(CLO) Lo sợ hàng trăm em học sinh khi bị mất chế độ sẽ nghỉ học lên rẫy cùng bố mẹ, Phòng GD&ĐT và các trường tiểu học, THCS trên địa bàn huyện Kbang (Gia Lai) đã và đang tìm mọi cách để “níu giữ” học trò ở lại trường học chữ, rèn người.
Sau những dịp nghỉ lễ, tết hay đầu tuần, các giáo viên vùng khó lại thay phiên nhau trèo đèo, lội suối đến từng nhà gõ cửa vận động, đưa các em học sinh đến trường.
Thương trò, các giáo viên Trường Tiểu học Lê Văn Tám đã đi bộ gần 10 km đường rừng lên nhà đầm, nương rẫy đưa học sinh tới trường.
Hàng trăm em học sinh mất chế độ vì xã hoàn thành tiêu chí nông thôn mới
Từ năm 2016, Chính phủ ban hành Nghị định 116 về việc hỗ trợ học sinh và các trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn. Với khoản hỗ trợ này nhiều học sinh dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa được ăn ở, sinh hoạt và học tập trung tại các trường bán trú.
Thế nhưng, năm 2020 nhiều xã trên địa bàn huyện Kbang được đưa ra khỏi diện đặc biệt khó khăn khi hoàn thành tiêu chí Nông thôn mới. Cũng chính vì vậy, hàng trăm em học sinh không còn được thụ hưởng chính sách theo Nghị định 116 của Chính phủ.
Theo thống kê, năm học 2021-2022, toàn huyện Kbang có đến 558 học sinh các trường bán trú không còn được nhận trợ cấp theo diện xã, thôn đặc biệt khó khăn như mọi năm.
Cách trung tâm huyện Kbang 50km, xã Krong nằm lọt thỏm giữa thung lũng, bốn bề đều là đồi núi. Hiện xã Krong đã hoàn thành 18/19 tiêu chí Nông thôn mới. Theo quy định sẽ có gần 150 học sinh của xã không còn được nhận hỗ trợ theo chế độ bán trú và các hỗ trợ khác. Điều này đã ảnh hưởng đến việc duy trì sỹ số của các trường tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn.
Trước đây, khi còn được hưởng chế độ, ăn ở tại trường nhưng cứ mỗi dịp lễ, tết hay cuối tuần về nhà là học sinh thường theo bố mẹ lên nhà đầm trốn học. Vì vậy cứ đầu tuần là các thầy cô phải lặn lội vượt hàng chục cây số đường rừng lên tận nhà đầm, nương rẫy vận động, đưa trò đến lớp.
Thầy Phạm Văn Tấn – Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Krong cho biết: “Năm học 2021-2022, trường có 56 em không còn được hưởng bán trú như trước, vì nơi các em ở không thuộc diện làng đặc biệt khó khăn như mọi năm. Trong khi thực tế, 56 em học sinh này đều ở những làng cách trung tâm hàng chục cây số, khả năng bỏ học là rất lớn. Tránh tình trạng trò bỏ lớp ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục, các thầy cô giáo đã phối hợp cùng với chính quyền địa phương vận động học sinh ra lớp. Đồng thời, thầy cô cũng tuyên truyền cho phụ huynh những chính sách đối với từng trường hợp học sinh”.
Tương tự, Trường Tiểu học Lê Văn Tám (xã Krong) cũng có 82 em học sinh bị cắt chế độ bán trú. Cũng như những xã vùng sâu khác, khi không còn được hưởng chế độ, các em bắt đầu nghỉ học thường xuyên phần vì đường xa, gia đình không có điều kiện đưa đi đón về. Thậm chí, cứ vào mùa thu hoạch lúa gạo là các em lại theo bố mẹ lên nhà đầm giúp bố mẹ làm rẫy, trông em…
Thầy Hoàng Văn Ngọc – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lê Văn Tám thông tin: “Khi quyết định 681 được đưa ra, xã và trường cũng phối hợp tuyên truyền để phụ huynh yên tâm về mặt tư tưởng. Để các em yên tâm học hành, tránh tình trạng nghỉ học lên nhà đầm, nhà trường đã san sẻ những suất ăn của các em khác sang cho 82 em bị cắt chế độ”.
“Bên cạnh đó, hiện nay nhiều làng ở xã Krong vẫn giữ tập tục cúng lúa mới. Nghiêm trọng hơn, mỗi lần cúng là các em học sinh lại nghỉ học ở nhà. Để tập tục này không ảnh hưởng đến chất lượng học tập của các em, nhà trường đã phối hợp với chính quyền xã tổ chức cúng vào thứ 7, chủ nhật. Cũng nhiều làng chấp nhận đề nghị này song một số làng vẫn chưa thể đả thông tư tưởng”.
Lo học trò bỏ lớp, thầy cô tìm mọi cách “níu giữ”
Trước đó, ngay khi nhận được thông tin các con em không còn được nhận chế độ bán trú, không riêng gì học sinh, phụ huynh rất hoang mang mà các giáo viên Trường THCS Krong cũng lo lắng không kém. Giáo viên lo rằng, khi không còn được hưởng chế độ học sinh sẽ bỏ học.
