Hàng loạt cổ phiếu bất động sản nằm sàn sau vụ Tân Hoàng Minh bỏ cọc

Thứ tư, 12/01/2022 11:54 AM - 0 Trả lời

(CLO) Sau thông tin tiêu cực về việc Sở Giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HOSE) quyết định huỷ bỏ giao dịch bán 74,8 triệu cổ phiếu FLC của ông Trịnh Văn Quyết và Tân Hoàng Minh bỏ cọc, nhóm cổ phiếu bất động sản đã nhanh chóng bị bán tháo và nằm sàn hàng loạt.

Khởi động phiên làm việc sáng nay (12/1), thị trường chứng khoán trong nước đã chao đảo với hàng loạt thông tin tiêu cực. Tâm điểm là nhóm bất động sản và nhóm cổ phiếu thuộc họ FLC Group.

hang loat co phieu bat dong san nam san sau vu tan hoang minh bo coc hinh 1

Cổ phiếu bất động sản nằm sàn hàng loạt sau vụ Tân Hoàng Minh bỏ cọc.

Ngay từ đầu phiên giao dịch, nhóm FLC Group đã bị bán tháo phiên thứ 3 liên tiếp sau những thông tin tiêu cực về việc ‘bán chui’ cổ phiếu của ông Trịnh Văn Quyết. 

Tối 11/1, HOSE cho biết, sẽ thực hiện hủy bỏ giao dịch bán 74,8 triệu cổ phiếu FLC ngày 10/01/2022 của ông Trịnh Văn Quyết.

Chịu ảnh hưởng trực tiếp của những thông tin này, nhóm cổ phiếu họ FLC Group đã ồ ạt bị bán tháo và giảm sâu. Trong đó, ROS giảm sàn 6,8%; FLC giảm sàn 6,8%; HAI giảm sàn 6,9%; KLF giảm sàn 9,5%; AMD giảm sàn 7%; ART giảm sàn 9,9%; GAB giảm 0,3%.

Cùng với nhóm cổ phiếu họ FLC, hàng loạt cổ phiếu bất động sản khác cũng bị giảm sâu do nhà đầu tư bán tháo sau thông tin Tân Hoàng Minh bỏ cọc.

Theo đó, ông Đỗ Anh Dũng, Chủ tịch HĐQT Tân Hoàng Minh đã viết tâm thư gửi Tổng Bí thư và các lãnh đạo Đảng, Nhà nước về việc xin bỏ cọc lô đất đấu giá ở Thủ Thiêm với giá trị đất giá lên tới 24.500 tỷ đồng.

Theo ông Dũng, hành động này nhằm đảm bảo một phần sự ổn định thị trường kinh doanh bất động sản. Bởi ông thừa nhận kết quả đấu giá hơn 2,4 tỷ đồng/m2 đất có thể dẫn đến những hệ luỵ không tốt cho thị trường.

Sau thông tin này, CII - cổ phiếu của Công ty cổ phần Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM - một trong những doanh nghiệp có quỹ đất lớn nhất tại Thủ Thiêm cũng nằm sàn 6,9%...

Ngoài ra, nhiều cổ phiếu bất động sản khác cũng đang giảm sâu. Trong đó, CKG giảm sàn 6,9%; CRE giảm sàn 7%; DRH giảm sàn 6,9%; DXG giảm sàn 7%; FID giảm sàn 9,1%; HQC giảm sàn 7%; IDC giảm sàn 10%; ITA giảm sàn 6,9%; ITC giảm sàn 6,9%; LDG giảm sàn 7%; NBB giảm sàn 6,9%; PVL giảm sàn 9,5%; QCG giảm sàn 6,9%; SCG giảm sàn 6,9%; VIC giảm 1,9%; VHM giảm 1,8%; CEO giảm 9,6%; SZC giảm 6,1%; VRE giảm 3,7%...

Cùng với nhóm bất động sản, nhóm ngân hàng và chứng khoán cũng chịu áp lực bán ra với số cổ phiếu giảm điểm chiếm áp đảo trên bảng điện tử.

Sáng nay trên sàn HOSE, VHM đang là cổ phiếu có ảnh hưởng tiêu cực nhất đến thị trường khi lấy đi 1,75% giá trị, khối lượng khớp lệnh là hơn 4,5 triệu đơn vị; VIC lấy đi 1,82%, khối lượng khớp lệnh đạt gần 1,6 triệu đơn vị; tiếp sau là GVR lấy đi 1,21%, khối lượng khớp lệnh đạt hơn 3,3 triệu đơn vị…

Trên sàn HNX, CEO là cổ phiếu có ảnh hưởng tiêu cực nhất đến thị trường khi lấy đi 2,08%, khối lượng khớp lệnh đạt hơn 8,6 triệu đơn vị; IDC lấy đi 2,07%, khối lượng khớp lệnh đạt hơn 3,3 triệu đơn vị; THD lấy đi 1,08%...

