(CLO) Trên địa bàn tỉnh Kon Tum có đến hơn 200 điểm trường không được sử dụng. Nhiều điểm trường bỏ không nhiều năm nên đã xuống cấp hư hỏng, gây lãng phí tài sản công của nhà nước.
Nguyên nhân khiến hàng loạt điểm trường trên địa bàn tỉnh Kon Tum không được sử dụng, bị bỏ hoang gây lãng phí là do lượng học sinh ít, không đủ tổ chức lớp, các trường tiểu học và THCS sáp nhập.
Theo ghi nhận của PV, điểm trường Kạch Lớn 2, thuộc Trường PTDT bán trú TH-THCS xã Đăk Sao, huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) là một trong hàng trăm điểm trường bị bỏ hoang gây lãng phí.
Điểm trường tại xã Đăk Sao bị bỏ hoang gây lãng phí
Được biết, năm 2001 điểm trường này được đưa vào hoạt động để phục vụ cho các em học sinh thuộc 2 làng Kạch Lớn 1 và Kạch Lớn 2. Đầu năm học 2024-2025, điểm trường Kạch Lớn 2 được sáp nhập vào điểm trường trung tâm xã Đăk Sao.
Theo ông Phạm Quốc Việt - Hiệu trưởng Trường PTDT bán trú TH-THCS xã Đăk Sao, sau khi nhận được chủ trương xóa điểm trường của Sở GD&ĐT, nhà trường đã tiến hành sáp nhập hai lớp 1 và 2 với khoảng 30 em học sinh của điểm trường Kạch Lớn 2 đến trường chính tại trung tâm xã.
Trên địa bàn tỉnh Kon Tum có đến hơn 200 điểm trường không được sử dụng
Vì không có người trông coi, bảo vệ nên điểm trường này trở nên hoang tàn. Chỉ vài tháng sau bỏ hoang, cỏ dại mọc đầy khuôn viên, trụ rào bê tông bị gãy, đổ. Nhiều tấm cửa sổ, cửa trường của trường bị vỡ. Bên trong phòng học bốc mùi hôi thối nồng nặc.
Ngoài điểm trường trên, điểm trường tiểu học xã Đăk Rơ Nga, huyện Đăk Tô (tỉnh Kon Tum) cũng đã bị bỏ hoang từ hàng chục năm nay. Theo đó, điểm trường này được xây dựng từ những năm 1990. Ban đầu trường thuộc địa phận xã Ngọc Tụ, đến năm 2005 xã Đăk Rơ Nga tách ra khỏi xã Ngọc Tụ do đó điểm trường này đã kết thúc hoạt động. Sau đó điểm trường được giao cho 1 đơn vị quân đội tiếp quản, sử dụng. Đến năm 2015, khi đơn vị này hoàn thành nhiệm vụ, điểm trường tiếp tục bị bỏ hoang cho đến nay.
Nhiều điểm trường bị bỏ hoang gây lãng phí
Ông Lâm Thế Hiển - Chủ tịch UBND xã Đăk Rơ Nga cho biết: “Để tránh lãng phí, địa phương đã có kế hoạch đưa vào trụ sở này vào sử dụng. Cụ thể, địa phương đang kêu gọi thu hút đầu tư triển khai các dự án làm rượu thốt nốt, nước khoáng đóng chai. Tuy nhiên đến hiện tại vẫn chưa có doanh nghiệp nào đến đầu tư. Do đó điểm trường này vẫn chưa được sử dụng”.
Tương tự 2 huyện trên, tại huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) cũng có đến 50 điểm trường không còn sử dụng. Nhiều điểm trường bỏ hoang nhiều năm nên xuống cấp hư hỏng hoặc quản lý sử dụng không hiệu quả gây lãng phí tài sản công của nhà nước.
