(CLO) 70 năm sau ngày giải phóng, đặc biệt là trong gần 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới, Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Hà Nội đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, ý chí tự cường, phấn đấu, lao động, sáng tạo không mệt mỏi, giành được những thành tựu to lớn, từng bước hiện thực hóa tư tưởng Hồ Chí Minh, những chủ trương, quan điểm, định hướng phát triển của Đảng, Nhà nước trong đời sống thực tiễn.
Tại Hội thảo “Tầm nhìn mới, cơ hội mới xây dựng Thủ đô Hà Nội văn hiến – văn minh – hiện đại, thành phố kết nối toàn cầu”, chia sẻ về chủ trương, quan điểm, định hướng của Đảng, Nhà nước về phát triển Thủ đô Hà Nội, GS.TS Phùng Hữu Phú - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận T.Ư cho biết, xây dựng, phát triển Thủ đô Hà Nội luôn là một trong những công việc có tầm quan trọng đặc biệt trong quá trình lãnh đạo của Đảng.
Sự quan tâm đặc biệt của Đảng đối với công cuộc xây dựng, phát triển Thủ đô Hà Nội
Những năm tháng kháng chiến chống thực dân Pháp, Đảng thường xuyên chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo cuộc đấu tranh của quân dân Hà Nội, phối hợp với cuộc chiến đấu của quân, dân cả nước, tiến tới giải phóng miền Bắc, giải phóng Thủ đô tháng 10 năm 1954.
70 năm qua, trải qua các giai đoạn cách mạng nhiều khó khăn, thủ thách, Đảng đã căn cứ vào hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của đất nước, của Hà Nội; kế thừa, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh, tham khảo những kinh nghiệm quốc tế phù hợp với thực tiễn Việt Nam, ban hành, lãnh đạo thực hiện nhiều quyết sách quan trọng về xây dựng, phát triển Thủ đô Hà Nội. Những quyết sách quan trọng của Đảng về Thủ đô là một quá trình liên tục, vừa kế thừa vừa hoàn thiện, gắn liền với 3 giai đoạn của cách mạng nước ta là những năm đầu Thủ đô mới giải phóng (1954-1960 ); Những thập niên đầu đổi mới (1986-1999 ) và bước vào thế kỷ XXI.
Đến thời điểm 2024, sau 70 năm Hà Nội giải phóng, Đảng, Nhà nước đã ban hành một hệ thống văn bản đồng bộ, hoàn chỉnh, thể hiện sự quan tâm và tình cảm đặc biệt đối với Thủ đô. Hệ thống các văn bản đó đã đặt cơ sở chính trị, pháp lý vững chắc và xác định rõ những định hướng ở tầm chủ trương, quan điểm, nguyên tắc, phương châm làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho công cuộc phát triển Thủ đô.
Chia sẻ về những nội dung cốt yếu trong chủ trương, quan điểm, định hướng của Đảng, Nhà nước về phát triển Thủ đô, GS.TS Phùng Hữu Phú cho biết, các Văn kiện của Đảng, Nhà nước đã đề cập rất hệ thống, toàn diện, sáng tỏ nhiều vấn đề quan trọng, cơ bản về định hướng phát triển Thủ đô Hà Nội, nổi bật là một số nội dung cốt yếu, như xác định vị trí, vai trò, tầm quan trọng đặc biệt của Thủ đô và công cuộc xây dựng, bảo vệ Thủ đô.
Trong các văn kiện của Đảng, Nhà nước thể hiện nhất quán, ngày càng đầy đủ, sâu sắc về vị trí đặc biệt quan trọng của Thủ đô Hà Nội. Trước hết, Thủ đô là đầu não chính trị - hành chính quốc gia, biểu tượng của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; nơi đặt trụ sở các cơ quan lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, hệ thống chính trị, các cơ quan, tổ chức quốc tế; nơi khởi phát mọi đường lối, chủ trương của Đảng; nơi diễn ra những sự kiện trọng đại của đất nước.
Thủ đô là trái tim của Tổ quốc, nơi mọi người dân Việt Nam ở trong nước và nước ngoài hướng về với niềm tin yêu, tự hào, hy vọng. Thủ đô Hà Nội là trung tâm lớn về kinh tế,văn hóa, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, giao dịch và hội nhập quốc tế; là thành phố trực thuộc Trung ương, một đô thị loại đặc biệt; là địa bàn chiến lược trọng yếu về quốc phòng, an ninh quốc gia.
