Hà Nội tổ chức “Lễ hội văn hóa ẩm thực 2018”

Thứ sáu, 10/08/2018 15:45 PM - 0 Trả lời

(CLO) Hà Nội đang lên kế hoạch tổ chức "Lễ hội Văn hóa ẩm thực" năm 2018. Ngoài việc giới thiệu, quảng bá nghệ thuật ẩm thực, Lễ hội Văn hóa ẩm thực lần này còn giới thiệu Bộ quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn Hà Nội.

Theo kế hoạch của UBND TP. Hà Nội, Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2018 sẽ được diễn ra đúng vào dịp kỷ niệm 64 năm ngày giải phóng Thủ đô, 1008 năm Thăng Long – Hà Nội. Dự kiến, lễ hội được tổ chức tại Công viên Thống Nhất từ ngày 5/10 đến 7/10 với nhiều gian hàng hấp dẫn. Đây là sự kiện nhằm tôn vinh, giới thiệu tới người dân Hà Nội và du khách từ khắp mọi miền đất nước cũng như du khách quốc tế về di sản văn hóa ẩm thực Hà Thành.

Tại lễ hội sẽ có các khu vực giới thiệu không gian văn hóa các làng nghề gắn với di sản ẩm thực tiêu biểu của Hà Nội như bún, phở, cốm, xôi, giò chả...; Giới thiệu sản phẩm và quy trình thực hành tạo nên những sản phẩm ẩm thực tiêu biểu của Hà Nội, các hoạt động trình diễn của các nghệ nhân ẩm thực.

Bên cạnh đó, khu vực triển lãm là nơi giới thiệu các tác phẩm nghệ thuật chủ đề Hà Nội xưa và nay, những ký ức Hà Nội về lịch sử văn hóa nói chung và văn hóa ẩm thực nói riêng; đồng thời giới thiệu và phát huy phong cách văn minh, thanh lịch của người Hà Nội trong thưởng thức ẩm thực và giới thiệu bộ quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn TP. Hà Nội.

Điểm nhấn của Lễ hội là khu vực sân khấu chính sẽ có các hoạt động giao lưu, trải nghiệm ẩm thực Hà Nội với các nghệ nhân, các nhà nghiên cứu về ẩm thực Hà Nội; Trình diễn một số loại hình nghệ thuật, trò chơi truyền thống... Ngoài ra, khu vực bán hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm và thưởng thức ẩm thực phục vụ người dân Thủ đô và khách du lịch.

Báo Công luận
 Cốm làng Vòng một trong những đặc sản của Hà Nội (Ảnh: Dân Sinh).

Ngoài việc giới thiệu, quảng bá nghệ thuật ẩm thực, phát huy phong cách văn hóa, thanh lịch của người Hà Nội trong bảo tồn các giá trị văn hóa ẩm thực Hà Nội, lễ hội lần này còn giới thiệu Bộ quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn Hà Nội.

Bộ Quy tắc ứng xử nơi công cộng ở Hà Nội được ban hành vào tháng 3/2017. Mục đích của Bộ quy tắc này là: Từng bước xây dựng, hình thành những chuẩn mực văn hóa nhằm điều chỉnh lời nói, thái độ, hành vi của cá nhân, tổ chức nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội, xây dựng Thành phố văn minh, hiện đại. Bên cạnh đó nhằm góp phần giữ gìn và phát triển truyền thống văn hóa tốt đẹp của Thủ đô và đất nước, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.

Kinh phí tổ chức lễ hội do các sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã đơn vị thực hiện từ nguồn ngân sách thành phố. Ngoài ra còn có nguồn kinh phí xã hội hóa khác. Dự kiến, lễ bế mạc sẽ được tổ chức vào 19h ngày 7/10/2018.

B.V

Tin khác

Nhà Xuất bản Kim Đồng ra mắt cuốn sách 'Trần Phú' của Nhà văn Sơn Tùng

Nhà Xuất bản Kim Đồng ra mắt cuốn sách 'Trần Phú' của Nhà văn Sơn Tùng

(CLO) Kỉ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú (1/5/1904-1/5/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu với bạn đọc cả nước truyện kí đặc sắc “Trần Phú” của tác giả Sơn Tùng. Tác phẩm gồm 9 chương phác họa cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Tổng Bí thư Trần Phú (1904-1931).

Đời sống văn hóa
6 bộ phim chiếu miễn phí trong 'Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ'

6 bộ phim chiếu miễn phí trong 'Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ'

(CLO) 6 bộ phim sẽ được chiếu miễn phí phục vụ công chúng trong “Những ngày phim tài liệu hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ”.

Đời sống văn hóa
Kon Tum: Độc đáo hội thi giã gạo ngon nhất thế giới ở núi Ngọc Linh hùng vĩ

Kon Tum: Độc đáo hội thi giã gạo ngon nhất thế giới ở núi Ngọc Linh hùng vĩ

(CLO) Nằm trong khuôn khổ của Hội thi ẩm thực dược liệu quốc tế được tổ chức tại huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) còn có hoạt động giã gạo truyền thống. Loại gạo ngon nhất thế vừa bén rễ trên vùng sâm tốt nhất.

Đời sống văn hóa
Chiến sỹ Điên Biên kể về Bác Hồ trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến sỹ Điên Biên kể về Bác Hồ trong chiến dịch Điện Biên Phủ

(CLO) “…Cuối năm 1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bí mật sang Trung Quốc rồi Liên Xô hội đàm với các đồng chí lãnh đạo Xô Viết và Nguyên soái Stalin. Sau cuộc hội đàm Nguyên soái Stalin đã quyết định tặng cho Quân đội Nhân dân Việt Nam một trung đoàn cơ giới pháo cao xạ 37 ly mà sau này Trung đoàn pháo cao xã 367 của chúng tôi đảm nhận đưa pháo lên chiến trường Điện Biên Phủ.”

Đời sống văn hóa
Quyết định kéo pháo ra của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp

Quyết định kéo pháo ra của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp

“Vừa kéo pháo vào hôm trước, hôm sau ngày 26/1/1954 lại đột ngột nhận lệnh kéo pháo ra. Chúng tôi bàng hoàng cả người. Nhưng cũng nhờ có quyết định ấy của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp mà chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng…”

Đời sống văn hóa