mô hình “Thành phố trong thành phố”.

ha noi non nao khat vong thanh pho trong thanh pho hinh 2

Cũng như “người anh em TP.HCM”, “Thành phố trong thành phố” là một khát vọng lớn, hoài bão lớn của “mảnh đất rồng bay” và để biến khát vọng lớn ấy trở thành hiện thực lại là cả một hành trình dài. Nhưng, dù sao, nuôi dưỡng được khát vọng lớn ấy đã là điều đáng trân trọng và cần thiết với Thủ đô lúc này. Nói như Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam Trần Ngọc Chính, Hà Nội là đô thị đặc biệt nên cần có cách làm khác, phải có khát vọng, niềm kiêu hãnh của cả nước.

5 huyện của Hà Nội sẽ lên quận giai đoạn 2021-2025 gồm Hoài Ðức, Gia Lâm, Ðông Anh, Thanh Trì, Ðan Phượng và 3 huyện lên quận giai đoạn 2026-2030 gồm Thanh Oai, Thường Tín, Mê Linh. Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn 2050 xác định Hà Nội sẽ có 5 đô thị vệ tinh gồm: Hòa Lạc, Sơn Tây, Xuân Mai, Phú Xuyên và Sóc Sơn. Trong đó, 4 đô thị vệ tinh: Phú Xuyên, Xuân Mai, Sóc Sơn, Sơn Tây được TP. Hà Nội phê duyệt quy hoạch chung từ năm 2015 với tổng diện tích khoảng 20.388,3ha, riêng đô thị vệ tinh Hòa Lạc có diện tích 17.274ha được Thủ tướng phê duyệt quy hoạch chung vào tháng 5/2020. Các đô thị vệ tinh được định hướng phát triển hoàn chỉnh, đồng bộ từ hạ tầng kỹ thuật đến hạ tầng xã hội một cách độc lập và hỗ trợ, giảm tải nhiều chức năng cho đô thị trung tâm.

Anh Thư

Bình Luận

Tin khác

Chính phủ quyết định lấy ngày 6/8 hằng năm là Ngày An ninh mạng Việt Nam

Chính phủ quyết định lấy ngày 6/8 hằng năm là Ngày An ninh mạng Việt Nam

(CLO) Ngày 20/9/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 1013/QĐ-TTg lấy ngày 6/8 hằng năm là Ngày An ninh mạng Việt Nam.

Tin tức
Ngày làm việc thứ ba và phiên bế mạc của Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Ngày làm việc thứ ba và phiên bế mạc của Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

(CLO) Ngày 20/9/2024, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII bước vào ngày làm việc thứ 3 và họp phiên bế mạc. Trong đó, Ban Chấp hành Trung ương Đảng thông qua Nghị quyết Hội nghị Trung ương 10.

Tin tức
Toàn văn phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Toàn văn phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

(CLO) Chiều 20/9/2024, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII họp phiên bế mạc tại Trụ sở Trung ương Đảng, Hà Nội. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu bế mạc Hội nghị. Báo Nhà báo và Công luận trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu.

Tin tức
Quy định mới: Thi tuyển công chức được thực hiện theo 2 vòng thi

Quy định mới: Thi tuyển công chức được thực hiện theo 2 vòng thi

(CLO) Theo Nghị định số 116/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, Chính phủ quy định việc thi tuyển công chức được thực hiện theo 2 vòng thi.

Tin tức
Kế hoạch triển khai thi đua cao điểm '500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc'

Kế hoạch triển khai thi đua cao điểm '500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc'

(CLO) Mới đây (ngày 19/9/2024), Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định số 1008/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch triển khai Đợt thi đua cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”. Đợt thi đua cao điểm được triển khai thực hiện từ tháng 8/2024, sơ kết vào tháng 12/2024; tổng kết vào cuối năm 2025.

Tin tức