Hải Dương: Bất chấp lệnh đình chỉ, nhà máy sản xuất bao bì vẫn ngang nhiên hoạt động

Thứ năm, 08/07/2021 14:00 PM - 0 Trả lời

(NB&CL) Mặc dù bị UBND huyện Thanh Hà yêu cầu dừng hoạt động khi xây dựng nhà máy sản xuất bao bì carton không phép, chủ đầu tư là Công ty Cổ phần Chế biến Nông sản thực phẩm xuất khẩu Hải Dương vẫn ngang nhiên cho máy móc, công nhân vào làm việc thể hiện sự coi thường pháp luật.

Thời gian vừa qua, người dân xã Hồng Lạc, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương vô cùng bức xúc trước sự việc Công ty Cổ phần Chế biến Nông sản thực phẩm xuất khẩu Hải Dương (Số 2, đường Lê Thanh Nghị, phường Phạm Ngũ Lão, TP. Hải Dương, tỉnh Hải Dương) có người đại diện pháp luật là ông Nghiêm Trọng Tuấn – Giám đốc Công ty đã ngang nhiên xây dựng nhà máy sản xuất bao bì carton không phép.

Theo hồ sơ phóng viên thu thập được, ngày 24/5/2019, ông Vương Đức Sáng – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương đã ký Quyết định số 1801/QĐ-UBND – Quyết định chủ trương đầu tư Dự án Nhà máy sản xuất bao bì carton của Công ty Cổ phần chế biến nông sản thực phẩm xuất khẩu Hải Dương.

Lợi dụng “lòng tin” từ chính quyền địa phương, Công ty Cổ phần chế biến nông sản thực phẩm xuất khẩu Hải Dương đã xây dựng không phép nhà máy sản xuất bao bì carton.

Lợi dụng “lòng tin” từ chính quyền địa phương, Công ty Cổ phần chế biến nông sản thực phẩm xuất khẩu Hải Dương đã xây dựng không phép nhà máy sản xuất bao bì carton.

Theo Quyết định nêu trên, quy mô dự án là 4.800 tấn/năm. Địa điểm thực hiện dự án: Tại khu đất thuộc tờ bản đồ địa chính số 06, tỷ lệ 1/1.000 xã Hồng Lạc, huyện Thanh Hà. Diện tích đất sử dụng là 20.000m2. Hình thức sử dụng đất: Thuê đất trả tiền thuê đất hằng năm.

Tổng vốn đầu tư dự án: 27.270.000.000 đồng. Trong đó, vốn của Nhà đầu tư để thực hiện dự án: 6.270.000.000 đồng. Vốn vay để thực hiện dự án: 21.000.000.000 đồng. Thời gian hoạt động của dự án: 30 năm, tiến độ thực hiện dự án đầu tư khoảng 36 tháng.

Dự án nhà máy sản xuất bao bì carton này nằm ngay bên cạnh nhà máy chế biến nông sản thực phẩm xuất khẩu mà Công ty Cổ phần chế biến nông sản thực phẩm xuất khẩu Hải Dương đã xin chủ trương đầu tư, đi vào sản xuất từ trước đó.

Sau khi xin được chủ trương đầu tư Dự án nhà máy sản xuất bao bì carton, Công ty này đã tiếp tục thu gom đất nông nghiệp giáp với dự án qua việc mua bán, thỏa thuận nhận chuyển nhượng đối với các hộ dân. Theo người dân xã Hồng Lạc cho biết, mỗi sào ruộng (= 360m2), doanh nghiệp trả người dân khoảng 110 triệu đồng.

Quyết định số 3427/QĐ-UBND “điều chỉnh lần thứ nhất” Chủ trương đầu tư Dự án Nhà máy sản xuất bao bì carton của Công ty Cổ phần chế biến nông sản thực phẩm xuất khẩu Hải Dương.

Quyết định số 3427/QĐ-UBND “điều chỉnh lần thứ nhất” Chủ trương đầu tư Dự án Nhà máy sản xuất bao bì carton của Công ty Cổ phần chế biến nông sản thực phẩm xuất khẩu Hải Dương.

Ngay sau đó, doanh nghiệp đã xin điều chỉnh mở rộng đầu tư dự án. Dựa trên Tờ trình số 2217/BC-SKHĐT của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương, ngày 17/11/2020, ông Vương Đức Sáng – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương đã ký Quyết định số 3427/QĐ-UBND “điều chỉnh lần thứ nhất” Chủ trương đầu tư Dự án Nhà máy sản xuất bao bì carton của Công ty Cổ phần chế biến nông sản thực phẩm xuất khẩu Hải Dương.

Theo Quyết định 3427/QĐ-UBND, quy mô dự án được nâng lên 20.000 tấn/năm. Diện tích đất sử dụng: Khoảng 65.000m2. Tổng vốn đầu tư dự án: 135 tỷ đồng trong đó vốn nhà đầu tư là 30 tỷ đồng. Vốn vay tín dụng để thực hiện dự án: 105 tỷ đồng.