Thủ đô Hà Nội có vai trò to lớn trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Thủ đô phải đi trước, đi đầu trong việc thực hiện và hoàn thành sớm các kế hoạch, chiến lược phát triển đất nước; đóng vai trò là trung tâm, đầu mối liên kết, dẫn dắt, tạo động lực thúc đẩy và hiệu ứng lan tỏa đổi mới sáng tạo đối với vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và cả nước; có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển đô thị quốc gia.
Hà Nội là nơi hội tụ nhân tài, nơi lắng hồn núi sông ngàn năm, kết tinh các giá trị văn hóa tinh hoa của dân tộc; văn hóa, con người Hà Nội phải thật sự tiêu biểu cho văn hóa, con người Việt Nam. Thủ đô Hà Nội đóng vai trò trọng yếu trong Chiến lược bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ vững chắc các cơ quan đầu não của Đảng, Nhà nước, bảo vệ an ninh chính trị, an toàn xã hội, an ninh con người.
Thủ đô Hà Nội là đầu mối giao dịch, hội nhập quốc tế lớn, chủ yếu của đất nước, phải nâng cao năng lực cạnh tranh, phát huy sức hấp dẫn của Thành phố hòa bình, thành phố thân thiện, nâng cao vị thế, uy tín quốc tế, đi tiên phong trong thực hiện đường lối đối ngoại,hội nhập quốc tế của Đảng. Đảng bộ, hệ thống chính trị và đội ngũ đảng viên, cán bộ Hà Nội phải thật sự tiêu biểu, làm kiểu mẫu cho toàn Đảng, cho cả hệ thống chính trị. Thông qua các hoạt động thực tiễn sinh động, hiệu quả, Thủ đô có trách nhiệm đóng góp nguồn lực và kinh nghiệm phát triển đối với Trung ương và cả nước.
Công cuộc xây dựng, bảo vệ Thủ đô Hà Nội là trọng điểm, là nhiệm vụ chính trị quan trọng đặc biệt trong chiến lược xây dựng, bảo vệ Tổ quốc với tinh thần “cả nước vì Hà Nội, Hà Nội vì cả nước”.
GS.TS Phùng Hữu Phú cho biết, về tư tưởng chỉ đạo, phương châm phát triển, trong các văn kiện của Đảng, Nhà nước về Thủ đô Hà Nội đã nêu những quan điểm chỉ đạo phù hợp với từng giai đoạn phát triển, tổng hợp lại thành một hệ thống tư tưởng chỉ đạo, phương châm phát triển nhất quán, hoàn chỉnh, có giá trị định hướng về nhận thức, hành động.
Về mục tiêu, phương hướng phát triển, đề cao vai trò tiên phong và tiềm năng phát triển của Hà Nội; căn cứ vào mục tiêu chiến lược chung của đất nước trong mười, hai mươi năm tới, Đảng, Nhà nước định hướng mục tiêu phát triển của Thủ đô đến năm 2030: trở thành Thủ đô “văn hiến, văn minh, hiện đại”; đóng vai trò trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng và cả nước; hội nhập quốc tế sâu rộng,có sức cạnh tranh cao với khu vực và thế giới, phấn đấu phát triển ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực.
"Phát huy vai trò đi đầu, dẫn dắt của Thủ đô trong tiến trình phấn đấu đưa nước ta trở thành nước phát triển, có thu nhập cao, Đảng đưa ra tầm nhìn: đến năm 2045, Hà Nội trở thành thành phố kết nối toàn cầu; có mức sống và chất lượng cuộc sống cao; kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển toàn diện, đặc sắc, hài hòa, tiêu biểu cho cả nước; đạt trình độ phát triển ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới", GS.TS Phùng Hữu Phú chia sẻ.