Tâm sự với PV, thầy Phan Danh - Phó Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Krong bộc bạch: “Sau khi nhận được thông tin các em bị cắt chế độ, chúng tôi đã vào làng, lên nhà đầm động viên, tuyên truyền các em học sinh và phụ huynh. Song những giáo viên như chúng tôi cũng không biết nên giận hay thương xót cho hoàn cảnh của các trò khi phụ huynh thốt lên: “Năm nay các em có được ăn tại trường không? Nếu không được ăn thì nghỉ học lên rẫy thôi”.
Chính sự tận tâm của các thầy cô giáo giúp sỹ số ở các trường vùng khó ổn định, học sinh không còn nghỉ học lên nhà đầm cũng bố mẹ.
Trong cuộc trò chuyện ấy, thầy Danh vô tình kể về câu chuyện thầy và thầy Hải bị phụ huynh dọa chém vì “bắt” các trò đến trường.
“Lần đó, tôi cùng thầy Hải vào nhà đầm vận động các em lên lớp. Vừa nghe tiếng thầy giáo, học sinh vội mở cửa sau trốn dưới gầm nhà sàn. Phụ huynh cũng không muốn cho các con đi học vì phải ở nhà phụ làm rẫy nên vác rựa đuổi chúng tôi và nói “thầy không đi là tui chém” và những lần ấy phải công cốc ra về. Sau nhiều lần thuyết phục, nhiều phụ huynh cũng dần thay đổi tư tưởng, hứa cho con đi học. Song đến trường đợi mãi vẫn không thấy trò đâu, nên chúng tôi đành tiếp tục vào lại nhà đầm khuyên nhủ lại từ đầu”, thầy Danh cười, nói.
Đằng sau những suất ăn trưa của các tại Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Krong là nỗi lòng của thầy cô khi có thể năm học tới 56 em học sinh sẽ không còn được hưởng hỗ trợ từ “dự án nuôi em”.
Trao đổi với PV, ông Lê Thanh Hải - Trưởng phòng GD&ĐT huyện Kbang cho biết: “Đối với việc duy trì sĩ số trên địa bàn ở các trường vùng khó còn gặp nhiều khó khăn. Bởi công tác tuyên truyền thường phải đi đôi với chế độ. Ngay khi các em bị cắt chế độ thì phòng đã vận động tất cả các giáo viên động viên, tuyên truyền các em học sinh, phụ huynh và kêu gọi từ các mạnh thường quân giúp sức".
Ông Hải nói thêm: "May mắn thay, khi chúng tôi có kêu gọi thì có “dự án nuôi em” của Trung ương đoàn đã nhận hỗ trợ mỗi em 17.000 đồng/em/558 em. Việc các em được ăn ở tại trường, bên cạnh việc nâng cao chất lượng học tập, các em còn được rèn luyện tất cả các kỹ năng tự lập”.
Ngoài việc nhận được sự hỗ trợ từ “dự án nuôi em”, Trường Tiểu học Lê Văn Tám và Trường THCS Krong thường xuyên kêu gọi từ các mạnh thường quân, các nhà hảo tâm hỗ trợ gạo, quần áo, sách vở cho các em yên tâm học hành.
Theo thầy Ngọc, “cái phao cứu cánh cho những em bị cắt chế độ, hiện là “dự án nuôi em” song thời gian hỗ trợ của dự án là từ tháng 10/2021-5/2022. Như vậy sang năm học mới, nếu như không còn được hỗ trợ biện pháp cuối cùng là đưa đón các em đi, về song như vậy sẽ tiếp tục xảy ra tình trạng nghỉ học".
"Mong rằng cơ chế về chính sách sẽ không quy định vùng mà quy định về khoảng cách, ngoài ra hy vọng các trường vùng sâu sẽ nhận được nhiều nguồn hỗ trợ lâu dài…”, thầy Ngọc mong muốn.
(CLO) Công an tỉnh Bạc Liêu vừa ra quyết định xử phạt hành chính đối với Võ Minh Trung (sinh năm 1990, trú tại xã Long Hòa, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre) vì hành vi sử dụng mạng xã hội đăng tải thông tin sai sự thật, xúc phạm uy tín khu di tích lịch sử – văn hóa Nhà công tử Bạc Liêu.
(CLO) Ngày 4/4 tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Hội thảo lấy ý kiến góp ý cho Dự thảo Nghị định quy định về khuyến khích phát triển văn học Việt Nam.
(CLO) Liên minh Tự do Dân sự Mới (NCLA) - một nhóm luật sư bảo thủ tại Mỹ - đã đệ đơn kiện nhằm ngăn chặn việc Tổng thống Donald Trump áp thuế đối với hàng nhập khẩu, với lý do ông đã vượt quá thẩm quyền của mình.
