Hải Dương khẩn trương ứng phó bão số 3

Thứ năm, 05/09/2024 17:43 PM - 0 Trả lời

(CLO) - Xác định vùng ảnh hưởng do bão số 3 gây ra là phạm vi toàn tỉnh với cấp độ rủi ro thiên tai là cấp 3 (rủi ro lớn), Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hải Dương đã phát công điện gửi các địa phương về triển khai các giải pháp chủ động ứng phó với “siêu bão”.

Theo dự báo mới nhất từ Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Hải Dương, từ sáng sớm 7/9, bão số 3 có khả năng gây ra gió mạnh cấp 5, cấp 6, sau tăng lên cấp 7, cấp 8, giật cấp 9, cấp 10. Từ đêm 6-9/9, dự báo các khu vực trong tỉnh có mưa to đến rất to, lượng mưa phổ biến từ 200-350 mm.

Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh xác định 6 nhóm có nguy cơ chịu ảnh hưởng của bão số 3. Gồm: khu vực sản xuất nông nghiệp (lúa, rau màu, cây trồng có giá trị kinh tế cao), khu nuôi thủy sản tập trung và cá lồng, vùng dễ xảy ra ngập úng, vùng có thể xảy ra sạt lở đất ở thị xã Kinh Môn và TP Chí Linh, nhà và công trình không an toàn trong khu dân cư, các trọng điểm phòng chống thiên tai.

hai duong khan truong ung pho bao so 3 hinh 1

Người dân Hải Dương kiểm tra, gia cố lồng bè nuôi cá trên sông (Ảnh: Báo Hải Dương)

Để chủ động phòng tránh, ứng phó, xử lý kịp thời những tình huống do bão, mưa lớn gây ra, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh yêu cầu Ban Chỉ huy các huyện, thành phố, thị xã, các cơ quan đơn vị chủ động theo dõi sát thông tin dự báo, diễn biến tình hình bão, mưa, lũ, kịp thời chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó theo phương châm “bốn tại chỗ”, không để bị động, bất ngờ.

Khuyến cáo nông dân khẩn trương thu hoạch các nông sản đã đến kỳ thu hoạch. Rà soát, khoanh vùng cụ thể diện tích cây trồng có nguy cơ bị ngập úng để có phương án tiêu úng cụ thể. Có phương án bảo vệ diện tích cây rau màu, cây ăn quả, diện tích lúa mùa đang trong giai đoạn làm đòng đến trổ bông. Chú ý các khu vực trũng thấp, khu vực đô thị thường xuyên bị ngập úng, khu nuôi thủy sản tập trung, bảo đảm an toàn cho các cơ sở nuôi cá lồng trên sông, các hoạt động sản xuất, kinh doanh trên bãi sông.

Kiểm tra, rà soát các phương án ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai, phương án ứng phó với bão mạnh, siêu bão phù hợp điều kiện cụ thể tại địa phương. Sẵn sàng kế hoạch sơ tán người dân ra khỏi các công trình, nhà xung yếu không bảo đảm an toàn, chòi canh tại các cơ sở nuôi cá lồng, khu vực có nguy cơ bị ngập sâu, sạt lở.

Kiểm soát việc đi lại, tổ chức phân luồng, hướng dẫn giao thông, hạn chế người dân ra đường trong thời gian bão đổ bộ, mưa lũ. Bảo đảm an toàn công trình hồ đập, thủy lợi, đê điều, lưu ý các trọng điểm công trình đê điều, các sự cố sạt lở bãi sông, bờ kênh trục Bắc Hưng Hải chưa được xử lý, các công trình còn đang thi công, đặc biệt là các cống qua đê, khu vực thấp trũng có nguy cơ xảy ra ngập lụt.

Chủ động khơi thông dòng chảy, xử lý kịp thời các sự cố công trình ngay từ giờ đầu. Kiểm tra, rà soát toàn bộ hệ thống công trình thuỷ lợi, hồ đập, thực hiện vận hành các hồ chứa nước theo quy trình vận hành được phê duyệt. Cảnh báo sớm cho người dân vùng hạ du trước khi hồ chứa xả lũ và khi có nguy cơ xảy ra sự cố…

Các Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình thuỷ lợi: Hải Dương, Bắc Hưng Hải; Công ty CP Quản lý công trình đô thị Hải Dương phối hợp Ban Chỉ huy cấp huyện chủ động triển khai phương án tiêu úng khi có mưa lớn. Ưu tiên chống úng cho diện tích rau màu, cây ăn quả ở vùng trũng thấp, khu nuôi thuỷ sản tập trung.

TP Hải Dương, Chí Linh và thị xã Kinh Môn triển khai phương án chống úng khu vực đô thị. TP Chí Linh, thị xã Kinh Môn kiểm tra, rà soát, cảnh báo các khu vực trọng điểm về lũ quét, sạt lở đất, triển khai phương án phòng chống lũ quét, sạt lở đất, bảo đảm an toàn cho hồ đập, khu vực mỏ khai thác đất, đá, khoáng sản trên địa bàn.

Phạm Duy

Bình Luận

Tin khác

Liên tiếp xảy ra dông lốc, làm tốc mái nhiều nhà dân ở Hà Tĩnh

Liên tiếp xảy ra dông lốc, làm tốc mái nhiều nhà dân ở Hà Tĩnh

(CLO) Tại các vùng ven biển huyện Cẩm Xuyên và huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh, mưa lớn kèm theo lốc xoáy đã gây thiệt hại nặng nề nhiều nhà dân và làm đổ gãy nhiều cây xanh.

Đời sống
Dự báo thời tiết ngày 19/9: Trung Bộ có mưa rất to

Dự báo thời tiết ngày 19/9: Trung Bộ có mưa rất to

(CLO) Theo Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, ngày 19/9, khu vực từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam có mưa to đến rất to. Từ ngày 19/9 đến chiều tối ngày 20/9, khu vực Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Ngãi, Tây Nguyên và Nam Bộ xuất hiện mưa vừa, mưa to và rải rác có dông.

Đời sống
Miền Trung mưa lớn cả ngày mai, lo ngại xảy ra lụt tương tự năm 2020

Miền Trung mưa lớn cả ngày mai, lo ngại xảy ra lụt tương tự năm 2020

(CLO) Dự báo, ở khu vực Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ sẽ có mưa lớn diễn ra từ nay đến hết ngày 19/9. Lo ngại mưa lớn sẽ diễn ra trận lụt tương tự trận lụt năm 2020.

Đời sống
Thái Bình chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão

Thái Bình chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão

(CLO) Ngày 18/9, UBND tỉnh Thái Bình có công điện gửi Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành, đơn vị; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố về việc chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão.

Đời sống
Thái Bình: Gần 7.000 hộ nghèo, cận nghèo thuộc diện được hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở

Thái Bình: Gần 7.000 hộ nghèo, cận nghèo thuộc diện được hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở

(CLO) Ngày 18/9, UBND tỉnh Thái Bình tổ chức cuộc họp nghe và cho ý kiến về đề án hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 - 2025; đề cương trưng bày và các nội dung có liên quan đến dự án Bảo tàng tỉnh Thái Bình; tiến độ và một số nội dung dự án đầu tư xây dựng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình tại khu trung tâm y tế tỉnh.

Đời sống