(NB&CL) Dù thời gian qua, Hà Nội đã đưa ra nhiều giải pháp để giảm thiểu ùn tắc giao thông từ đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển vận tải công cộng, tổ chức lại giao thông nhưng đến nay ùn tắc vẫn là vấn nạn và trở thành bài toán khó đối với các cơ quan quản lý.
“Kêu gào”, “ép buộc” sử dụng phương tiện vận tải công cộng
Tại các quốc gia đang phát triển hay phát triển thì các loại hình phương tiện vận tải hành khách công cộng luôn được đầu tư và có vai trò quan trọng bậc nhất trong mạng lưới giao thông đô thị. Đây là đòi hỏi cấp bách và có ý nghĩa chiến lược đối với toàn bộ quá trình xây dựng kết cấu hạ tầng.
Tuy nhiên, theo Nguyên Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam Nguyễn Văn Thanh, thực tế hiện nay chúng ta đang “kêu gào”, “ép buộc” việc dùng phương tiện công cộng,... Phải có biện pháp hạn chế phương tiện cá nhân nhưng cũng phải có những biện pháp phù hợp để xe buýt phát triển.
Hoạt động vận tải hành khách công cộng tại Hà Nội chưa đáp ứng được nhu cầu di chuyển của người dân. Ảnh: TL.
Câu chuyện phát triển xe buýt ở đô thị lớn nhiều năm nay vào “ngõ cụt”, từ buýt nhỏ, BRT, đến đường trên cao... Nguyên nhân “ông quy hoạch” làm “chết” vận tải xe buýt, làm ùn tắc giao thông thì ít nói tới. Do đó trước khi đổ lỗi cho giao thông phải nhìn nhận do lỗi quy hoạch đô thị rồi mới đến giao thông, ông Thanh khẳng định.
Mới đây, việc Công ty TNHH Bắc Hà có công văn gửi Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội xin ngừng hoạt động từ ngày 1/8 sau gần 10 năm quản lý vận hành 5 tuyến buýt mang số hiệu 41, 2, 43, 44 và 45 khiến nhiều người không khỏi bất ngờ. Nguyên nhân là do hoạt động kinh doanh của đơn vị gặp khó khăn, doanh thu sụt giảm.
Nhìn nhận về vấn đề này ông Nguyễn Trọng Thông - Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội (HAPTA) cho rằng, trong lịch sử vận tải hành khách công cộng chưa từng có tiền lệ doanh nghiệp xe buýt xin bỏ tuyến. Trong khi chờ có thêm các tuyến đường sắt đô thị khác ngoài Cát Linh - Hà Đông, xe buýt vẫn là phương tiện công cộng quan trọng bậc nhất của Thủ đô.
Cũng theo Chủ tịch HAPTA, hoạt động vận tải hành khách công cộng nói chung, trong đó có xe buýt tại Hà Nội đang gặp nhiều khó khăn trong 2 năm qua. Do ảnh hưởng “kép” của dịch COVID-19 và giá nhiên liệu tăng cao, dẫn đến doanh thu từ bán vé cho hành khách bị giảm từ 30 - 50%.
Trong bối cảnh khó khăn chưa từng có, cơ chế hoạt động, định mức, chỉ tiêu sản lượng của xe buýt chưa được cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh cho phù hợp. Đây có thể là một trong những nguyên nhân lớn dẫn đến doanh nghiệp xe buýt chưa mặn mà để tiếp tục khai thác.
Các cơ quan chức năng của Thành phố sẽ phải xem xét lại các nguyên nhân cụ thể dẫn tới lý do trên để có những giải pháp trước mắt và lâu dài, đảm bảo vận tải hành khách bằng xe buýt của thành phố có thể phát triển bền vững.
Nhằm giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông, Sở GTVT Hà Nội đã tiến hành xén giải phân cách, tổ chức lại giao thông tại một số tuyến đường, nút giao trọng điểm. Tuy nhiên trao đổi với PV, anh Quân (trú tại quận Thanh Xuân) băn khoăn, nếu có phân làn riêng thì tại các nút giao vẫn phải để phương tiện đi hỗn hợp.
Điều này thậm chí tạo thêm ùn tắc, hỗn loạn giao thông. Chưa kể việc chia làn đường còn có nguy cơ làm gia tăng tai nạn khi những tuyến đường vốn đã có mật độ phương tiện di chuyển đông đúc nay lại thêm những giải phân cách cứng đặt “chềnh ềnh” giữa đường. Tất cả lại trở thành một vòng luẩn quẩn, thông chỗ nọ lại tắc chỗ kia.
Đô thị văn minh - vận tải công cộng phải là tất yếu
Thực trạng hiện nay có việc hoạt động của xe buýt nói riêng và vận tải hành khách công cộng nói chung tại các đô thị lớn, nhất là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại nhiều năm nay mà chưa giải quyết được. Đặc biệt sau đại dịch COVID-19 và bão giá xăng dầu đã đẩy doanh nghiệp vận tải xe buýt vào tình thế hết sức khó khăn.
