Hàng loạt mặt hàng từ các nước tham gia CPTPP hưởng ưu đãi thuế của Việt Nam

Thứ năm, 27/06/2019 09:58 AM - 0 Trả lời

(CLO) Thông tin từ Bộ Tài chính cho biết, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký Nghị định số 57/2019/NĐ-CP ban hành Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định CPTPP.

Hàng loạt mặt hàng từ các nước tham gia CPTPP hưởng ưu đãi thuế của Việt Nam. (Ảnh TL)

Hàng loạt mặt hàng từ các nước tham gia CPTPP hưởng ưu đãi thuế của Việt Nam. (Ảnh TL)

Ngày 26/6, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký Nghị định số 57/2019/NĐ-CP  ban hành Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) giai đoạn từ ngày 14/01/2019 đến hết ngày 31/12/2022. Nghị định ban hành được áp dụng với các quốc gia bao gồm Mê-hi-cô, Nhật Bản, Xing-ga-po, Niu-zi-lân, Ca-na-đa và Úc là những quốc gia mà Hiệp định CPTPP đã có hiệu lực theo quy định về điều kiện để được hưởng thuế suất thuế xuất khẩu ưu đãi và thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt.

Theo quy định của Hiệp định CPTPP, 6 nước đầu tiên phê chuẩn Hiệp định có quyền thông báo với các nước phê chuẩn sau về thời điểm bắt đầu lộ trình cắt giảm thuế. Trên cơ sở quy định đó, 5 nước gồm Ô-xtơ-rây-lia, Ca-na-đa, Nhật Bản, Niu Di-lân, Xinh-ga-po thông báo áp dụng mức cắt giảm thuế lần thứ hai cho Việt Nam từ ngày 14/01/2019. Đối với 5 nước này, Việt Nam cũng áp dụng mức cắt giảm thuế lần thứ hai từ ngày 14/01/2019. Mê-hi-cô thông báo áp dụng mức cắt giảm thuế lần thứ nhất cho Việt Nam từ ngày 14/01/2019, theo đó Việt Nam cũng áp dụng mức cắt giảm thuế lần thứ nhất từ ngày 14/01/2019. Việc áp dụng hai lộ trình riêng cho hai nhóm nước như trên đảm bảo tuân thủ cam kết và đảm bảo lợi ích cho Việt Nam.

Về thuế xuất khẩu ưu đãi thực hiện Hiệp định CPTPP, Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi gồm 519 dòng thuế; các mặt hàng không thuộc Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi này sẽ áp dụng thuế xuất khẩu ưu đãi 0% khi xuất khẩu sang lãnh thổ các nước thành viên mà Hiệp định CPTPP đã có hiệu lực. Để được hưởng thuế suất thuế xuất khẩu ưu đãi, hàng hóa xuất khẩu phải có chứng từ vận tải và tờ khai nhập khẩu thể hiện đích đến thuộc lãnh thổ các nước thành viên mà Hiệp định CPTPP đã có hiệu lực.

Tại thời điểm làm thủ tục hải quan, người khai hải quan thực hiện khai tờ khai xuất khẩu, áp dụng thuế suất thuế xuất khẩu, tính thuế và nộp thuế theo Biểu thuế xuất khẩu theo Danh mục mặt hàng chịu thuế tại Nghị định số 125/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ (Nghị định số 125/2017/NĐ-CP) sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 122/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan và các văn bản sửa đổi, bổ sung.

Trong thời hạn 01 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai xuất khẩu, người khai hải quan nộp bản chụp chứng từ vận tải và bản chụp tờ  khai hải quan nhập khẩu và thực hiện khai bổ sung theo quy định của pháp luật hải quan để được áp dụng mức thuế suất thuế xuất khẩu ưu đãi theo Hiệp định CPTPP. Cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra hồ sơ, kiểm tra mức thuế suất thuế xuất khẩu ưu đãi, nếu hàng hóa xuất khẩu đáp ứng đủ các điều kiện quy định của Nghị định thì được áp dụng thuế suất thuế xuất khẩu ưu đãi theo Hiệp định CPTPP và thực hiện xử lý tiền thuế nộp thừa cho người khai hải quan theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

Về thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt thực hiện Hiệp định CPTPP, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt gồm 10.647 dòng thuế theo cấp độ 8 số và 350 dòng thuế được chi tiết theo cấp độ 10 số và Danh mục hàng hóa và thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt đối với xe ô tô đã qua sử dụng áp dụng hạn ngạch thuế quan để thực hiện Hiệp định CPTPP. Hàng hóa nhập khẩu được áp dụng mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo Hiệp định CPTPP phải đáp ứng đủ các điều kiện là thuộc Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt hoặc Danh mục hàng hóa và thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt đối với xe ô tô đã qua sử dụng; được nhập khẩu vào Việt Nam từ các nước thành viên của Hiệp định CPTPP đã có hiệu lực bao gồm cả hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước; được vận chuyển vào Việt Nam từ các nước thành viên của Hiệp định CPTPP đã có hiệu lực (trường hợp quá cảnh, chuyển tải thì phải đáp ứng điều kiện quá cảnh, chuyển tải theo quy định của Hiệp định CPTPP) và đáp ứng các quy định về xuất xứ hàng hóa và có chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hoá theo quy định của Hiệp định CPTPP.

