(CLO) Hà Nội là địa phương có nhiều tiềm năng phát triển du lịch khi có tới 18 huyện, thị xã ngoại thành rộng lớn với những hình thái nông thôn mang đặc trưng riêng. Vì vậy, địa phương làm tốt việc biến văn hóa, sản phẩm nông nghiệp thành tài sản du lịch, huy động cả cộng đồng chung tay làm du lịch.
Hà Nội là nơi có bề dày văn hóa, lịch sử, hệ thống di sản, làng nghề đặc sắc và phân bố khá đều ở cả khu vực nội thành, ngoại thành. Đây là tiềm năng lớn để phát triển du lịch. Đáng chú ý, khu vực ngoại thành Hà Nội có nhiều lợi thế để xây dựng thành những tuyến du lịch hấp dẫn với nhiều làng nghề nổi tiếng, di tích, di sản. Chẳng hạn như, huyện Thanh Oai được biết đến là vùng đất cổ có truyền thống hiếu học, nơi sinh ra nhiều nhà khoa bảng, nhà văn hóa nổi tiếng như: Lưỡng quốc Trạng nguyên Nguyễn Trực, đệ nhất Tam nguyên Vũ Phạm Hàm... Ngoài ra, Thanh Oai còn có 51 làng nghề, trong đó có nhiều làng nghề nổi tiếng cả nước và đã được công nhận.
Tương tự, tại thị xã Sơn Tây, tiềm năng để phát triển du lịch cũng đặc biệt lớn. Thị xã Sơn Tây là mảnh đất có nhiều tiềm năng thu hút du khách với 244 di tích và hàng trăm ngôi nhà cổ. Trong đó, Thành cổ Sơn Tây là một trong những thành trì lớn nhất còn tồn tại ở Hà Nội.
Ngoài ra, Sơn Tây còn là địa phương tiêu biểu, bảo tồn được 65 lễ hội đặc trưng của xứ Đoài như: Hội đền Và, lễ giỗ vua Phùng Hưng và vua Ngô Quyền; Hội đền Măng Sơn… Hiện Làng cổ ở Đường Lâm và điểm du lịch thôn Lòng Hồ cũng được Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội công nhận điểm du lịch. Qua thống kê của thị xã, năm 2022 thị xã Sơn Tây đón 653.741 lượt khách du lịch, trong đó khách quốc tế 13.741 lượt, khách nội địa 640.000 lượt, riêng điểm du lịch Đường Lâm đón 340.000 lượt khách.
Đó là góc nhìn khu biệt ở địa phương, nhìn rộng ra, hiện chỉ riêng làng cổ, vùng ngoại thành có nhiều điểm nổi tiếng như: Làng cổ Cự Đà, Làng Ước Lễ (huyện Thanh Oai), Làng cổ Đường Lâm (thị xã Sơn Tây)... Cùng đó, các khu vực kể trên cũng được mệnh danh là “Đất trăm nghề”, tiệm cận những khu vực này có nhiều làng nghề nổi tiếng như: Mây tre đan Phú Vinh (huyện Chương Mỹ), thêu Quất Động (huyện Thường Tín), tò he Xuân La (huyện Phú Xuyên), khảm trai Chuôn Ngọ (huyện Phú Xuyên)…
Điều đáng chú ý, nhiều di tích ở ngoại thành có giá trị đều nằm cùng trên trục giao thông chính của thành phố. Đơn cử như dọc Đại lộ Thăng Long có chùa Thầy (huyện Quốc Oai), chùa Tây Phương (huyện Thạch Thất) đều là những Di tích Quốc gia đặc biệt. Trục đường 32 có đình Đại Phùng (huyện Đan Phượng), đền Hát Môn (huyện Phúc Thọ) và các di tích trên địa bàn Sơn Tây…
Có một thực trạng là dù có nhiều tiềm năng nhưng du lịch khu vực ngoại thành chưa phát triển tương xứng với những tiềm năng đó. Các địa phương cũng chưa tận dụng tốt khả năng gắn kết các di sản văn hóa, làng nghề với du lịch.
