Hà Nội: Phát triển sản phẩm OCOP gắn với nông nghiệp đô thị thông minh

Chủ nhật, 31/10/2021 21:40 PM - 0 Trả lời

(CLO) Ngày 03/11/2021 tới đây Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội phối hợp với một số đơn vị để tổ chức “Hội thảo Định hướng và giải pháp phát triển Nông nghiệp Thông minh trên địa bàn TP. Hà Nội”. Qua đó giúp người dân phát triển sản phẩm nông nghiệp đạt tiêu chuẩn OCOP một cách bền vững, hiệu quả.

Quá trình đô thị hóa mạnh mẽ ở Hà Nội đang đặt ra vấn đề cấp thiết phải phát triển một nền “Nông nghiệp vừa có tính chất Đô thị vừa tiệm cận với những công nghệ Thông minh” phù hợp với điều kiện đất đai, thị trường và yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới của Thủ đô. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhằm tạo động lực nội tại hướng đến sự phát triển bền vững của Thành phố thông minh trên 10 triệu dân và cũng là Trung tâm chính trị, văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước.

ha noi phat trien san pham ocop gan voi nong nghiep do thi thong minh hinh 1

Trước đó, ngày 17/3/2021, Thành ủy Hà Nội ban hành Chương trình 04-CTr/TU về việc Đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân giai đoạn 2021-2025. Trong đó, xác định đến năm 2025, Hà Nội có: (1) Tỷ lệ giá trị sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao của Hà Nội đạt 70%; (2) Đẩy mạnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn liền với phát triển kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn mới, hướng tới phát triển nông nghiệp thông minh, công nghệ cao, hội nhập quốc tế, thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; xác định tái cơ cấu nông nghiệp là nền tảng then chốt, xây dựng nông thôn mới là căn bản, nông dân là chủ thể... Từ đó đánh giá, chọn lọc thêm các sản phẩm nông nghiệp đạt tiêu chuẩn chất lượng về OCOP.

Trong năm 2020, thành phố Hà Nội đã phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng đối với 329 sản phẩm từ 3 sao trở lên của 84 chủ thể (trong đó có 8 sản phẩm tiềm năng đạt 5 sao, đề nghị trung ương đánh giá, công nhận sản phẩm OCOP cấp quốc gia; 214 sản phẩm đạt hạng 4 sao; 107 sản phẩm đạt hạng 3 sao).

Để giúp Thành phố có cơ sở ban hành một số chính sách hướng tới mục tiêu nêu trên, Sở Nông nghiệp và PTNT thành phố Hà Nội phối hợp Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Hội Khoa học Phát triển Nông thôn Việt Nam cùng một số cơ quan tổ chức “Hội thảo Định hướng và giải pháp phát triển Nông nghiệp Thông minh trên địa bàn TP. Hà Nội” theo hình thức trực tuyến và trực tiếp.

Hội thảo trên dự kiến có sự tham dự của đại diện các Bộ, ban ngành TW, TP. Hà Nội; đại diện các Cục, Vụ, Viện, Trường học thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; lãnh đạo các quận huyện thị xã thuộc TP. Hà Nội; đại diện các Hiệp hội chuyên ngành, HTX, Doanh nghiệp tư nhân cùng đông đảo các nhà khoa học, các chuyên gia đầu ngành, Nghệ nhân, Doanh nhân, Chủ nhà vườn tiêu biểu trong cả nước.

Trong bối cảnh dịch bệnh còn diễn biến hết sức phức tạp nhưng ngành Nông nghiệp Hà Nội đã nỗ lực đạt được mức tăng trưởng rất đáng khích lệ (quý I tăng 2,51%, quý II đã tăng lên 3,09% và quý III tăng 4,39% so với cùng kỳ năm trước và phấn đấu đạt 4,2% trong cả năm 2021). Hà Nội đã đóng góp tích cực trong tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng nông, lâm, thủy sản ước đạt trên 67,7 tỷ USD, tăng 27,9% so với cùng kỳ năm trước, trong đó, xuất khẩu ước đạt trên 35,5 tỷ USD, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm trước; nhập khẩu ước khoảng 32,2 tỷ USD, tăng 41,6%. Qua đó, khẳng định Ngành nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, không chỉ đảm bảo an ninh lương thực, ổn định an sinh xã hội mà thực sự là “trụ đỡ” cho nền kinh tế.

