Hàng trăm cổ vật quý hiếm lần đầu ra mắt công chúng TP. HCM

Thứ hai, 26/08/2024 17:17 PM - 0 Trả lời

(CLO) Hàng trăm cổ vật được xem là những “kỳ quan” đặc sắc của Bảo tàng Lịch sử TP.HCM lần đầu ra mắt công chúng nhân kỷ niệm 45 năm ngày thành lập.

Sáng 26/8, Bảo tàng Lịch sử TP.HCM tổ chức lễ kỷ niệm 45 năm ngày thành lập, đồng thời đánh dấu 95 năm ra đời của Bảo tàng Blanchard de la Brosse (tên gọi trước đây của Bảo tàng Lịch sử TP.HCM).

hang tram co vat quy hiem lan dau ra mat cong chung tp hcm hinh 1

Chồng chén dĩa kết dính (Sứ men xanh trắng) và các hiện vật Trung Quốc được trục vớt từ xác tàu đắm .Ảnh: T.T

Dịp này, Bảo tàng Lịch sử TP.HCM khai mạc trưng bày chuyên đề "Cổ đổng kỳ quan - Nơi hội tụ của các nền văn hóa" và khánh thành phòng trưng bày chuyên đề "Thương mại hàng hải - Di sản gốm sứ từ những con tàu đắm trên Biển Đông".

Trưng bày chuyên đề "Cổ đổng kỳ quan - Nơi hội tụ của các nền văn hóa" giới thiệu hơn 150 hiện vật tiêu biểu, được xem là những "báu vật" đặc sắc.

Các hiện vật này được sắp xếp thành bốn nhóm chủ đề chính: nghệ thuật Ấn Độ ở Đông Nam Á, mỹ thuật Trung Quốc, Nhật Bản và mỹ thuật Việt Nam.

Điểm nhấn của chủ đề nghệ thuật Ấn Độ ở Đông Nam Á là các loại tượng thờ, phù điêu trang trí bị ảnh hưởng của Hindu giáo và Phật giáo.

Chất liệu chính được làm từ đá, kim loại, thuộc văn hóa Chăm Pa, văn hóa Óc Eo và một số nước trong khu vực Đông Nam Á (Thái Lan, Campuchia, Lào).

Các hiện vật đáng chú ý khác có trong triển lãm này là đồ tế lễ bằng đồng, trang sức vàng, bộ tranh khắc gỗ thể hiện văn hóa của Ấn Độ.

Đến với trưng bày chuyên đề Thương mại hàng hải – Di sản gốm sứ từ những con tàu đắm trên Biển Đông, công chúng vô cùng bất ngờ trước số lượng cổ vật "khủng" được trục vớt. Đa số hiện vật lần đầu tiên được ra mắt công chúng TP.HCM.

Trong đó, số lượng gốm thời Thanh (Ung Chính) từng được tìm thấy trên con tàu cổ đắm tại Cà Mau khá lớn. Con tàu mang gần 50.000 cổ vật. Ngoài những vật dụng sinh hoạt cá nhân của thủy thủ đoàn, hàng hóa chủ yếu là đồ sứ men trắng vẽ lam, men nhiều màu có xuất xứ từ các lò gốm sứ Cảnh Đức Trấn (Giang Tây) và Quảng Châu (Trung Quốc).

Ngoài ra, đồ dùng tìm được của thủy thủ đoàn: đèn, chậu, hộp, khóa đồng, ấn triện, nghiên mực, bùa hộ mệnh, tiền đồng thời Thanh… cho thấy đây là một con tàu có nguồn gốc Trung Quốc.

Bên cạnh những đồ gốm tráng men, còn có loại đồ sành không tráng men có dáng nồi miệng loe, thân phình, vai xuôi màu xám. Một số loại hình khá giống gốm hoa lam của Việt Nam như bình tỳ bà, hộp, kendi, hũ có nắp men trắng tô hoa lam. Loại tô men ngọc sâu lòng khá giống loại tô men ngọc thời Tống của Nam Trung Quốc.