Cùng cả nước tiến mạnh vào kỷ nguyên mới
Để đạt được những mục tiêu cao cả đầy khát vọng đó, theo GS.TS Phùng Hữu Phú, Đảng, Nhà nước xác định những phương hướng lớn mà Thủ đô phải phấn đấu thực hiện thắng lợi: Phát triển kinh tế nhanh, bền vững; nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh trong nước, quốc tế với cơ cấu hợp lý, mô hình tăng trưởng theo chiều sâu trên nền tảng phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, nguồn nhân lực chất lượng cao; xây dựng kinh tế tri thức... với lực lượng sản xuất hiện đại, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp, chú trọng phát triển những mô hình, phương thức sản xuất, kinh doanh mới thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (kinh tế số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn...); đóng vai trò đầu tầu dẫn dắt, động lực thúc đẩy kinh tế vùng, kinh tế cả nước; trở thành một trong những trung tâm kinh tế, du lịch, thương mại, dịch vụ của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
Phát triển văn hóa, xây dựng con người toàn diện, đồng bộ, mang đậm bản sắc Thủ đô ngàn năm văn hiến. Chú trọng xây dựng môi trường văn hóa, phát triển các lĩnh vực văn hóa, nâng cao đời sống văn hóa; bảo tồn, phát huy giá trị các di sản lịch sử, văn hóa gắn với thúc đẩy sáng tạo các giá trị văn hóa mới trên cơ sở kế thừa, phát triển tinh hoa văn hóa dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, làm cho các giá trị văn hóa thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống, vào toàn bộ quá trình xây dựng, bảo vệ Thủ đô trở thành nguồn lực nội sinh, thành động lực phát triển.
Phát triển Hà Nội thành trung tâm nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng công nghệ cao; trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, bồi dưỡng nhân tài.
Xây dựng người Hà Nội yêu nước, tự cường, năng động, sáng tạo, hào hoa, thanh lịch, nghĩa tình, văn minh. Làm cho văn hóa, con người Hà Nội thực sự tiêu biểu cho văn hóa, lương tri và phẩm giá con người Việt Nam; có sức hấp dẫn và lan tỏa đổi với cộng đồng quốc tế.
Hà Nội cũng đã quản lý phát triển xã hội khoa học, hiệu quả; Xây dựng Thủ đô Hà Nội trở thành đô thị thông minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp, an ninh,an toàn; Chú trọng tăng cường quốc phòng, an ninh, đẩy mạnh hoạt động đối ngoại; Xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện.
"Từ những phương hướng lớn, Đảng, Nhà nước đã gợi mở những định hướng phát triển trên các lĩnh vực quan trọng, những nhiệm vụ trọng tâm, những nhóm giải pháp chủ yếu, tạo điều kiện để Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Hà Nội có cơ sở vững chắc vận dụng, phát triển sáng tạo, phấn đấu xây dựng Thủ đô xã hội chủ nghĩa ngày càng văn minh, hiện đại", GS.TS Phùng Hữu Phú nói.
70 năm sau ngày giải phóng, đặc biệt là trong gần 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới, Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Hà Nội đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, ý chí tự cường, phấn đấu, lao động, sáng tạo không mệt mỏi, giành được những thành tựu to lớn, từng bước hiện thực hóa tư tưởng Hồ Chí Minh, những chủ trương, quan điểm, định hướng phát triển của Đảng, Nhà nước trong đời sống thực tiễn.
"Trải qua 70 năm xây dựng, phát triển, Thủ đô Hà Nội đã có tầm vóc, vị thế xứng đáng, tiềm lực đủ mạnh; có môi trường thể chế thông thoáng, môi trường quốc tế thuận lợi và ngày càng nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự ủng hộ, phối hợp chặt chẽ của các địa phương trong cả nước, sự hợp tác quốc tế hiệu quả.
Đảng bộ, chính quyền, đội ngũ cán bộ, đảng viên và Nhân dân Hà Nội đã trưởng thành vượt bậc, tích lũy được nhiều bài học kinh nghiệm phong phú, quý báu. Đó chính là những tiền đề vững chắc để Hà Nội phát triển bứt phá, trở thành Thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại, cùng cả nước tiến mạnh vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc", GS.TS Phùng Hữu Phú khẳng định.
(CLO) Yasmin Eid nấu một nồi đậu lăng nhỏ trên ngọn lửa đốt bằng cành cây và giấy vụn trong căn lều mà cô sống cùng chồng và 4 cô con gái nhỏ ở Dải Gaza. Đó là bữa ăn duy nhất của họ trong ngày, là tất cả những gì họ có thể chi trả.
(CLO) Cơ quan khí tượng dự báo, 2 ngày tới miền Bắc sẽ đón 1 đợt không khí lạnh mạnh. Nhiệt độ thấp nhất được dự báo ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ phổ biến từ 16-18 độ C, vùng núi 12-14 độ C, vùng núi cao dưới 10 độ C.
(CLO) Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, việc thực hiện các giải pháp “chuyển đổi xanh” còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng không chỉ đối với các cơ quan nhà nước mà còn với các doanh nghiệp
(CLO) Viện KSND tối cao đã hoàn tất cáo trạng truy tố bị can Nguyễn Thị Thanh Nhàn và 12 bị can khác trong vụ án "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng", xảy ra tại Trung tâm ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT) thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế (Công ty AIC) và các đơn vị liên quan.