Việc dự án xây dựng không phép để đi vào sản xuất diễn ra trong suốt một thời gian dài nhưng không bị chính quyền địa phương xử lý. Đến nay, theo kiểm tra, Công ty đã xây dựng 18.000m2 nhà xưởng không phép.

Việc dự án xây dựng không phép để đi vào sản xuất diễn ra trong suốt một thời gian dài nhưng không bị chính quyền địa phương xử lý. Đến nay, theo kiểm tra, Công ty đã xây dựng 18.000m2 nhà xưởng không phép.

Theo chúng tôi được biết, khu đất để Công ty xin làm dự án nhà máy sản xuất bao bì carton theo Quy hoạch xây dựng nông thôn mới của xã Hồng Lạc, khu đất này được quy hoạch là đất sản xuất kinh doanh; theo Quy hoạch sử dụng đất của huyện Thanh Hà, khu đất này được quy hoạch là đất trồng lúa. Do đó, UBND huyện Thanh Hà bắt buộc phải hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai, trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt để Nhà đầu tư có cơ sở triển khai thực hiện dự án.

Tuy nhiên, đang trong quá trình bắt buộc phải hoàn thiện thủ tục pháp lý, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, cấp giấy phép xây dựng, hoàn thiện đánh giá tác động môi trường… theo đúng quy định của pháp luật thì Công ty Cổ phần chế biến nông sản thực phẩm xuất khẩu Hải Dương đã ngang nhiên cho máy móc san gạt, xây dựng trái phép hơn 18.000m2 nhà xưởng để thực hiện dự án nhà máy sản xuất bao bì carton. Sự việc đã gây bức xúc trong dư luận nhân dân địa phương, người dân cho rằng chính quyền địa phương có dấu hiệu của việc buông lỏng quản lý, bao che cho hành vi vi phạm pháp luật của doanh nghiệp.

Nhà máy sản xuất bao bì carton mượn lối đi dưới chân đê của nhà máy chế biến nông sản, cũng là của Công ty Cổ phần chế biến nông sản thực phẩm xuất khẩu Hải Dương.

Nhà máy sản xuất bao bì carton mượn lối đi dưới chân đê của nhà máy chế biến nông sản, cũng là của Công ty Cổ phần chế biến nông sản thực phẩm xuất khẩu Hải Dương.

Sau khi “việc đã rồi”, UBND huyện Thanh Hà mới rốt ráo chỉ đạo phòng TN&MT chủ trì cùng các phòng ban chuyên môn, UBND xã Hồng Lạc tiến hành kiểm tra dự án. Quá trình kiểm tra, UBND huyện Thanh Hà đã lập biên bản, yêu cầu Công ty dừng mọi hoạt động để tiếp tục hoàn thiện thủ tục pháp lý theo quy định.

Tuy nhiên, theo ghi nhận của phóng viên, bất chấp “lệnh đình chỉ”, Công ty Cổ phần chế biến nông sản thực phẩm xuất khẩu Hải Dương ngang nhiên tiếp tục cho thi công hoàn thiện nhà máy, đưa máy móc, công nhân vào hoạt động sản xuất.

Trao đổi sự việc trên với phóng viên, ông Vũ Xuân Hào - Chủ tịch UBND xã Hồng Lạc thừa nhận việc Công ty Cổ phần chế biến nông sản thực phẩm xuất khẩu Hải Dương xây dựng không phép nhà máy sản xuất bao bì carton.

Về nguyên nhân dẫn đến việc UBND xã Hồng Lạc không xử lý dứt điểm vi phạm của doanh nghiệp ngay từ thời điểm bắt đầu thi công san lấp mặt bằng, ông Vũ Xuân Hào lý giải: “Lúc san lấp mặt bằng tôi có hỏi Giám đốc về thủ tục pháp lý của dự án nhưng họ nói cứ yên tâm lúc làm xong cũng là lúc hoàn thiện thủ tục. Cái này là mình tin tưởng họ quá. Đây là bài học sâu sắc đối với tôi, tôi đã nhận trách nhiệm trước Chủ tịch UBND huyện về việc này”.

Bất chấp lệnh đình chỉ, Công ty Cổ phần chế biến nông sản thực phẩm xuất khẩu Hải Dương vẫn ngang nhiên cho công nhân, máy móc hoạt động sản xuất bao bì.

Bất chấp lệnh đình chỉ, Công ty Cổ phần chế biến nông sản thực phẩm xuất khẩu Hải Dương vẫn ngang nhiên cho công nhân, máy móc hoạt động sản xuất bao bì.