Tình trạng ùn tắc, quá tải hạ tầng tại nhiều tuyến đường phố Hà Nội tồn tại dai dẳng trong nhiều năm và trở thành bài toán khó với các cơ quan quản lý. Ảnh. Quang Hùng.
Hành khách thì quay lưng với xe buýt, nhiều người cảm thấy không còn thói quen đi xe buýt nữa bởi mất mấy tháng, thậm chí cả năm trời không đi và họ đã dần quen đi xe cá nhân nên muốn phục hồi lại càng khó khăn hơn.
Ngoài ra hiện Hà Nội mới chỉ đưa vào khai thác một tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông, chưa thể đáp ứng được nhu cầu di chuyển của người dân. Cùng với những sai phạm trong quy hoạch, phát triển đô thị điển hình là trục đường Lê Văn Lương đã gây ra quá tải hạ tầng, dự án giao thông chậm tiến độ đã khiến tình trạng ùn tắc thêm nghiêm trọng.
Nguyên Thứ trưởng Bộ GTVT Lã Ngọc Khuê cho rằng, các công việc định hướng và quy hoạch thường bất cập so với quá trình đô thị hóa ngày càng gia tăng, dẫn tới tình hình không thể kiểm soát nổi. Cái giá phải trả cho sự tự phát là sự ùn tắc giao thông và sự xuống cấp của môi trường.
Kinh nghiệm chỉ ra rằng, một thành phố chỉ có thể có giao thông đô thị văn minh và hiện đại khi trên dưới 60% người dân của thành phố đó sử dụng các phương tiện vận tải công cộng. Vì vậy, sự phát triển giao thông đô thị của các thành phố nhất định phải lấy vận tải công cộng làm khu trung tâm.
Từ việc lấy phát triển các chuyên ngành vận tải, cùng với việc phát triển các loại hình kết cấu hạ tầng giao thông đô thị tương ứng cho tới việc hoạch định các chính sách định hướng, lựa chọn những ưu tiên trong việc đầu tư phát triển… tất thảy đều phải hướng vào để thực hiện cho được khâu trung tâm đó.
Để đạt được tỷ lệ vận tải công cộng chiếm đến 60% số lần đi lại của người dân trong một thành phố là điều không dễ. Ở đây phải sử dụng lợi thế và tính ưu việt của mọi loại hình vận tải trong một mối quan hệ của một mô hình tổng thể bao gồm nhiều loại hình vận tải khác nhau.
Hằng năm Hà Nội đề ra mục tiêu xóa từ 8 - 10 điểm đen ùn tắc giao thông và giảm từ 5% - 10% tai nạn trên địa bàn. Để đạt được mục tiêu này, nhiều chuyên gia cho rằng Thành phố phải làm tốt công tác quy hoạch mạng lưới giao thông nội đô, phát triển và cải thiện chất lượng phương tiện vận tải hành khách công cộng.
Bởi chừng nào giao thông công cộng chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân thì chừng ấy người dân vẫn phải sử dụng phương tiện cá nhân và ùn tắc giao thông chưa thể giảm. Khi vận tải công cộng đã phát triển, đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân vẫn cần phải có thêm các giải pháp đồng bộ khác đi kèm để tiến tới giảm ùn tắc giao thông một cách bền vững.
(CLO) Ghi nhận chiều ngày 4/4, ngày làm việc cuối cùng trước kỳ nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương (mùng 10/3 Âm lịch), giao thông tại Hà Nội nhìn chung thông thoáng, chưa xảy ra tình trạng ùn tắc kéo dài tại các tuyến đường chính và cửa ngõ ra vào thành phố.
(CLO) Ước tính nhu cầu vốn đầu tư phát triển hệ thống cảng hàng không Việt Nam đến năm 2030 khoảng 443.000 tỷ đồng; được huy động từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, vốn ngoài ngân sách và các nguồn vốn hợp pháp khác.
(CLO) Trong 3 tháng đầu năm 2025, lượng đặt phòng của khách châu Âu ở Mỹ đã giảm khoảng 18-20%, khiến nước này có thiể mất hàng tỷ USD doanh thu từ du lịch.
(CLO) Ngày 4/4, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) đã có quyết định bổ nhiệm Cục trưởng Cục TDTT Việt Nam giữ chức Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ, Đào tạo và Môi trường thuộc Bộ VHTT&DL. Quyết định có hiệu lực từ ngày ban hành.
(CLO) Ngày 4/4, thông tin từ Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, chỉ tính từ đầu tháng 3/2025 đến nay, các phòng nghiệp vụ đã bắt, xử lý 4 vụ, 28 đối tượng khai thác khoáng sản trái phép; thu giữ 6 tầu hút cát, 5 máy xúc và nhiều tang vật có liên quan.