Trên địa bàn Thành phố, hiện nay có 164 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (105 mô hình trong lĩnh vực trồng trọt, 39 mô hình về chăn nuôi, 15 mô hình về thủy sản và 01 mô hình kết hợp trọt và chăn nuôi); giá trị sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao hiện nay chiếm khoảng 35% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp toàn thành phố. Trong đó công nghệ, thiết bị lựa chọn ứng dụng chủ yếu là thông minh trong việc quản lý, điều khiển môi trường nuôi trồng giúp giảm nhân công lao động, tăng chất lượng và sản lượng nông sản...

Trong Trồng trọt đã ứng dụng xây dựng nhà màng, nhà lưới có hệ thống tự động hóa trong điều khiển hệ thống tưới, bón phân, điều chỉnh độ ẩm, nhiệt độ, ánh sáng; hệ thống giám sát có thể phân tích đất đai, dự báo năng suất, phát hiện sâu bệnh, dịch hại; ứng dụng công nghệ kết nối vạn vật IoT, công nghệ canh tác không sử dụng đất, công nghệ Blockchain truy xuất nguồn gốc, công nghệ nhân nuôi tế bào thực vật quy mô công nghiệp sử dụng máy bay điều khiển từ xa trong bón phân và phòng trừ dịch bệnh trên lúa.

Ngoài ra, Chăn nuôi đã áp dụng hình thức chăn nuôi trong chuồng kín, có hệ thống làm mát giúp ổn định nhiệt độ, độ ẩm, chuồng nuôi, dây chuyền cho ăn tự động, uống nước tự động, công nghệ thụ tinh nhân tạo, tinh phân ly giới tính, xử lý môi trường bằng công nghệ tiên tiến (CDM, Biogas, đệm lót sinh học, chế phẩm sinh học…); Trong Thủy sản đã ứng dụng công nghệ sông trong ao, sử dụng chế phẩm sinh học và máy tạo oxy tự động, công nghệ biofloc.

Hà Nội đã đẩy mạnh triển khai các mô hình ứng dụng công nghệ cao, công nghệ và thiết bị thông minh ở hầu hết các quận, huyện còn sản xuất nông nghiệp; tập trung nhiều tại các Huyện (Mê Linh, Gia Lâm, Thường Tín, Đông Anh, Thanh Oai, Đan Phượng…), đặc biệt là các trang trại, gia trại nuôi trồng rau sạch, hoa cây cảnh, nuôi cấy mô hoa lan và lan VAR...

Tuy nhiên, số lượng mô hình nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh thành phố Hà Nội phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và vị thế vốn có của Thành phố, nhất là mô hình KCN phục vụ Nông nghiệp thông minh; mô hình trang trại, gia trại, HTX, làng nghề “Nông nghiệp số” quy mô lớn được ứng dụng đồng bộ các giải pháp công nghệ thông minh theo chuỗi giá trị từ khâu nghiên cứu chọn tạo giống, tổ chức sản xuất, nuôi trồng, chế biến, bảo quản và tiêu thụ… Cùng với đó, cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp thông minh còn thiếu, chưa đồng bộ và chưa đủ mạnh như: đầu tư hạ tầng phát triển sản xuất nông nghiệp tại các địa phương...

Được biết, tại Hội thảo Định hướng và giải pháp phát triển Nông nghiệp Thông minh trên địa bàn TP. Hà Nội, các đại biểu, các nhà khoa học, các chuyên gia tập trung thảo luận một số nội dung chính như: Phân tích những cơ sở lý luận và giới thiệu những mô hình thực tiễn về phát triển Nông nghiệp Đô thị, Nông nghiệp Công nghệ cao, Nông nghiệp Thông minh phù hợp với điều kiện thực tiễn của Hà Nội; Thực trạng phát triển Nông nghiệp thông minh ở Việt Nam và Hà Nội; Xu hướng ứng dụng công nghệ 4.0 vào phát triển Nông nghiệp Thông minh, Nông nghiệp đô thị trên Thế giới và Việt Nam; Định hướng, giải pháp và một số kiến nghị để phát triển Nông nghiệp thông minh trên địa bàn TP. Hà Nội. 