Chịu tác động trực tiếp từ đà bán tháo cổ phiếu của các nhà đầu tư, các chỉ số chính trên cả hai sàn Hà Nội và TP.HCM đã nhuộm đỏ khi tạm khép lại phiên làm việc sáng nay.

Tạm chốt phiên làm việc sáng trên sàn HOSE, chỉ số VN-INDEX đã rơi xuống mức 1.475,73 điểm, giảm 16,58 điểm, tương đương 1,11%. Khối lượng khớp lệnh đạt 763 triệu đơn vị, giá trị tương đương là 23.794,124 tỷ đồng. Toàn thị trường có 77 mã tăng giá (2 mã tăng trần); 32 mã đứng giá và 389 mã giảm giá (47 mã giảm sàn).

Chỉ số VN30 giữ ở mức 1.494,57 điểm, giảm 5,17 điểm, tương đương 0,34%. Khối lượng khớp lệnh đạt 159,6 triệu đơn vị, giá trị tương đương là 6.351,651 tỷ đồng. Toàn thị trường có 11 mã tăng giá; 19 mã giảm giá.

Trên sàn HNX, tạm chốt phiên sáng, chỉ số HNX-INDEX rơi xuống mức 468,3 điểm, giảm 13,31 điểm, tương đương 2,76%. Khối lượng khớp lệnh đạt 100,9 triệu đơn vị, giá trị tương đương là 3.241,481 tỷ đồng. Toàn thị trường có 47 mã tăng giá (9 mã tăng trần); 28 mã đứng giá và 184 mã giảm giá (16 mã giảm sàn).

Chỉ số HNX30 giữ ở mức 831,06 điểm, giảm mạnh 23,79 điểm, tương đương 2,78%. Khối lượng khớp lệnh đạt 44,1 triệu đơn vị, giá trị tương đương là 2.141,013 tỷ đồng. Toàn thị trường có 9 mã tăng giá; 21 mã giảm giá.

Hạnh Nhi

Bình Luận

Tin khác

Lãi suất vẫn đang giảm

Lãi suất vẫn đang giảm

(CLO) Trong buổi họp báo quý I/2024, Ngân hàng Nhà nước cho biết, lãi suất tiền gửi và cho vay mới của các ngân hàng thương mại giảm so với cuối năm 2023.

Tài chính - Bảo hiểm
Saigontel (SGT) lợi nhuận kém khả quan, giảm lượng cổ phiếu chào bán xuống 75 triệu

Saigontel (SGT) lợi nhuận kém khả quan, giảm lượng cổ phiếu chào bán xuống 75 triệu

(CLO) CTCP Công nghệ Viễn thông Sài Gòn - Saigontel (SGT) dự kiến giảm lượng chào bán cổ phiếu riêng lẻ xuống còn 75 triệu cổ phiếu.

Tài chính - Bảo hiểm
SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng 28%, tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng

SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng 28%, tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng

(CLO) Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, SeABank công bố kế hoạch kinh doanh năm 2024 với lợi nhuận trước thuế đạt hơn 5.888 tỷ đồng, tăng 28% so với năm 2023 và tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng.

Tài chính - Bảo hiểm
MB dự kiến đạt 30 triệu khách hàng, tổng tài sản vượt 1 triệu tỷ đồng năm 2024

MB dự kiến đạt 30 triệu khách hàng, tổng tài sản vượt 1 triệu tỷ đồng năm 2024

(CLO) Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, ban lãnh đạo MB dự kiến tổng tài sản tăng vượt 1 triệu tỷ đồng, tăng số lượng khách hàng lên 30 triệu người.

Tài chính - Bảo hiểm
Vì sao Long Châu chỉ mở 2.500-3000 cửa hàng là dừng, trong khi dung lượng thị trường tới 60.000 cửa hàng?

Vì sao Long Châu chỉ mở 2.500-3000 cửa hàng là dừng, trong khi dung lượng thị trường tới 60.000 cửa hàng?

(CLO) Câu hỏi được cổ đông của FPT Retail (FRT) đưa ra về kế hoạch mở rộng đến 2.500 - 3.000 nhà thuốc là dừng lại trong khi dung lượng thị trường tới gần 60.000 cửa hàng. Như vậy liệu thị phần của Long Châu có quá ít ỏi?

Tài chính - Bảo hiểm