(CLO) Chỉ trong một ngày, 500 người giàu nhất thế giới đã mất tổng cộng 208 tỷ USD sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố chính sách thuế nhập khẩu mới, kéo theo làn sóng bán tháo dữ dội trên các thị trường toàn cầu.
(CLO) Bộ Công Thương vừa ban hành Chỉ thị số 08/CT-BCT ngày 04 tháng 4 năm 2025 về việc thực hiện các giải pháp tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng năm 2025.
(CLO) Bộ Xây dựng vừa có thông tin trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Quảng Nam liên quan đến đầu tư nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 14H và đoạn tuyến Quốc lộ 1A qua địa bàn để đảm bảo an toàn giao thông.
(CLO) Để khắc phục khó khăn, kịp thời chấn chỉnh những bất cập, tháo gỡ “điểm nghẽn”, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Trần Đức Thắng đề nghị, trong thời gian tới cần đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số, sắp xếp đơn vị hành chính.
(CLO) Phó Thủ tướng Mai Văn Chính đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các bộ, ngành ban hành các tiêu chuẩn, tiêu chí, nguyên tắc phân bổ vốn, cải cách thủ tục hành chính, cái gì địa phương làm được thì phân cấp, phân quyền, nghiên cứu Nghị quyết 57 để bổ sung, hoàn thiện; tập trung vào phát triển công nghiệp văn hóa, công nghiệp giải trí, hệ sinh thái đổi mới sáng tạo về văn hóa, nghệ thuật.
(CLO) Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đồng chí Đỗ Văn Chiến - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất cho Hội Luật gia Việt Nam.
(CLO) Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Xây dựng, Bộ Công an và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xử lý dứt điểm các tồn tại, bất cập đối với hệ thống đèn tín hiệu, biển báo giao thông, hoàn thành trong tháng 4/2025.
(CLO) Chiều 4/4, tại buổi họp báo định kỳ Bộ Công Thương, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Bộ Công Thương cho biết, Uỷ ban này đã có quyết định xử phạt vi phạm hành chính Công ty Cổ phần Tập đoàn Chị Em Rọt với tổng số tiền 80 triệu đồng.
(CLO) TP. HCM hạn chế giao thông nhiều tuyến đường để phục vụ quá trình lắp đặt, vận hành trận địa pháo lễ phục vụ Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
(CLO) Ước tính nhu cầu vốn đầu tư phát triển hệ thống cảng hàng không Việt Nam đến năm 2030 khoảng 443.000 tỷ đồng; được huy động từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, vốn ngoài ngân sách và các nguồn vốn hợp pháp khác.
(CLO) Bộ Xây dựng vừa có thông tin trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Quảng Nam liên quan đến đầu tư nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 14H và đoạn tuyến Quốc lộ 1A qua địa bàn để đảm bảo an toàn giao thông.
(CLO) Việc cải tạo, nâng cấp tuyến tỉnh lộ 419 đoạn đi trùng tuyến đường trục phát triển kinh tế Miếu Môn - Hương Sơn (huyện Mỹ Đức) sẽ đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, giảm ùn tắc giao thông và tạo mỹ quan đô thị.
(CLO) Ban quản lý dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành vừa phối hợp với các đơn vị nâng thành công hệ kết cấu thép mái trung tâm Nhà ga hành khách cảng hàng không quốc tế Long Thành.
(CLO) Công an TP HCM thống kê, hiện nay có hơn 119.000 học viên đang chờ sát hạch, trong đó có hơn 47.000 ô tô, hơn 71.000 mô tô. Công an TP HCM sẽ thực hiện công tác sát hạch ngay khi Cục Cảnh sát giao thông (CSGT) triển khai.
(CLO) Ngày 3/4, Công ty Cổ phần Vận tải đường sắt cho biết, đơn vị sẽ tổ chức chạy thêm nhiều đoàn tàu nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của hành khách trong dịp nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và 30/4 và 1/5.
(CLO) Ngày 3/4, lực lượng chức năng huyện Củ Chi, TP HCM đang phối hợp điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ va chạm giữa container và người phụ nữ đi xe đạp trên đường Phan Văn Khải, huyện Củ Chi.
(NB&CL) Theo nhiều lãnh đạo doanh nghiệp, doanh nghiệp xây dựng Việt hiện đã làm chủ hoàn toàn công nghệ, biện pháp và thiết bị thi công hạng mục hầm, cầu, điều mong đợi lúc này là Nhà nước sớm ban hành bộ tiêu chuẩn thiết kế, thi công, nghiệm thu cũng như kiểm tra chất lượng vật liệu và hạng mục thi công.
(CLO) Để bảo đảm triển khai thực hiện dự án cao tốc Chợ Mới - Bắc Kạn, Bộ Xây dựng đề nghị địa phương đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư, di dời hạ tầng kỹ thuật, phấn đấu bàn giao 75% mặt bằng trong tháng 5 và 100% mặt bằng trong năm 2025.