(CLO) Taliban đang điều tra lời khẳng định của một cụ ông người Afghanistan rằng cụ đã… 140 tuổi. Nếu được xác minh, cụ sẽ trở thành người già nhất thế giới.
(CLO) Việt Nam vẫn chưa có chính sách bảo vệ người thuê nhà. Đa số các hợp đồng thuê ở Việt Nam đều có thời hạn ngắn (6-12 tháng) và không có ràng buộc về điều kiện và mức tăng giá.
(CLO) Dragon Capital cho rằng: Việc các mức thuế 46% có được duy trì hay không có thể phụ thuộc vào khả năng của Việt Nam trong việc giảm thiểu hiệu quả các vấn đề trung chuyển hàng hoá.
(CLO) Một YouTuber người Mỹ vừa bị bắt ở Ấn Độ vì cố tình đột nhập để quay video về nơi sinh sống của một trong những bộ tộc biệt lập nhất thế giới trên đảo Bắc Sentinel.
(CLO) Sau 90 phút thi đấu đầy kịch tính và hấp dẫn, đội tuyển U17 Việt Nam có kết quả hoà với tỷ số 1-1 trước U17 Australia ở trận ra quân tại vòng chung kết (VCK) U17 châu Á 2025.
(CLO) Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay nghỉ dài 5 ngày nên tỉnh Lào Cai đã chỉ đạo tổ chức nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật và vui chơi giải trí phục vụ du khách tới thăm địa phương trong dịp này.
(CLO) Quang Linh Vlogs, Hằng Du Mục và 3 người khác đã bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố, bắt tạm giam do có dấu hiệu tội phạm sản xuất hàng giả là thực phẩm và lừa dối khách hàng. Vậy khung hình phạt tối đa mà các đối tượng có thể đối diện là gì?
(CLO) Ngày 4/4, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã ban hành Quyết định về việc cho thôi Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa X, nhiệm kỳ 2024 - 2029 đối với ông Phạm Quang Linh (Quang Linh Vlogs), người Việt Nam ở Angola.
(CLO) Các đơn vị kinh doanh vận tải, bến xe thực hiện công khai, minh bạch và đúng quy định về giá cước vận tải; phục vụ tốt nhu cầu đi lại của người dân dịp nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và 30/4 - 1/5.
Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng (HIU) đã đón tiếp trọng thị đoàn đại diện Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP.HCM, Viện Giáo dục Quốc tế Hoa Kỳ (IIE) và các lãnh đạo cấp cao của 20 trường đại học Hoa Kỳ, trong khuôn khổ chương trình “Hợp tác Học thuật Quốc tế Việt Nam” (IAPP Vietnam), nhân dịp kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Hoa Kỳ.
(NB&CL) Dạy thêm học thêm có nguyên nhân từ việc giáo dục chạy theo điểm số, kiến thức mà không coi trọng đến hình thành năng lực, phẩm chất người học.
(CLO) Ngày 2/4, theo thông tin từ UBND thành phố Hải Dương, bài đánh giá năng lực vào lớp 6 trường THCS trọng điểm năm học 2025 - 2026 sẽ có thêm môn tiếng Anh.
(CLO) Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Thanh Hoá vừa có văn bản về việc quản lý, kiểm tra, xử lý vi phạm trong tổ chức, hoạt động dạy thêm, học thêm (DTHT).
(CLO) Sở Giáo dục và Đào tạo Nam Định đã ban hành Văn bản số 569/SGDĐT-QLCLGD gửi Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thành phố; các đơn vị trực thuộc Sở; các trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên thông báo về thời gian thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2025 - 2026.
(CLO) Kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế và khu vực năm nay có sự tham gia của 187 thí sinh đến từ các tỉnh, thành phố trên cả nước đã kết thúc và những thành viên xuất sắc nhất đã được lựa chọn đại diện cho Việt Nam.
(CLO) Một trong những thay đổi trong tuyển sinh đại học của năm 2024 so với các năm trước đây chính là sự tăng lên gần 20 nghìn thí sinh theo học các ngành STEM so với năm 2023 và được đánh giá là xu thế rất tích cực.
Hơn 5 nghìn cơ hội việc làm được gần 70 doanh nghiệp trong và ngoài nước mang tới Ngày hội việc làm Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội (HaUI) năm 2025, phản ánh niềm tin của các doanh nghiệp vào năng lực của sinh viên HaUI, cũng như nhu cầu cấp thiết về nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay.
Chiều 29/3, tại Trụ sở Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài - Bộ Ngoại giao, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (NXBGDVN) phối hợp cùng Ban Truyền hình Đối ngoại (VTV4) - Đài Truyền hình Việt Nam chính thức ra mắt chương trình truyền hình “Tiếng Việt diệu kì”, hướng tới cộng đồng trẻ em người Việt sinh sống tại nước ngoài.
(CLO) Theo Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng: “Chấm dứt dạy thêm học thêm, bây giờ không còn là dự lệnh nữa, mà phải trở thành mệnh lệnh của toàn ngành chúng ta”.