Ngoài ra, thiếu sự phối hợp và chưa có sự quan tâm đúng mức của các ngành, nhất là việc phát triển hạ tầng. Các di tích lịch sử chưa được đầu tư, khai thác và nâng tầm thỏa đáng để phát triển. Công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch còn manh mún, thiếu chuyên nghiệp, quà lưu niệm còn nghèo nàn, chưa có nhiều sản phẩm đặc trưng của địa phương. Bên cạnh đó, chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu, địa phương còn nhiều hạn chế, thiếu kinh nghiệm phát triển du lịch...
Để đánh thức những tiềm năng, lợi thế nhằm hấp dẫn du khách, theo các chuyên gia cùng nhiều doanh nghiệp lữ hành, các huyện cần có giải pháp để phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch trên địa bàn, đầu tư đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng, tạo môi trường du lịch lành mạnh, đẩy mạnh sự kết nối với ngành Du lịch.
Trên thực tế, có một số ít các địa phương đã và đang làm tốt việc biến di sản, văn hóa, sản phẩm làng nghề, sản phẩm nông nghiệp thành tài sản, tạo ra các sản phẩm du lịch hấp dẫn phục vụ nhu cầu của đông đảo các du khách. Và cũng chính nhờ hoạt động này, người dân trong khu vực cũng được hưởng lợi từ du lịch. Chẳng hạn, Hà Nội đã có những địa bàn cộng đồng tích cực tham gia vào hoạt động du lịch như: Gốm Bát Tràng (huyện Gia Lâm), Làng cổ Đường Lâm (thị xã Sơn Tây), Khu Di tích Hương Sơn (chùa Hương, huyện Mỹ Đức), Làng sinh vật cảnh Hồng Vân (huyện Thường Tín), Điểm du lịch Hạ Mỗ (huyện Đan Phượng)...
Ở những địa phương này, du lịch đã góp phần tạo việc làm, chuyển đổi cơ cấu ngành nghề, nâng cao đời sống cho người dân, đồng thời phát huy giá trị di sản văn hóa lịch sử, sản phẩm làng nghề, sản phẩm nông nghiệp tại địa phương.
Bày tỏ quan điểm về vấn đề này, ông Lê Đại Thăng, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị xã Sơn Tây nhấn mạnh, trong định hướng phát triển du lịch, Sơn Tây luôn hướng đến việc phát huy lợi thế về giá trị văn hóa lịch sử, điều kiện tự nhiên, nguồn lực con người. Đặc biệt, Sơn Tây cũng nhận ra rằng khi người dân được tham gia và hưởng lợi từ làm du lịch thì sẽ là điều kiện để phát triển du lịch bền vững, chất lượng cao.
(CLO) Nghè Nguyệt Viên là một di tích lịch sử – văn hóa – kiến trúc nghệ thuật độc đáo của làng cổ Nguyệt Viên, nay thuộc xã Hoằng Quang, thành phố Thanh Hóa. Trải qua hơn 400 năm lịch sử, Nghè Nguyệt Viên là nơi thờ cúng Thành hoàng làng – công chúa Mai Hoa cùng 18 vị tiến sĩ làng khoa bảng.
(CLO) Theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế về điều kiện thanh toán Bảo hiểm y tế, người bệnh trong cùng một ngày sau khi khám một chuyên khoa cần phải khám thêm các chuyên khoa thì từ lần khám thứ 2 chỉ tính 30% mức giá của 1 lần khám bệnh…
(CLO) Làng lụa Hà Đông hay Làng lụa Vạn Phúc (nay thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, TP Hà Nội) là một làng nghề dệt lụa tơ tằm đẹp nổi tiếng có từ ngàn năm trước. Đặc biệt, nghệ nhân nơi đây đã “hồi sinh” lụa Vân, một trong những báu vật của làng nghề.
