Hà Nội: Thiếu điểm trung chuyển hàng hóa, phương tiện vận tải vô tư chạy dù, lập “bến cóc”

Thứ năm, 26/08/2021 13:31 PM - 0 Trả lời

(CLO) Thành phố Hà Nội vẫn đang trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 để phòng chống dịch bệnh COVID-19. Trong khi nhu cầu giao nhận hàng hóa của người dân vẫn rất cao nhưng nhiều chợ đầu mối, bến xe khách phải tạm dừng đóng cửa đã gây ra nhiều khó khăn.

Việc nhiều chợ đầu mối, bến xe khách trên địa bàn Hà Nội đóng cửa để phòng dịch COVID-19 đã khiến hoạt động lưu thông hàng hóa gặp nhiều khó khăn

Việc nhiều chợ đầu mối, bến xe khách trên địa bàn Hà Nội đóng cửa để phòng dịch COVID-19 đã khiến hoạt động lưu thông hàng hóa gặp nhiều khó khăn

Tiểu thương thiếu điểm tập kết, xe tải vô tư chạy dù

Vừa qua UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Công văn số 2704/UBND-KT về bố trí địa điểm tập kết, trung chuyển hàng hóa phục vụ nhân dân trên địa bàn Thành phố trong thời gian phòng chống dịch COVID-19.

Cụ thể, trên cơ sở đề xuất của Sở Công Thương và để bảo đảm nguồn cung hàng hóa cũng như giảm tải cho các chợ đầu mối, Thành phố Hà Nội nhất trí chủ trương trưng dụng 5 địa điểm làm nơi tập kết nông sản, hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu của nhân dân trên địa bàn gồm:

Khu công nghiệp phụ trợ Nam Hà Nội (xã Đại Xuyên, huyện Phú Xuyên), Khu tái định cư ở xã Tiên Dược (huyện Sóc Sơn), Ô đất trống ở xã Dương Xá (huyện Gia Lâm), Bến xe Yên Nghĩa (phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông) và Trung tâm Xúc tiến thương mại thuộc Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (số 489 đường Hoàng Quốc Việt, phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội).

Tuy nhiên trên thực tế, nhu cầu vận chuyển, điểm tập kết và tiêu thụ hàng hóa trên địa bàn Thành phố Hà Nội là rất lớn. Việc một số chợ đầu mối, chợ truyền thống, bến xe khách,...phải đóng để phòng chống dịch bệnh đã gây ra nhiều khó khăn.

Bác Tuyết, tiểu thương bán hoa quả tại chợ Đồng Xa (quận Cầu Giấy) chia sẻ, từ khi dịch bệnh bùng phát, buôn bán thất thu và chỉ cầm chừng. Nhất là vừa qua chợ phải phong tỏa 22 ngày khiến bác mất nhiều “mối hàng”.

“Việc tìm nguồn hàng để nhập đã khó khăn nay lại thêm khan hiếm sau khi nhiều chợ đầu mối phải phong tỏa, tạm dừng hoạt động. Bán đắt thì mất khách còn nếu không tăng giá thì chả bù được vào tiền vận chuyển...”, bác Tuyết bộc bạch.

Xe tải chở hàng vô tư

Xe tải chở hàng vô tư "chạy dù", lập "bến cóc" trên nhiều tuyến đường tại Hà Nội

Còn anh Thiện, lái xe chuyên chở rau xanh từ Hưng Yên lên chợ đầu mối Đền Lừ (Hà Nội) ngán ngẩm, sau khi chợ đóng cửa để phòng chống dịch bệnh COVID-19, không có điểm tập kết, trung chuyển hàng hóa nên anh cũng tạm dừng chở hàng.

Thiếu điểm tập kết, trung chuyển hàng hóa cũng dẫn đến tình trạng nhiều xe tải vô tư chạy dù, lập “bến cóc” để nhận vận chuyển hàng trên nhiều tuyến đường như Phạm Hùng, Nguyễn Xiển, Hồ Tùng Mậu,...

Ghi nhận thực tế của PV trên đường Phạm Hùng, nhiều xe tải với tấm biển “nhận chở hàng” đi các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái. Việc các xe tải tự ý lập “bến cóc” dưới lòng đường, trên vỉa hè không những gây mất an toàn giao thông mà còn tiềm ẩn nguy cơ rất lớn lây lan dịch bệnh COVID-19.

Trưng dụng tạm thời bến xe, thành lập điểm tập kết hàng hóa “dã chiến”

Trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, Thành phố Hà Nội đã thực hiện dãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Chính phủ được hơn 1 tháng. Nhìn chung sản xuất nông nghiệp của Hà Nội và các tỉnh tương đối ổn định.

Đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, khó khăn chủ yếu ở khâu lưu thông, vận chuyển hàng hóa. Việc những kênh bán lẻ truyền thống và hiện đại phải đóng cửa khiến cung ứng nông sản gặp nhiều khó khăn.

Nhiều vùng sản xuất không có thương lái tới thu mua, nhiều hộ sản xuất không vận chuyển được nông sản ra các chợ hoặc cửa hàng trên địa bàn,...dẫn tới một số nơi thì thừa cục bộ, một số nơi thì thiếu hàng hóa.