Cuộc khai quật tàu cổ (có sự phối hợp giữa Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Hà Nội và Bảo tàng tỉnh Cà Mau cùng Công ty Trục vớt Cứu hộ Việt Nam) lần đầu từ tháng 8.1998 đến tháng 1.1999. Lần thứ hai khai quật từ tháng 4 đến tháng 10.1999. Ở độ sâu 35m, con tàu hầu như không còn nguyên dạng, nhưng qua vết tích để lại, tàu có độ dài khoảng 24m, rộng gần 8m.

Cùng với lượng lớn gốm Trung Quốc thời Đường, thời Thanh và gốm Chu Đậu, gốm Champa được mang ra triển lãm, các cổ vật là gốm Thái Lan thế kỷ 15 cũng được trưng bày. Các cổ vật này trục vớt từ con tàu đắm được phát hiện tại huyện Phú Quốc (Kiên Giang), dưới độ sâu khoảng 10m.

Qua khai quật, có thể xác định được tàu có chiều dài gần 30m và rộng gần 7m, chia nhiều khoang, mỗi khoang rộng 1.8m. Trên sàn tàu, đồ gốm lâu ngày dưới biển bị hàu bám thành từng khối lớn.

Kết quả khai quật được hơn 16.000 cổ vật, phần lớn là gốm men ngọc và men nâu. Các nhà khảo cổ học giám định niên đại những đồ gốm này được sản xuất vào thế kỷ 15.

Thủy Tiên

Bình Luận

Tin khác

Ga Đà Lạt sẽ miễn tiền vé tham quan đối với Bà mẹ Việt Nam anh hùng

Ga Đà Lạt sẽ miễn tiền vé tham quan đối với Bà mẹ Việt Nam anh hùng

(CLO) Sau khi bất ngờ thông báo tăng giá vé tham quan ga Đà Lạt lên gấp 10 lần, đơn vị quản lý ga Đà Lạt vừa thông báo điều chỉnh lại theo hướng miễn phí đối với một số hành khách, trong đó có Anh hùng lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động, Bà mẹ Việt Nam anh hùng...

Đời sống văn hóa
Trưng bày những di sản văn hóa thời Trần trên đất Hải Dương

Trưng bày những di sản văn hóa thời Trần trên đất Hải Dương

(CLO) Gần 200 hiện vật, tư liệu, hình ảnh về di sản văn hóa thời Trần trên đất Hải Dương khẳng định vị thế quan trọng của vùng đất xứ Đông xưa trong tiến trình lịch sử dân tộc.

Đời sống văn hóa
Nhiều tư liệu quý được công bố tại Triển lãm trực tuyến 'Hỡi đồng bào Thủ đô'

Nhiều tư liệu quý được công bố tại Triển lãm trực tuyến 'Hỡi đồng bào Thủ đô'

(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, UBND quận Hoàn Kiếm phối hợp với Trung tâm Lưu trữ quốc gia I xây dựng Triển lãm 3D trực tuyến với tên gọi “Hỡi đồng bào Thủ đô”.

Đời sống văn hóa
Cà Mau: Nhiều hoạt động tại lễ kỷ niệm 70 năm Sự kiện tập kết ra Bắc

Cà Mau: Nhiều hoạt động tại lễ kỷ niệm 70 năm Sự kiện tập kết ra Bắc

(CLO) Từ ngày 10 - 25/11, lễ kỷ niệm 70 năm Sự kiện tập kết ra Bắc (1954-2024) sẽ được diễn ra cao điểm với nhiều hoạt động như hội thảo khoa học; tổ chức lễ đón nhận Bằng xếp hạng di tích Quốc gia; trưng bày, triển lãm hình ảnh, hiện vật, tài liệu, sách báo...

Đời sống văn hóa
Gốm Mường, lạ và quen…

Gốm Mường, lạ và quen…

(NB&CL) Sau một thập kỷ học hỏi rèn luyện các kỹ thuật truyền thống về nghề gốm, thể nghiệm nhiều phương pháp làm đất, men, lò nung,... họa sĩ Vũ Đức Hiếu cùng các đồng nghiệp đã giới thiệu với công chúng một dòng gốm “lạ” - gốm Mường.

Đời sống văn hóa