Hàng vạn người dự khai hội điện Huệ Nam

Chủ nhật, 11/08/2024 20:34 PM - 0 Trả lời

(CLO) Lễ hội điện Huệ Nam được xem là một Festival văn hóa dân gian, cộng đồng đặc trưng của vùng đất Cố đô.

Ngày 11/8, Lễ hội điện Huệ Nam chính thức khai hội tại Thánh đường Thiên Tiên Thánh giáo (352 Chi Lăng, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế).

Lễ hội Điện Huệ Nam (hay còn gọi là Lễ hội Điện Hòn Chén) được biết đến là sinh hoạt truyền thống mang yếu tố văn hóa tâm linh thờ phụng Thánh Mẫu Thiên Y A Na được cử hành vào tháng 3 và tháng 7 âm lịch hàng năm.

hang van nguoi du khai hoi dien hue nam hinh 1

Lễ hội điện Huệ Nam được xem là một Festival văn hóa dân gian, cộng đồng đặc trưng của vùng đất Cố đô. Ảnh: Báo Thừa Thiên Huế

Năm nay, Lễ hội diễn ra trong ba ngày, từ 11 đến 13/8 (8 đến 10 tháng 7 âm lịch). Tại điện Huệ Nam sẽ diễn ra lễ chánh tế, cầu nguyện quốc thái dân an; lễ hành hương; cung nghinh Thánh Mẫu và Hội đồng Tứ Phủ lên đình làng Hải Cát để dự lễ tế tại đình làng Hải Cát…

Trong ngày đầu tiên của Lễ hội, ngay từ sáng sớm, rất đông thánh đồng, đạo hữu cùng người dân, du khách thập phương có mặt tại Thánh đường Thiên Tiên Thánh giáo để tham gia nghi lễ.

Sau khi thực hiện các nghi lễ tại đây, đoàn cung nghinh với hàng chục bằng án di chuyển về điện Huệ Nam bằng đường sông.

Hoạt động rước Thánh trên sông Hương có sự tham gia của đoàn thuyền rồng, bên trong đặt long kiệu Thánh Mẫu và hòm sắc vua phong, cùng các vật thờ cúng như tán, cờ, quạt.

Nghi lễ rước Thánh tràn đầy màu sắc và sôi động, thu hút đông đảo tín đồ của tín ngưỡng thờ Mẫu với hàng vạn lượt người đến tham dự.

Tiếp đó, Lễ Chánh tế, cầu nguyện quốc thái dân an và các hoạt động lễ hội tại đình làng Hải Cát sẽ được tổ chức trong ngày 12/8. Lễ Hoàn tạ, bế mạc được tổ chức trong ngày 13/8.

Lễ hội điện Huệ Nam là sinh hoạt truyền thống mang yếu tố văn hóa tâm linh, được cử hành vào tháng 3 và tháng 7 (Âm lịch) hàng năm (tháng 7 vía cha, tháng 3 vía mẹ). Đây cũng được xem là lễ hội văn hóa dân gian truyền thống mang tính cộng đồng đặc trưng của vùng đất Cố đô.

Sự kiện là một trong những hoạt động chính tại lễ hội mùa thu “Huế vào Thu” - Festival Huế 2024. Qua đó, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, di sản gắn với di tích.

Đồng thời, đáp ứng nhu cầu tinh thần của cộng đồng thực hành tín ngưỡng thờ mẫu Tam Phủ - di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại đã được UNESCO công nhận.

Thế Vũ

Bình Luận

Tin khác

Phát hiện con đường đá cổ vượt Đèo Ngang

Phát hiện con đường đá cổ vượt Đèo Ngang

(CLO) Trong quá trình tìm lại cung đường qua Đèo Ngang xưa, các lực lượng đã phát hiện nhiều bậc đá cổ mà cha ông ta lắp dựng để lên cổng Hoành Sơn Quan.

Đời sống văn hóa
Lùi Ngày hội văn hóa dân tộc Chăm năm 2024 sang tháng 12

Lùi Ngày hội văn hóa dân tộc Chăm năm 2024 sang tháng 12

(CLO) Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch thống nhất với tỉnh Ninh Thuận điều chỉnh lùi thời gian tổ chức Ngày hội sang tháng 12 năm 2024.

Đời sống văn hóa
Giao lưu văn hóa, thúc đẩy hợp tác du lịch Việt - Trung

Giao lưu văn hóa, thúc đẩy hợp tác du lịch Việt - Trung

(CLO) Giao lưu văn hóa “Gió trăng chung một bầu trời, Núi sông nối liền Việt - Trung” góp phần thúc đẩy hợp tác du lịch giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc.

Đời sống văn hóa
Hà Nam: Nhiều hoạt động tại Lễ hội truyền thống đền Trần Thương năm 2024

Hà Nam: Nhiều hoạt động tại Lễ hội truyền thống đền Trần Thương năm 2024

(CLO) Tối 18/9 (tức ngày 16/8 âm lịch), UBND huyện Lý Nhân (tỉnh Hà Nam), Ban Quản lý di tích quốc gia đặc biệt đền Trần Thương tổ chức Khai mạc Lễ hội truyền thống đền Trần Thương năm 2024, nhân kỷ niệm 724 năm ngày mất của Đức Thánh Trần.

Đời sống văn hóa
Bí ẩn của Nhà thờ Đức Bà Paris sắp được giải mã?

Bí ẩn của Nhà thờ Đức Bà Paris sắp được giải mã?

(CLO) Bí ẩn kéo dài hàng thế kỷ xung quanh vị trí chôn cất Joachim de Bellay, một thi sĩ thời Phục hưng, trong khuôn viên Nhà thờ Đức Bà Paris có thể sắp được giải đáp.

Đời sống văn hóa