Bị bỏ hoang trong thời gian dài, nhiều điểm trường đã bị hư hỏng
Trước thực trạng trên, phòng GD&ĐT huyện Đăk Glei đã rà soát, tham mưu UBND huyện xem xét chuyển đổi công năng các điểm trường lẻ không còn sử dụng thành điểm sinh hoạt văn hóa cộng đồng hoặc điều chuyển sang đơn vị trường mầm non. Tuy nhiên công tác chuyển đổi công năng đang gặp khó khăn về thủ tục pháp lý, nhiều điểm trường đã xuống cấp, không phù hợp với công năng, mục đích sử dụng.
Theo Sở GD&ĐT tỉnh Kon Tum, toàn tỉnh có 918 điểm trường lẻ. Trong năm học 2024 - 2025 có 717 điểm trường lẻ được sử dụng và 201 điểm trường lẻ không được sử dụng. Hiện nay vẫn còn nhiều điểm trường lẻ không còn sử dụng để dạy học tại các thôn, làng nhưng chưa có phương án sử dụng và bàn giao nhằm phát huy cơ sở vật chất đầu tư.
Một số điểm trường lẻ đã hết niên hạn sử dụng xuống cấp nhưng chưa tháo dỡ. Một số điểm hiện đang sử dụng nhưng chưa được kiên cố, thiếu sân chơi, thiết bị, công trình vệ sinh nước sạch, tường rào.
Trước thực trạng trên, UBND các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh đang tiếp tục rà soát hiện trạng mạng lưới trường lớp... để có phương án sử dụng, xử lý cơ sở vật chất đối với từng điểm trường lẻ
Liên quan đến vấn đề trên, mới đây Thường trực Tỉnh ủy Kon Tum đã giao UBND tỉnh phối hợp với các huyện ủy, thành ủy và các đơn vị liên quan rà soát, xây dựng phương án sử dụng các điểm trường lẻ bị bỏ hoang trên địa bàn tỉnh cho phù hợp, tránh lãng phí.
Trường hợp các điểm trường xuống cấp thì có thể xem xét bố trí kinh phí sửa chữa. Sau khi có báo cáo cụ thể thì trình Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy tháng 3/2025 xem xét, cho ý kiến.
(CLO) Theo đại biểu Quốc hội Trần Thị Vân, từ kinh nghiệm thế giới, việc phát triển hệ thống đường sắt đô thị là giải pháp hiệu quả nhất để khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông, đáp ứng nhu cầu đi lại của xã hội, góp phần xây dựng đô thị văn minh, hiện đại.
(CLO) Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành Nghị quyết số 1402/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc tăng thêm số lượng Thứ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
(CLO) Khóa học ‘Kỹ năng số và an toàn Internet dành cho học sinh’ là khóa học được Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) phối hợp với một số đơn vị triển khai. Khoá học đang được mở miễn phí trên nền tảng học trực tuyến mở đại trà OneTouch.
(CLO) Tại cuộc gặp với Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, ông Chey Tae Won, Chủ tịch tập đoàn SK (Hàn Quốc) đề xuất xây dựng các nhà máy điện LNG quy mô lớn tại Việt Nam, trên cơ sở đó tiếp tục phát triển các trung tâm năng lượng mới gắn với phát triển trí tuệ nhân tạo, logisctics, hydrogen, nông nghiệp thân thiện môi trường và đổi mới sáng tạo.
(CLO) Ngày 14/2 tại Trụ sở Bộ Ngoại giao, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có cuộc hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Lào Thongsavanh Phomvihane.
(CLO) Chiều 14/2, tại Hà Nội, Báo Nhân Dân tổ chức hội nghị công bố quyết định về công tác cán bộ. Đồng chí Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam dự và chủ trì hội nghị.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn, ngày 15/2, Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ nhiều mây, có mưa phùn và sương mù rải rác, trưa chiều hửng nắng, trời ấm dần với độ ẩm không khí cao. Khu vực Nam Bộ chiều tối và đêm có mưa rào và dông, ngày nắng, mưa trái mùa giảm dần.
