(CLO) Hàng chục nghìn người đã biểu tình bên ngoài một căn cứ quân sự của Pháp ở thủ đô Niamey của Niger vào hôm thứ Bảy (2/9), nhằm yêu cầu quân đội Pháp rời đi sau cuộc đảo chính quân sự được quần chúng ủng hộ ở quốc gia Tây Phi này.
Cuộc đảo chính ở Niger - 1 trong 8 cuộc đảo chính ở Tây và Trung Phi kể từ năm 2020 - đã khiến các cường quốc toàn cầu lo ngại về làn sóng đảo chính quân sự sẽ trỗi dậy trên toàn khu vực.
Hàng nghìn người biểu tình trước trụ sở quân đội Pháp tại Niamey, Niger vào ngày 2 tháng 9 năm 2023. Ảnh: Reuters
Lực lượng của Pháp, nước từng thuộc địa và vẫn có ảnh hưởng lớn với nhiều quốc gia trong khu vực, đã bị trục xuất khỏi các nước láng giềng Mali và Burkina Faso kể từ các cuộc đảo chính ở những quốc gia này.
Tâm lý chống Pháp đã gia tăng ở Niger kể từ cuộc đảo chính và còn trở nên tồi tệ hơn vào tuần trước khi Pháp phớt lờ lệnh của chính quyền quân sự yêu cầu Đại sứ Sylvain Itte của nước này rời đi. Chính quyền quân sự Niger cho biết cảnh sát đã được chỉ thị trục xuất ông.
Bên ngoài căn cứ quân sự hôm thứ Bảy, những người biểu tình đã cắt cổ một con dê mặc trang phục màu sắc của Pháp và mang theo những chiếc quan tài treo cờ Pháp trước sự chứng kiến của hàng binh lính Niger. Những người khác mang biểu ngữ kêu gọi Pháp rời đi.
Truyền thông phương Tây cho biết đây là cuộc tụ họp lớn nhất kể từ cuộc đảo chính, cho thấy sự ủng hộ dành cho chính quyền quân sự và tâm lý chống Pháp vẫn không hề suy giảm.
Người biểu tình Yacouba Issoufou nói: “Chúng tôi sẵn sàng hy sinh bản thân ngày hôm nay vì chúng tôi tự hào. Họ đã cướp bóc tài nguyên của chúng tôi. Vì vậy, họ sẽ phải rút đi".
Đến tối thứ Bảy theo giờ địa phương, vẫn chưa có hành động bạo lực bùng phát rõ ràng nào. Pháp có quan hệ thân mật với Tổng thống bị lật đổ Mohamed Bazoum và có khoảng 1.500 quân đóng tại Niger.
Hôm thứ Sáu, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết ông vẫn nói chuyện với Bazoum hàng ngày và rằng "các quyết định mà chúng tôi sẽ đưa ra, bất kể chúng có thể là gì, sẽ dựa trên các cuộc trao đổi với Bazoum".
Pháp không phải là quốc gia duy nhất lo ngại về tình hình ở Niger. Khối khu vực Tây Phi ECOWAS đã áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với Niger và đe dọa hành động quân sự nếu giải pháp ngoại giao thất bại. Mỹ và một số cường quốc châu Âu cũng có quân đồn trú tại nước này.
Tổng thống Nigeria Bola Tinubu, người giữ chức chủ tịch luân phiên của ECOWAS, vào tuần trước đã đề xuất quá trình chuyển đổi kéo dài 9 tháng để Niger trở lại chế độ dân sự. Tuy nhiên, chính quyền quân sự Niger muốn thời hạn này là 3 năm.
Được tin đồng chí Đại tướng Khamtai Siphandone, nguyên Chủ tịch Đảng, nguyên Chủ tịch nước Lào từ trần ngày 2/4/2025, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước, Chính phủ, Quốc hội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã có Điện chia buồn.
(CLO) Hàng loạt trụ điện nằm án ngữ trên tuyến đường Dương Quảng Hàm, quận Gò Vấp, TP HCM đang được khẩn trương di dời để đảm bảo đúng tiến độ dự án nhằm chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
(CLO) Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Quỳnh Phụ vừa mở thầu gói thầu số 12, thuộc Dự án "Thảm tăng cường lớp bê tông nhựa các tuyến đường huyện trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ".
