CLO - Khi được hưởng những ưu đãi lớn dành cho xuất khẩu, Việt Nam cũng cần có sự đáp lại tương đồng về lợi ích dành cho EU. Cụ thể, ngay khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, Việt Nam sẽ xóa bỏ ngay lập tức 48,5% số dòng thuế, tương đương 64,5% kim ngạch nhập khẩu từ EU. Vậy hàng Việt có đủ sức cạnh tranh.
Ông Vũ Duy Thăng, Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế, Bộ Tài chính cho hay, Hiện, trong nội dung cơ bản đã được thống nhất của Hiệp định EVFTA, Việt Nam cam kết giảm thuế một số dòng một số nhóm hàng quan trọng nhập khẩu từ EU như: nhóm hàng ô tô, xe máy phân khối lớn; linh kiện, phụ tùng ô tô; hóa chất; đồ uống có cồn; thịt lợn, gà, bò; sữa và sản phẩm sữa; cá và các sản phẩm cá; thuốc lá, xì gà; máy móc thiết bị; sản phẩm gỗ, giấy; nhóm hàng đang áp dụng chính sách TRQ (gồm trứng, đường, lá thuốc lá, muối)."Việc giảm thuế sẽ chắc chắn làm giá thành của các mặt hàng nhập ngoại như; sữa, giá ô tô... " ông Thăng nói
[caption id="attachment_37003" align="aligncenter" width="500"]

Nhóm hàng ô tô ...[/caption]
ông Tùng cho biết thêm, “Hiện nay, trong lộ trình giảm thuế cho ASEAN, giá xe nhập khẩu chỉ còn mức thuế 5% và đến năm 2018, thuế nhập khẩu xe từ ASEAN sẽ còn 0%. Nhập khẩu sữa và sản phẩm sữa từ EU sẽ tăng sau khi giảm thuế. Thời gian tới, thị trường sữa sẽ không còn công cụ hàng rào thuế. Dù giá sữa không phụ thuộc vào thuế mà còn do điều tiết trên thị trường nhưng chắc chắn giá sữa sẽ giảm sau khi giảm thuế”,
[caption id="attachment_37005" align="aligncenter" width="480"]

... và sữa nhập ngoại đều sẽ giảm giá do được giảm thuế nhập khẩu.[/caption]
Được miễn thuế quan, toàn bộ các ngành hàng nhập khẩu từ EU đều sẽ có giá thành rẻ hơn bây giờ. Điều nay đương nhiên sẽ được khách hàng Việt Nam "hưởng ứng" bởi họ sẽ nghiễm nhiên được mua hàng "ngoại" với giá thành "khá nội".
Vì sính ngoại và được hưởng lợi, xu hướng "người Việt Nam dùng hàng ngoại" chắc chắn sẽ là xu hướng mới của người tiêu dùng Việt Nam. Đối với các doanh nghiệp trong nước, đây có lẽ lại trở thành "chướng ngại lớn" mà các doanh nghiệp sẽ phải chật vật tìm ra hướng giải quyết trong thời gian tới.
Không chỉ bị cạnh tranh ngay từ "xu hướng tiêu dùng" của người Việt, chất lượng hàng nội địa nước ta khi đặt lên bàn cân so sánh với hàng ngoại nhập thì cũng đã là một cán cân không hề thăng bằng, thậm chí sự chênh lệch còn khá lớn.
Vốn dĩ "nội công" chưa đủ thâm hậu cộng thêm bị "ngoại công" tấn công toàn diện, hàng nội địa Việt sẽ phải "oằn mình" phát triển trong thời gian tới. Và để khách hàng không ngoảnh mặt làm ngơ, các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp kinh doanh sữa, thực phẩm sẽ phải tìm ra những biện pháp "kích cầu" và "níu chân" người tiêu dùng nhanh chóng và khẩn cấp ngay từ bây giờ.
Sau 10 năm kể từ khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, khoảng 99% số dòng thuế, tương đương 99,8% kim ngạch nhập khẩu từ EU vào Việt Nam sẽ được miễn thuế. Đối với số dòng thuế còn lại, Việt Nam sẽ có lộ trình trên 10 năm hoặc dành ưu đãi cho EU trên cơ sở hạn ngạch thuế quan của WTO. Như vậy, các doanh nghiệp nước ta vẫn có thời gian để tìm ra biện pháp ứng phó với "biến động" thuế này. Thay đổi dây chuyền sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cường khuyến mại cho khách hàng, tuyên truyền vận động "người Việt Nam dùng hàng Việt Nam"... đều sẽ là những phương án cần được doanh nghiệp tập trung triển khai trong thời gian tới. |
Quỳnh Liên