Hà Nội rác thải lại ùn ứ, tiến độ xử lý rác bằng công nghệ cao đã làm đến đâu?

Thứ bảy, 25/06/2022 15:37 PM - 0 Trả lời

(CLO) Trước tình trạng xử lý rác thải hiện nay không đảm bảo vệ sinh môi trường, cử tri Hà Nội đã có ý kiến đề nghị UBND TP Hà Nội làm rõ cơ chế chính sách thu hút đầu tư và sớm triển khai nhà máy chế biến, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn Thành phố bằng công nghệ mới.

Trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri trước và sau kỳ họp thứ 3, HĐND TP Hà Nội khóa XVI, về vấn đề này UBND TP Hà Nội cho biết, công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt hiện nay chủ yếu được thực hiện bằng phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh.

Hà Nội rác thải lại ùn ứ, tiến độ xử lý bằng công nghệ cao đã làm đến đâu?

Hà Nội rác thải lại ùn ứ, tiến độ xử lý bằng công nghệ cao đã làm đến đâu?

Bài liên quan

Trong giai đoạn 2021-2025, UBND TP sẽ áp dụng công nghệ hiện đại, tiên tiến có thu hồi năng lượng để phát điện.

Quy hoạch xử lý chất thải rắn Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 609/QĐ-TTg ngày 25/04/2014 (quy hoạch 609) xác định: Tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh đến năm 2020 khoảng 8.500 tấn/ngày, đến năm 2030 khoảng 11.300 tấn/ngày.

Quy hoạch 609 chia công tác xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo 03 vùng phía Bắc, Nam và Tây, xác định: 17 khu xử lý chất thải (XLCT), trong đó 08 khu hiện có nâng cấp 1, mở rộng và 09 khu đầu tư mới; áp dụng công nghệ chế biến phân vi sinh, công nghệ đốt thu hồi năng lượng, công nghệ tái chế, công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh.

Trong thời gian vừa qua, UBND TP cũng đã ban hành các cơ chế, chính sách thu hút đầu tư, đôn đốc tiến độ các nhà máy xử lý rác thải bằng công nghệ hiện đại, thu hồi năng lượng phát điện.

Cũng theo UBND TP Hà Nội, thời gian qua đã khởi công Nhà máy đốt rác phát điện tại Khu xử lý chất thải rắn Xuân Sơn (thị xã Sơn Tây) công suất 1.500 tấn/ngày đêm và đang đôn đốc hoàn thành đầu tư Nhà máy đốt rác phát điện tại Khu hiện hợp xử lý chất thái Nam Sơn (huyện Sóc Sơn) công suất 4.000 tấn/ngày đêm.

Theo TP Hà Nội cùng với các cơ sở xử lý hiện có, Thành phố sẽ giảm khối lượng rác thải xử lý bằng phương pháp chôn lấp dưới 50% trong năm 2023 và dưới 30% đến năm 2025.

Ngoài ra, UBND TP đang tiếp tục đôn đốc việc hoàn thành các dự án cải tạo hạ tầng, GPMB làm cơ sở tiếp tục thực hiện kêu gọi đầu tư xử lý rác công nghệ hiện đại tại một số vị trí: Khu xử lý chất thải rắn Phù Đổng, huyện Gia Lâm công suất khoảng 1.000 tấn/ngày đêm; Khu xử lý chất thải rắn Châu Can, huyện Phú Xuyên công suất khoảng 1.000 tấn/ngày đêm, phấn đấu hoàn thành đi vào hoạt động trong giai đoạn 2025-2030.

Về cơ chế chính sách hỗ trợ cho các nhà đầu tư đã được Chính phủ ban hành, UBND TP áp dụng như: hỗ trợ phát triển các dự án phát điện sử dụng chất thải rắn, theo đó giá bán điện đối với các dự án phát điện đốt chất thải rắn trực tiếp là 2.114 đồng/kWh; Nhà đầu tư được huy động vốn từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để thực hiện đầu tư các dự án phát điện sử dụng chất thải rắn; dự án phát điện sử dụng chất thải rắn được hưởng các ưu đãi về tín dụng đầu tư, được miễn thuế nhập khẩu hàng hóa, miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp...

Việc ưu đãi đầu tư còn thể hiện qua chính sách đầu tư hạ tầng ngoài tường rào của dự án: Công tác bồi thường, GPMB, hỗ trợ xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật như: dường, hệ thống điện, nước, ký hợp đồng đảm bảo nguồn cung cấp rác cho dự án.

Trong mấy ngày qua, nhiều tuyến phố tại Hà Nội từng tràn ngập rác thải, xe rác tràn ra lề đường gây mất vệ sinh môi trường và cản trở giao thông.

Nguyên nhân được xác định là do hạ tầng Khu Liên hiệp xử lý rác thải Nam Sơn đang quá tải khiến phương tiện đi vào bãi khó khăn, ảnh hưởng đến việc xử lý rác thải.

Ngoài ra, việc một số dự án nhà máy đốt rác phát điện chậm đi vào hoạt động cũng là nguyên nhân dẫn đến việc rác thải bị tồn đọng.

Minh Chí

Bình Luận

Tin khác

Ông Nguyễn Tiến Thanh giữ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

Ông Nguyễn Tiến Thanh giữ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn vừa ký Quyết định số 1279/QĐ-BGDĐT về việc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên đồng thời là Tổng giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

Tin tức
Khởi công 7 dự án nguồn điện với tổng công suất 3.643 MW và 150 MWp

Khởi công 7 dự án nguồn điện với tổng công suất 3.643 MW và 150 MWp

(CLO) Giai đoạn 2021 - 2025 sẽ khởi công 07 dự án nguồn điện với tổng công suất 3.643 MW và 150 MWp gồm: Thủy điện Hòa Bình MR, thủy điện Ialy MR, nhiệt điện Quảng Trạch I, thủy điện Trị An MR, thủy điện tích năng Bác Ái và điện mặt trời Phước Thái 2, 3.

Tin tức
Hà Nội tăng cường xe buýt phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Hà Nội tăng cường xe buýt phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

(CLO) Nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu đi lại của nhân dân trong dịp nghỉ 30/4, 1/5, Trung tâm Quản lý giao thông công cộng thành phố Hà Nội đã xây dựng kế hoạch vận tải hành khách công cộng phục vụ Nhân dân.

Tin tức
Xem xét hỗ trợ phí khi làm thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp trên VNeID

Xem xét hỗ trợ phí khi làm thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp trên VNeID

(CLO) Dự kiến, kỳ họp thứ 16 HĐND TP Hà Nội (kỳ họp chuyên đề) sẽ xem xét, quyết nghị 08 nội dung, trong đó có Nghị quyết về “Hỗ trợ phí yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp khi công dân thực hiện thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID”.

Tin tức
Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO thăm và làm việc tai Ninh Bình

Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO thăm và làm việc tai Ninh Bình

(CLO) Ngày 26/4, Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình Đoàn Minh Huấn đã tiếp và làm việc với Chủ tịch Đại hội đồng Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) lần thứ 42 Simona-Mirela Miculescu cùng đoàn công tác nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam, tham dự Lễ kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.

Tin tức