Nhằm đảm bảo lưu thông hàng hóa phục vụ nhu cầu của người dân, Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam cho rằng, Thành phố Hà Nội cần thành lập chợ đầu mối tạm, chợ đầu mối “dã chiến”, hay kho trữ hàng dã chiến tại các khu đất trống trong nội thành hoặc ở các quận ngoại thành như Long Biên, Gia Lâm...

Việc này giúp thay thế cho các chợ đầu mối đóng cửa, các tiểu thương có nơi tập kết, trung chuyển hàng, tránh đứt gãy chuỗi cung ứng.

Thành phố Hà Nội cần có những điểm trung chuyển hàng hóa kịp thời để phục vụ nhu cầu của người dân cũng như đảm bảo yêu cầu phòng dịch

Thành phố Hà Nội cần có những điểm trung chuyển hàng hóa kịp thời để phục vụ nhu cầu của người dân cũng như đảm bảo yêu cầu phòng dịch

Trao đổi với PV, một chuyên gia trong lĩnh vực giao thông vận tải khẳng định, Thành phố Hà Nội hoàn toàn có thể sử dụng các bến xe khách như Mỹ Đình, Gia Lâm, Giáp Bát để làm các điểm đầu mối giao nhận hàng hóa khi vận tải hành khách đã dừng hoạt động.

Hiện bến xe Yên Nghĩa là một trong những điểm được Hà Nội cấp phép làm điểm giao nhận hàng hóa đã phát huy được ưu điểm, các biện pháp phòng chống dịch được kiểm soát chặt chẽ.

Việc cho phép các bến xe được tập kết, trung chuyển hàng hóa không chỉ giúp phục vụ nhu cầu của người dân, tiểu thương mà sẽ giảm thiểu được tình trạng xe tải “chạy dù”, lập “bến cóc” và dễ dàng kiểm soát, xử lý vi phạm, phòng chống dịch bệnh lây lan.

Vừa qua, Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Đào Việt Long đã ký, ban hành văn bản số 3791/SGTVT-QLVT về tiếp tục triển khai, thực hiện các biện pháp phòng chống dịch trong hoạt động vận tải.

Trong đó yêu cầu các đơn vị vận tải tăng cường giám sát phương tiện thông qua thiết bị giám sát hành trình đảm bảo hoạt động theo đúng hành trình “luồng xanh” đã đăng ký, thực hiện đúng quy định khi sử dụng Giấy nhận diện phương tiện có mã QRCode được cấp.

Lực lượng Thanh tra Sở GTVT Hà Nội tăng cường kiểm tra (hậu kiểm tra) và giám sát việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong hoạt động vận tải; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Báo Công luận

Hoàng Lan

Bình Luận

Tin khác

TP HCM xem xét lấy tên các lãnh đạo Đảng, Nhà nước đặt cho 4 tuyến quốc lộ

TP HCM xem xét lấy tên các lãnh đạo Đảng, Nhà nước đặt cho 4 tuyến quốc lộ

(CLO) Theo Sở Văn hóa và Thể thao TP HCM, việc đặt tên lãnh đạo Đảng, Nhà nước và chỉ huy Chiến dịch Hồ Chí Minh cho các tuyến đường là hoạt động rất có ý nghĩa nhằm chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Giao thông
Sân bay Tân Sơn Nhất dự kiến đón gần 690.000 lượt khách dịp lễ 30/4-1/5

Sân bay Tân Sơn Nhất dự kiến đón gần 690.000 lượt khách dịp lễ 30/4-1/5

(CLO) Dịp lễ này, Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất dự kiến khai thác mỗi ngày khoảng 115.000-120.000 khách. Riêng 2 ngày cao điểm nhất 26/4 và 1/5, đơn vị dự kiến đón 125.000 khách/ngày.

Giao thông
ACV dự kiến phục vụ trên 1,5 triệu hành khách dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

ACV dự kiến phục vụ trên 1,5 triệu hành khách dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

(CLO) Nghỉ lễ 30/4 - 1/5, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) dự kiến sản lượng khai thác các chuyến bay nội địa khoảng 9.000 lượt cất hạ cánh với trên 1,5 triệu khách; trung bình 218.600 hành khách/ngày (tăng 15 - 20% so với ngày bình thường tháng 4/2024).

Giao thông
Tăng tải cung ứng trên các đường bay nội địa đạt tỷ lệ đặt chỗ từ 90% - 100%

Tăng tải cung ứng trên các đường bay nội địa đạt tỷ lệ đặt chỗ từ 90% - 100%

(CLO) Tin từ Cục Hàng không cho biết, cơ quan này tiếp tục có văn bản gửi các hãng hàng không Việt Nam xem xét bổ sung ngay tải cung ứng trên các đường bay nội địa từ Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh đến các địa phương dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Giao thông
Nghỉ lễ 30/4 - 1/5, cảng hàng không Nội Bài sẽ phục vụ khoảng 440 ngàn lượt khách

Nghỉ lễ 30/4 - 1/5, cảng hàng không Nội Bài sẽ phục vụ khoảng 440 ngàn lượt khách

(CLO) Dự kiến dịp cao điểm nghỉ lễ 30/4 - 1/5, cảng hàng không quốc tế Nội Bài sẽ phục vụ khoảng 2600 lượt chuyến bay với 440 ngàn lượt hành khách đi/đến.

Giao thông