(CLO) Ngày 24/11, Công an TP Hà Nội cho biết, vừa triệt phá đường dây nhập lậu, tiêu thụ hàng nghìn tấn khí N2O từ nước ngoài về Việt Nam, bắt giữ các đối tượng chủ mưu, cầm đầu để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
(CLO) Bầu trời Hà Nội mù mịt, chất lượng không khí ở mức xấu, nhiều nhà cao tầng mờ trong lớp bụi trắng. Đa số người dân ra đường hôm nay đều phải chủ động đeo thêm khẩu trang nhằm hạn chế ô nhiễm.
(CLO) Ngày nay, việc triển khai bệnh án điện tử, tích hợp các dữ liệu đã mang lại nhiều tiện lợi cho bệnh nhân, tiết kiệm chi phí và quản lý đối với cơ sở y tế
(CLO) Năm 2025, TP Hà Nội sẽ hỗ trợ các tỉnh thành trên cả nước tổ chức từ 10 đến 15 tuần lễ trái cây, hàng nông sản tại Hà Nội, đảm bảo cân đối cung - cầu hàng hóa
(CLO) CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh (Mã: CII) mới hoàn thành 56% mục tiêu doanh thu năm 2024. Công ty đang tăng cường huy động vốn từ kênh trái phiếu, tổng nợ vay đã tăng thêm 3.210 tỷ đồng.
(CLO) Lợi nhuận 9 tháng đầu năm của CTCP Cơ điện lạnh (REE) sụt giảm 23,4%. Bên cạnh đó công ty cũng đang trải qua biến động nhân sự cấp cao và cơ cấu cổ đông.
(CLO) Ngày 24/11/2024, huấn luyện viên Kim Sang-sik cùng các cầu thủ đội tuyển Việt Nam có buổi rèn thể lực “đáng nhớ” tại sân cỏ nhân tạo thuộc Smart AirDome Gyeong Ju – sân vận động mái vòm hiện đại nhất của Hàn Quốc, vừa được đưa vào sử dụng hồi tháng 4/2023.
(CLO) Ngày 23/11, Chi đoàn 1 – Đoàn Thanh niên Cơ quan Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức chương trình “Đồng hành cùng trẻ em vùng cao vượt khó - Chung tay xây dựng sau bão Yagi” với mong muốn giúp đỡ, động viên, chia sẻ mang đến những phần quà giá trị, thiết thực cho thầy cô, các em nhỏ tại một số trường học trên địa bàn huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang.
(CLO) Lãnh đạo TP Hội An (Quảng Nam) khẳng định thông tin lan truyền trên mạng xã hội rằng cần chi từ 1,6 - 1,8 tỷ đồng để có "suất" đạp xích lô hoặc bơi ghe tại phố cổ là sai sự thật và đang đề nghị cơ quan chức năng vào cuộc xác minh.
(CLO) Tiếp nối thành công của hai kỳ Festival được tổ chức vào năm 2022, 2023, năm nay, Festival Ninh Bình lần thứ III với chủ đề “Dòng chảy di sản” sẽ diễn ra từ ngày 24 - 30/11 được kỳ vọng sẽ mang tới một sắc màu mới, góp phần kết nối, lan tỏa những giá trị văn hóa quốc gia.
(CLO) Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An vinh dự được trao giải “Impactful destination” - “Điểm đến có ảnh hưởng” 2024.
(CLO) Tỉnh Lai Châu cam kết tạo mọi thuận lợi để hỗ trợ các doanh nghiệp khai thác du lịch với mục tiêu "doanh nghiệp phát tài - Lai Châu phát triển''.
(CLO) Sáng 22/11, tại khu nghỉ dưỡng Hoiana (huyện Duy Xuyên), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) phối hợp với UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức họp báo công bố việc đăng cai Hội nghị Quốc tế về Du lịch Nông thôn lần đầu tiên của UN Tourism (tổ chức du lịch thế giới), diễn ra vào năm 2024 tại Quảng Nam.
(CLO) Ngày 21/11, tại Hà Nội, Cục Phục vụ Ngoại giao đoàn (Bộ Ngoại giao) tổ chức họp báo thông tin về Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2024. Dự kiến, sự kiện sẽ chính thức diễn ra từ 7 đến ngày 8/12/2024 tại Khu Ngoại giao Đoàn (Vạn Phúc, Ba Đình, Hà Nội).