(CLO) Nối tiếp trào lưu Labubu, Capybara hay "túi mù" từng gây sốt cõi mạng, trào lưu đập hộp mù lại tiếp tục phủ sóng, trở thành món đồ được người trẻ chi hàng chục triệu đồng để sở hữu.
(CLO) Chiều ngày 23/11, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức chuỗi sự kiện đặc biệt nhằm tôn vinh vẻ đẹp bất tận của di sản văn hóa dân tộc. Sự kiện là lời khẳng định mạnh mẽ về vai trò của di sản trong việc kết nối quá khứ, hiện tại và tương lai, đồng thời lan tỏa giá trị văn hóa Việt Nam ra toàn thế giới.
(CLO) Dự thảo lần này sẽ tăng cường tự chủ và chịu trách nhiệm giải trình của các đơn vị tổ chức thi hoặc liên kết tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
(CLO) Ngày 22/11, 10 tổ chức phi chính phủ ủng hộ Palestine đã yêu cầu tòa án Hà Lan ra lệnh ngừng xuất khẩu vũ khí cho Israel và giao dịch với các khu định cư của Israel tại các vùng lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng, với lý do thương vong dân sự cao trong cuộc xung đột Israel - Hamas tại Dải Gaza.
(CLO) Ngân hàng Thế giới (WB) vừa có báo cáo đề xuất lộ trình và kế hoạch hành động quốc gia về chuyển đổi sang phương tiện giao thông chạy điện tại Việt Nam.
(CLO) Ngày 23/11, Báo Người Lao Động tổ chức lễ khai giảng khóa bồi dưỡng “Kỹ năng ứng xử với báo chí - truyền thông”. Gần 50 hiệu trưởng, hiệu phó đến từ các trường THPT trên địa bàn TP HCM đã đăng ký tham dự khóa bồi dưỡng.
(CLO) Ngày 23/11, Báo Văn Hóa phối hợp Sở VHTTDL tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Hội thảo “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi”.
(CLO) Meta đang tăng cường chiến dịch chống lừa đảo khi triển khai các biện pháp mạnh mẽ để triệt phá đường dây "pig butchering", giúp bảo vệ người dùng khỏi thiệt hại lên tới 64 tỷ USD mỗi năm.
(CLO) Các loại xe và linh kiện phục vụ sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy tại Việt Nam của liên doanh với Nga sẽ được ưu đãi thuế nhập khẩu kể từ ngày 6/1/2025.
(CLO) Ngày 23/11, Công an quận Thanh Khê (Đà Nẵng) cho biết, đơn vị vừa ra Quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Nguyễn Ngọc Hậu (SN 1994, trú TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
(CLO) Chiều 23/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam đã về đến sân bay Nội Bài (Hà Nội), kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Malaysia từ 21 - 23/11/2024, theo lời mời của Thủ tướng Malaysia và Phu nhân.
(CLO) Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) vừa được Quốc hội bấm nút thông qua, nêu rõ, Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong bảo đảm và phát triển hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; huy động các nguồn lực xã hội cho hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa của các vùng, miền, của đồng bào các dân tộc.
(CLO) Tối 22/11, tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức Lễ kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22/11/1904 - 22/11/2024). Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình tham dự và chia vui với nhân dân tỉnh Đắk Lắk.
(CLO) Sáng 23/11, các đại biểu Quốc hội thảo luận ở tổ về: Dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; dự án Luật Công nghiệp công nghệ số.
CLO) Chiều 22/11, Thừa ủy quyền của Thủ tướng, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký quyết định số 1458 giao ông Hà Sỹ Đồng, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị, giữ chức vụ Quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị, nhiệm kỳ 2021-2026.
(CLO) Dự kiến tỉnh Hà Nam có 19 đơn vị hành chính cấp xã phải thực hiện sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025. Sau sắp xếp sẽ dôi dư 143 cán bộ, công chức (cán bộ 92 người, công chức 51 người).
(CLO) Ngày 22/11, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông và lãnh đạo các sở, ngành thành phố đi kiểm tra tiến độ thi công và thực hiện Dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá.
(CLO) Chiều 22/11, tại Hà Nội, Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức Lễ trao Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng tặng đồng chí Đinh Thế Huynh, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thường trực Ban Bí thư khóa XII.