Về phía UBND huyện Thanh Hà, ông Trần Văn Tâm - Trưởng phòng TN&MT huyện cho biết, dự án hiện chưa chuyển đổi mục đích sử dụng đất, xây dựng không phép. Sau khi kiểm tra, Công ty đã xây dựng khoảng 18.000m2 nhà xưởng nằm trong dự án.

Hiện nay, Chủ tịch UBND huyện đã ký tờ trình, chúng tôi đã gửi hồ sơ lên UBND tỉnh kiến nghị UBND tỉnh xử phạt vi phạm của doanh nghiệp này, khi có kết quả, tôi sẽ thông tin lại báo”, ông Tâm nói.

Ông Phạm Văn Mạnh – Chủ tịch UBND huyện Thanh Hà cho biết, ông đã có chỉ đạo quyết liệt các phòng, ban chuyên môn kiểm tra ngay dự án nhà máy sản xuất bao bì carton của Công ty Cổ phần chế biến nông sản thực phẩm xuất khẩu Hải Dương, khi phát hiện ra sai phạm đã có tờ trình đề nghị UBND tỉnh Hải Dương xử phạt khoảng hơn 500 triệu đồng.

“Quan điểm của huyện là xử lý nghiêm vi phạm của doanh nghiệp”, Chủ tịch UBND huyện Thanh Hà khẳng định.

Khi phóng viên phản ánh sự việc, UBND huyện Thanh Hà đã chỉ đạo kiểm tra, yêu cầu doanh nghiệp dừng mọi hoạt động sản xuất để hoàn thiện thủ tục pháp lý nhưng theo ghi nhận, Công ty đã cho máy móc cùng hàng trăm công nhân vào sản xuất? Chủ tịch UBND huyện Thanh Hà cho biết đã giao UBND xã Hồng Lạc giám sát việc này và sẽ cho kiểm tra ngay việc thực hiện yêu cầu dừng hoạt động.

Báo Nhà báo và Công luận sẽ tiếp tục thông tin.

Quốc Trần

Tin khác

Quán bar Aplus ngang nhiên kinh doanh 'bóng cười'?

Quán bar Aplus ngang nhiên kinh doanh "bóng cười"?

(CLO) Mặc dù từng bị xử phạt do kinh doanh quá giờ quy định, thế nhưng quán bar Aplus có địa chỉ tại số 78 Yên Phụ, phường Nguyễn Trung Trực (quận Ba Đình, Hà Nội) không những không tuân thủ theo các quy định của pháp luật mà còn tiếp tục tái diễn, ngang nhiên kinh doanh “bóng cười”….

Điều tra
Tập đoàn Thuận An góp mặt tại dự án nào trên địa bàn TP Hà Nội?

Tập đoàn Thuận An góp mặt tại dự án nào trên địa bàn TP Hà Nội?

(CLO) Công ty CP Tập đoàn Thuận An là nhà thầu quen thuộc với nhiều công trình xây dựng trên cả nước, riêng tại Hà Nội nhà thầu này góp mặt tại 5 gói thầu, với tổng giá trị 778,372,534,000 VND.

Điều tra
Thanh Hóa: Đang nợ tiền thuế TNDN, Công ty Lam Sơn có đáp ứng các tiêu chuẩn trong hồ sơ mời thầu?

Thanh Hóa: Đang nợ tiền thuế TNDN, Công ty Lam Sơn có đáp ứng các tiêu chuẩn trong hồ sơ mời thầu?

(CLO) Mặc dù đang nợ tiền thuế thu nhập doanh nghiệp nhưng Công ty TNHH xây dựng và TM Lam Sơn vẫn được UBND thị xã Nghi Sơn phê duyệt trúng gói thầu trị giá gần trăm tỷ đồng.

Điều tra
Cơ quan Cảnh sát Điều tra vào cuộc sau ''lùm xùm'' đấu thầu của Công ty Tuấn Ân Hà Nội

Cơ quan Cảnh sát Điều tra vào cuộc sau ''lùm xùm'' đấu thầu của Công ty Tuấn Ân Hà Nội

(CLO) Thời gian gần đây, Công ty TNHH Tuấn Ân Hà Nội đã trúng hàng loạt gói thầu có tổng trị giá lên đến hàng trăm tỉ đồng ở hầu hết các Công ty Điện lực trên địa bàn TP. Hà Nội.

Điều tra
Bỏ sót gần 100 tỷ đồng tiền sử dụng đất nhà đầu tư phải nộp cho Nhà nước!

Bỏ sót gần 100 tỷ đồng tiền sử dụng đất nhà đầu tư phải nộp cho Nhà nước!

(NB&CL) Kết quả thanh tra tổng thể, toàn diện dự án Khu đô thị sinh thái hai bên bờ sông Đơ cho thấy, công tác lập hồ sơ mời thầu, chậm tiến độ giải phóng mặt bằng, xác định thiếu số tiền sử dụng đất,… dẫn đến bỏ sót cho ngân sách Nhà nước hơn 98 tỷ đồng.

Điều tra