Qua đó, giúp nông dân phát triển sản phẩm nông nghiệp đạt chất lượng với tiêu chuẩn OCOP. Cùng với đó, UBND thành phố giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm hoàn thiện hồ sơ theo quy định, báo cáo UBND thành phố trình Trung ương đánh giá, công nhận sản phẩm OCOP quốc gia đối với các sản phẩm tiềm năng đạt 5 sao; tổ chức công bố sản phẩm được phân hạng, hướng dẫn UBND các quận, huyện, thị xã; các chủ thể OCOP được phân hạng thực hiện sử dụng và in tem, nhãn OCOP, thứ hạng sao trên bao bì sản phẩm theo quy định; chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức kiểm tra định kỳ sản phẩm; đề xuất xử lý các hành vi sai phạm về tiêu chuẩn xếp loại sản phẩm và các quy định của Nhà nước theo quy định của pháp luật và thành phố.

UBND các quận, huyện, thị xã; Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện, các chủ thể OCOP có tiềm năng đạt 5 sao có trách nhiệm hoàn thiện hồ sơ gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình UBND thành phố báo cáo trung ương xem xét, đánh giá, công nhận sản phẩm OCOP cấp quốc gia.

Như vậy từng bước nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp, hiệu quả từ sản xuất nông nghiệp cũng nâng lên, người dân dần khẳng định được vai trò là chủ thể của chuỗi cung ứng sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao một cách bền vững.

PV

Bình Luận

Tin khác

PVOIL cam kết nỗ lực hết sức, tận dụng mọi cơ hội để tăng trưởng trong năm 2024

PVOIL cam kết nỗ lực hết sức, tận dụng mọi cơ hội để tăng trưởng trong năm 2024

(CLO) Ngày 22/4, tại TP HCM, Tổng công ty Dầu Việt Nam – CTCP (PVOIL, mã cổ phiếu: OIL) đã tổ chức gặp mặt các cổ đông lớn và nhà đầu tư trước thềm Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
IMF kêu gọi Italy, Pháp giảm chi tiêu, Đức nới lỏng hầu bao

IMF kêu gọi Italy, Pháp giảm chi tiêu, Đức nới lỏng hầu bao

(CLO) Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) khuyên Italy và Pháp nên cắt giảm chi tiêu nhanh hơn kế hoạch hiện tại để kiểm soát nợ trong khi Đức nên nới lỏng hầu bao của mình để vực dậy tăng trưởng kinh tế.

Thị trường - Doanh nghiệp
EU sắp trừng phạt LNG của Nga

EU sắp trừng phạt LNG của Nga

(CLO) Ngoại trưởng Thụy Điển Tobias Billstrom tuyên bố hôm thứ Hai (22//4), EU có kế hoạch nhắm trừng phạt vào nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Nga trong gói trừng phạt thứ 14 chống lại Moscow.

Thị trường - Doanh nghiệp
Quý 1/2024: Techcombank báo lãi 7.802 tỷ đồng, quán quân tỷ lệ CASA ở mức 40,5%

Quý 1/2024: Techcombank báo lãi 7.802 tỷ đồng, quán quân tỷ lệ CASA ở mức 40,5%

(CLO) Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) công bố kết quả kinh doanh hợp nhất quý 1/2024 với lợi nhuận trước thuế đạt 7.802 tỷ đồng, tăng 38,7% so với cùng kỳ năm 2023. Lợi thế về vốn giá rẻ (tiền gửi không kỳ hạn - CASA) quý 1 tiếp tục tăng lên 40,5%, vượt xa các đối thủ cạnh tranh trong ngành.

Thị trường - Doanh nghiệp
Thanh Hoá sắp có nhà máy sản xuất ván tre hơn 3 nghìn tỷ đồng

Thanh Hoá sắp có nhà máy sản xuất ván tre hơn 3 nghìn tỷ đồng

(CLO) Mới đây, UBND tỉnh Thanh Hoá có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư Dự án Nhà máy sản xuất ván tre OSB staBOO Thanh Hóa tại xã Thiết Ống, huyện Bá Thước.

Thị trường - Doanh nghiệp