Theo thông báo đặc biệt tối 2/4 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ nước CHDCND Lào và Trung ương Mặt trận Lào xây dựng đất nước, đồng chí Đại tướng Khamtai Siphandone, nguyên Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương đảng Nhân dân cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước CHDCND Lào, nhà cách mạng lão thành của đảng Nhân dân cách mạng Lào, đã từ trần vào lúc 10h30 ngày 2/4/2025, hưởng thọ 102 tuổi.
(CLO) Các nước Đông Nam Á đang xem xét năng lượng hạt nhân như giải pháp để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giảm phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, đồng thời đạt các mục tiêu khí hậu tham vọng.
(CLO) Những vi phạm về đất đai, xây dựng tại khu vực cánh đồng Thường của thôn Nội Xá (huyện Ứng Hoà, TP Hà Nội) nhưng không được chính quyền xử lý dứt điểm đã khiến người dân vô cùng bức xúc.
(CLO) Để bảo đảm triển khai thực hiện dự án cao tốc Chợ Mới - Bắc Kạn, Bộ Xây dựng đề nghị địa phương đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư, di dời hạ tầng kỹ thuật, phấn đấu bàn giao 75% mặt bằng trong tháng 5 và 100% mặt bằng trong năm 2025.
(CLO) Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Sơn La vừa đăng tải thông báo mời thầu cho gói thầu số 28, thuộc dự án thành phần của Dự án "Đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu, đoạn tuyến thuộc địa bàn tỉnh Sơn La".
(CLO) Các nước Đông Nam Á đang xem xét năng lượng hạt nhân như giải pháp để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giảm phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, đồng thời đạt các mục tiêu khí hậu tham vọng.
(CLO) Tổng thống Donald Trump hôm thứ Tư đã ký một loạt sắc lệnh để áp dụng mức thuế quan tối thiểu 10% đối với tất cả hàng nhập khẩu vào Mỹ và các mức thuế siêu cao khác đối với hàng chục quốc gia khác.
(CLO) Mỹ đang thúc đẩy nỗ lực giành quyền kiểm soát Greenland, không chỉ vì những lý do an ninh quốc gia mà còn bởi tiềm năng khoáng sản đáng kể của vùng lãnh thổ này.
(CLO) Lầu Năm Góc đã triển khai ít nhất 6 máy bay ném bom tàng hình B-2 - chiếm 30% phi đội B-2 của không quân Mỹ - tới đảo Diego Garcia ở Ấn Độ Dương, một động thái được các nhà phân tích đánh giá là thông điệp mạnh mẽ gửi tới Iran khi căng thẳng tại Trung Đông leo thang.
(CLO) Các tòa nhà ở Myanmar tiếp tục đổ sập năm ngày sau trận động đất mạnh, gây nguy hiểm cho lực lượng cứu hộ khi họ tìm kiếm người sống sót trong đống đổ nát.
(CLO) Ngày 2/4, Israel tuyên bố mở rộng chiến dịch quân sự tại Gaza với kế hoạch chiếm giữ các khu vực rộng lớn hơn và đưa vào vùng an ninh do nước này kiểm soát.
(CLO) Chính quyền Trung Quốc vừa cấp giấy phép đầu tiên cho dịch vụ taxi bay không người lái, đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc phát triển giao thông hàng không tầm thấp.
(CLO) Nhà Trắng xác nhận rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ công bố mức thuế quan mới trong tuần này, nhưng không cung cấp thông tin chi tiết về quy mô và phạm vi của các biện pháp, khiến các nhà quan sát lo ngại về khả năng chiến tranh thương mại toàn cầu leo thang.
(CLO) Nga đẩy mạnh tuyển quân với đợt nhập ngũ lớn nhất trong nhiều năm, trong khi Đức lần đầu tiên triển khai quân thường trực sát Kaliningrad của Nga, làm gia tăng căng thẳng quân sự ở Đông Âu.
(CLO) Châu Âu đang có động thái mạnh mẽ nhằm gây sức ép lên Nga bằng hai biện pháp then chốt: tiếp tục đóng băng hàng trăm tỷ USD tài sản Nga, đồng thời công bố hàng loạt gói viện trợ quân sự mới cho Ukraine.