Về thời điểm hiệu lực của Nghị định, do Hiệp định CPTPP có hiệu lực đối với Việt Nam từ ngày 14/01/2019 và Nghị định sẽ được Chính phủ ký ban hành sau ngày Hiệp định có hiệu lực, Nghị định có quy định cho giai đoạn từ ngày 14/01/2019 đến trước ngày Nghị định có hiệu lực thi hành; theo đó các tờ khai hải quan của các mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu đăng ký từ ngày 14 tháng 01 năm 2019 đến trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, nếu đáp ứng đủ các điều kiện để được hưởng thuế xuất khẩu ưu đãi, thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt quy định tại Nghị định và đã nộp thuế theo mức thuế cao hơn thì được cơ quan hải quan xử lý tiền thuế nộp thừa theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

Cụ thể, lộ trình năm 2019 đối với Mê hi cô, dòng thuế về 0% là 6.884 áp dụng một số mặt hàng như: các loại gia cầm sống; cá tươi hoặc ướp lạnh; xơ sợi bông; một số loại than non, than bùn, than cốc; gạo nếp; một số loại trái cây như nhãn, me ...

Lộ trình năm 2019 đối với Ô-xtơ-rây-lia, Ca-na-đa, Nhật Bản, Niu Di-lân, Xinh-ga-po; Lộ trình năm 2020 đối với Mê hi cô với 6.888 dòng thuế về 0%, áo dụng cho một số loại trái cây như quả lê; quả anh đào.

Lộ trình năm 2020 đối với Ô-xtơ-rây-lia, Ca-na-đa, Nhật Bản, Niu Di-lân, Xinh-ga-po; Lộ trình năm 2021 đối với Mê hi cô với 6.996 dòng thuế ưu đãi, áp dụng cho một số loại thịt của động vật trâu bò tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh; một số loại sữa và kem chưa pha thêm đường; một số loại quả thuộc chi cam quýt; máy bơm nước.

Lộ trình năm 2021 đối với Ô-xtơ-rây-lia, Ca-na-đa, Nhật Bản, Niu Di-lân, Xinh-ga-po; Lộ trình năm 2022 đối với Mê hi cô với 9.110 dòng thuế về 0%, áp dụng cho một số loại động vật như cừu, dê sống; trứng chim và trứng gia cầm; cà chua; rau đậu; một số đồ nội thất bằng gỗ; ô tô đầu kéo dùng để kéo sơmi ro moóc có dung tích xi lanh không quá 1.100 cc.

Lộ trình năm 2022 đối với Ô-xtơ-rây-lia, Ca-na-đa, Nhật Bản, Niu Di-lân, Xinh-ga-po với 9.178 dòng thuế về 0%, áp dụng cho phụ phẩm ăn được sau giết mổ của gia súc; dầu cây cải dầu; kẹo sô cô la; bơ lạc; nước sốt cà chua.

Đức Minh

Tin khác

Một doanh nghiệp Việt Nam suýt 'mất trắng” 133,7 tỷ đồng, Bộ Công Thương khuyến cáo

Một doanh nghiệp Việt Nam suýt "mất trắng” 133,7 tỷ đồng, Bộ Công Thương khuyến cáo

(CLO) Mới đây, Vụ Thị trường châu Á - châu Phi, Bộ Công Thương đã nhận được thư điện tử của một doanh nghiệp Việt Nam đề nghị hỗ trợ giải quyết vụ việc liên quan đến lô hàng nhập khẩu từ 1 đối tác tại UAE nghi vấn có dấu hiệu lừa đảo.

Thị trường - Doanh nghiệp
Vietbank dự kiến chia cổ tức 25% và tăng vốn điều lệ năm thứ 2 liên tiếp

Vietbank dự kiến chia cổ tức 25% và tăng vốn điều lệ năm thứ 2 liên tiếp

(CLO) Theo tài liệu trình họp Đại hội đồng cổ đông 2024, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thương Tín (Upcom: VBB) sẽ trình phương án phân phối lợi nhuận. Theo đó, Vietbank dự kiến chia cổ tức 25%. Đây là một trong những mức chia cổ tức thuộc top đầu trong mùa Đại hội Cổ đông (ĐHCĐ) Ngân hàng năm nay.

Thị trường - Doanh nghiệp
Loạt nhà máy sản xuất ô tô dư thừa “hoang tàn” ở Trung Quốc

Loạt nhà máy sản xuất ô tô dư thừa “hoang tàn” ở Trung Quốc

(CLO) Các nhà sản xuất như BYD, Tesla và Li Auto đang giảm giá để di chuyển ô tô điện của họ. Đối với xe chạy bằng xăng, tình trạng dư thừa nhà máy còn tệ hơn.

Thị trường - Doanh nghiệp
MobiFone 'ẵm' tới 5 giải thưởng, ghi dấu ấn tại Sao Khuê 2024

MobiFone 'ẵm' tới 5 giải thưởng, ghi dấu ấn tại Sao Khuê 2024

(CLO) Tại Lễ vinh danh và trao giải thưởng Sao Khuê năm nay, MobiFone ‘bội thu’ với 5 giải thưởng cho các giải pháp mới thuộc nhiều lĩnh vực: dịch vụ, giải trí, viễn thông, quản trị - điều hành.

Thị trường - Doanh nghiệp
Oxford Economics: Giá lương thực toàn cầu có thể chạm đáy vào năm 2024

Oxford Economics: Giá lương thực toàn cầu có thể chạm đáy vào năm 2024

(CLO) Theo Oxford Economics, giá thực phẩm toàn cầu dự kiến sẽ giảm vào năm 2024, mang lại sự nhẹ nhõm cho người mua sắm.

Thị trường - Doanh nghiệp