(CLO) Ngày 14/2, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Long An tổ chức Hội nghị tập huấn tuyên truyền đại hội đảng bộ các cấp trong tỉnh nhiệm kỳ 2025 – 2030 và Đại hội toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.
(CLO) Vào khoảng 14h20 ngày 14/2, trên đường 18, tại ngã 3 Ba Lan, thuộc phường Giếng Đáy, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh xảy ra vụ va chạm mạnh giữa xe ô tô con (đi theo hướng Hạ Long - Uông Bí) và một xe máy đi từ Nhà máy đóng tàu Ba Lan đi ra đường 18.
(CLO) Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Công an tỉnh Nghệ An chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan vừa đấu tranh thành công chuyên án, triệt xóa đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy xuyên quốc gia, bắt giữ 02 đối tượng, thu giữ 30kg ma túy đá.
(CLO) Sau thời gian tạm đóng cửa cho cuộc bầu cử tổng thống, từ ngày 25/2 tới, du khách sẽ được trở lại tham quan Nhà Trắng, biểu tượng quyền lực của nước Mỹ.
(CLO) Chiều 14/2, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Chủ tịch Tập đoàn SK kiêm Chủ tịch Phòng Công nghiệp và Thương mại (KCCI), Hàn Quốc Chey Tae-won.
(CLO) Việc siết dạy thêm học thêm mang tới một cơ hội để học sinh nâng cao kỹ năng tự học, tự rèn luyện. Trong bối cảnh trí tuệ nhân tạo phát triển thì việc tự học, tự rèn luyện sẽ thuận lợi hơn bên cạnh sự hỗ trợ và hướng dẫn của thầy cô.
(CLO) Ông Vũ Văn Giáp - Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai là người có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến các bệnh về hô hấp khác nhau, góp phần thay đổi hướng dẫn của WHO về chăm sóc sức khỏe liên quan đến các bệnh như lao, hen suyễn.
(CLO) Để giáo viên và học sinh tích cực hơn trong dạy và học, nâng cao được chất lượng giáo dục mới là gốc của vấn đề. Vì thế việc cấm dạy thêm học thêm thu tiền trong nhà trường thì đồng hành với đó phải là các giải pháp tổng thể để nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường phổ thông.
Trong bối cảnh nền kinh tế số và hội nhập quốc tế, Trường Đại học Ngoại thương (ĐHNT) ngày càng khẳng định vị thế tiên phong trong việc kết nối, đẩy mạnh mối quan hệ hợp tác nhà trường với doanh nghiệp. Nhà trường không ngừng đổi mới và hoàn thiện các mô hình, chương trình hợp tác, góp phần cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao và nhân tài có khả năng cạnh tranh quốc tế; thúc đẩy thực hiện các mục tiêu trong chiến lược phát triển giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2040.
(NB&CL) Thông tư 29 quy định về dạy thêm, học thêm có hiệu lực từ ngày 14/2 với nhiều điểm mới đã được thầy cô và nhiều cơ sở giáo dục chấp hành nghiêm túc, việc dạy và học tại các nhà trường, đặc biệt việc ôn tập thi cử cho học sinh cuối cấp vẫn được đảm bảo.
(CLO) UBND tỉnh Hưng Yên vừa ban hành Quyết định số 316/QĐ-UBND về phê duyệt Kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông (THPT) tỉnh Hưng Yên năm học 2025 - 2026.
(CLO) Sở Giáo dục và Đào tạo Nam Định đã ra thông báo về môn thi thứ ba của Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông (THPT) năm học 2025-2026 tại Nam Định là môn Ngoại ngữ (một trong các môn: Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Tiếng Nga).
(CLO) Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo hỗ trợ kinh phí phù hợp cho các cơ sở giáo dục để tổ chức ôn tập, bồi dưỡng học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.