Hải Dương: Phát công điện tập trung ứng phó lũ lớn, bảo đảm an toàn đê điều

Thứ năm, 12/09/2024 17:50 PM - 0 Trả lời

(CLO) Ngày 12/9, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hải Dương đã phát đi công điện số 14 về tập trung ứng phó với lũ lớn, bảo đảm an toàn hệ thống đê điều các sông trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, ngay sau khi bão số 3 tan, Hải Dương tiếp tục chịu ảnh hưởng bởi đợt mưa lớn kéo dài, lũ thượng nguồn dâng cao và xả lũ các hồ chứa thủy điện làm cho mức nước các sông trên địa bàn tỉnh lên rất nhanh, một số nơi đã vượt xa mực nước báo động III, gây ngập lụt ngoài bãi sông, hệ thống đê điều của tỉnh đã xuất hiện nhiều sự cố, có những sự cố rất nguy hiểm nếu không xử lý kịp thời sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn đê.

hai duong phat cong dien tap trung ung pho lu lon bao dam an toan de dieu hinh 1

Hải Dương tập trung ứng phó lũ lớn, bảo đảm an toàn đê điều (Ảnh: Báo Hải Dương)

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia và Đài Khí tượng thủy văn tỉnh, lũ trên hệ thống sông Thái Bình và sông Luộc còn tiếp tục lên, duy trì ở mức cao trong nhiều ngày, trong bối cảnh nhiều năm qua hệ thống đê điều trên địa bàn tỉnh không chịu tác động của lũ lớn, sự cố đê điều sẽ xuất hiện nhiều có thể uy hiếp an toàn đê.

Để chủ động ứng phó lũ lớn, bảo đảm an toàn hệ thống đê điều, thực hiện Công điện số 93/CĐ-TTg ngày 11/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ về tập trung ứng phó với lũ lớn, bảo đảm an toàn đê điều trên các sông ở Bắc Bộ, nhất là hệ thống sông Hồng - sông Thái Bình, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh yêu cầu các đồng chí Bí thư, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã, chủ động theo dõi sát thông tin dự báo, cảnh báo tình hình mưa lũ, không chủ quan, lơ là, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc.

Tăng cường kiểm tra hệ thống đê điều, thực hiện nghiêm công tác tuần tra, canh gác bảo vệ đê điều theo cấp báo động, kịp thời phát hiện, xử lý các sự cố ngay từ giờ đầu, không để bị động, bất ngờ; từng vị trí đê, từng sự cố đều phải có người kiểm tra, chịu trách nhiệm. Thành viên Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các huyện, thành phố, các xã, phường, thị trấn phải lên đê để thường trực chỉ huy ứng cứu tại chỗ, triển khai phát quang cây dại để nâng cao hiệu quả tuần tra canh gác.

Tiếp tục rà soát, triển khai ngay các phương án bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân sinh sống tại khu vực ngoài bãi sông (kể cả trong các tuyến đê bối có nguy cơ mất an toàn), kiên quyết không để người dân ở lại các khu vực nguy hiểm; bảo đảm nhu yếu phẩm thiết yếu cho người dân tại các địa điểm di dời.

Rà soát, kiểm tra, triển khai trên thực tế phương án bảo vệ các trọng điểm đê điều xung yếu theo “phương châm bốn tại chỗ”; chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, vật tư, phương tiện, trang thiết bị tại các trọng điểm để sẵn sàng triển khai hộ đê, xử lý các sự cố.

Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh nếu chủ quan, lơ là trong lãnh đạo, chỉ đạo, chậm triển khai ứng phó xử lý sự cố công trình gây hậu quả nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn về người và tài sản.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo dõi sát diễn biến mưa lũ, kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các địa phương triển khai công tác ứng phó với lũ, hộ đê theo cấp báo động để bảo đảm an toàn hệ thống đê điều. Hướng dẫn công tác kỹ thuật, xử lý ứng cứu sự cố đê điều, thủy lợi.

Đài Khí tượng thủy văn tỉnh tăng cường dự báo, cảnh báo diễn biến mưa lũ; thông tin kịp thời, chính xác tới các cấp chính quyền, các ngành, đơn vị có liên quan và nhân dân trong tỉnh biết để chủ động phòng, tránh, ứng phó, giảm thiểu tối đa thiệt hại...

Phạm Duy

Bình Luận

Tin khác

Quảng Ninh: Nhiều giải pháp hỗ trợ công tác thu gom, tiêu thụ gỗ rừng bị gãy đổ do bão số 3

Quảng Ninh: Nhiều giải pháp hỗ trợ công tác thu gom, tiêu thụ gỗ rừng bị gãy đổ do bão số 3

(CLO) Hiện nay, việc thu gom, tiêu thụ cây rừng gãy đổ do bão gặp rất nhiều khó khăn. Để hỗ trợ người dân sớm ổn định cuộc sống, doanh nghiệp tái khởi động sản xuất, ngày 19/9 UBND tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức họp với người dân và các sở ngành liên quan để bàn giải pháp hỗ trợ liên quan đến nội dung này.

Đời sống
Hà Tĩnh vận động hơn 46 tỷ đồng hỗ trợ các tỉnh phía Bắc bị thiệt hại do bão lũ

Hà Tĩnh vận động hơn 46 tỷ đồng hỗ trợ các tỉnh phía Bắc bị thiệt hại do bão lũ

(CLO) Đến 12h ngày 19/9/2024, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Hà Tĩnh đã thống kê tổng số tiền quyên góp lên tới hơn 46 tỷ đồng từ các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và cá nhân trong tỉnh ủng hộ đồng bào các tỉnh, thành phố phía Bắc bị thiệt hại do bão lũ.

Đời sống
Sạt lở đất xô nghiêng ngôi trường 2 tầng đang hoàn thiện ở Thanh Hóa

Sạt lở đất xô nghiêng ngôi trường 2 tầng đang hoàn thiện ở Thanh Hóa

(CLO) Một ngôi trường 2 tầng ở Thanh Hóa đang trong giai đoạn hoàn thiện để đưa vào sử dụng thì bất ngờ bị một khối lượng lớn đất đá trên đồi sạt lở ập xuống khiến trường bị xô nghiêng, cột tường nứt toác.

Đời sống
Cảnh báo lũ trên các sông tại địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Cảnh báo lũ trên các sông tại địa bàn tỉnh Thanh Hóa

(CLO) Theo thông tin của Đài khí tượng thủy văn Thanh hóa từ ngày 19/9 đến 22/9, trên các sông suối trên địa bàn tỉnh có khả năng xảy ra một đợt lũ với biên độ lũ lên từ 2-4m.

Đời sống
Thanh Hóa: Cành cây gãy khiến 1 giáo viên bị thương nặng, 4 ô tô bẹp rúm

Thanh Hóa: Cành cây gãy khiến 1 giáo viên bị thương nặng, 4 ô tô bẹp rúm

(CLO) Một nhánh cây xà cừ ở trong sân của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa bất ngờ đổ gãy khiến 1 giáo viên bị thương nặng, 4 ô tô bẹp rúm.

Đời sống