Hạt gạo làng ta đi ra thế giới

Thứ năm, 12/12/2024 20:50 PM - 0 Trả lời

Trong bối cảnh thị trường đầy cạnh tranh, xuất khẩu gạo Việt Nam trong năm nay tiếp tục tăng mạnh vượt mốc 8 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 5 tỷ USD. Tuy nhiên, ngành gạo Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với không ít thách thức, đặt ra câu hỏi về sự phát triển bền vững trong năm 2025.

Xuất khẩu gạo Việt Nam khẳng định vị thế hàng đầu

Trong năm 2024, gạo Việt Nam vẫn tiếp tục giữ vững vị thế xuất khẩu chiến lược của mình trong thị trường toàn cầu cạnh tranh nhiều biến động.

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, đến 15/11, xuất khẩu gạo Việt Nam đã đạt 8,05 triệu tấn với trị giá 5,05 tỷ USD, lần đầu tiên trong lịch sử của ngành nông nghiệp gạo Việt Nam vượt mốc 5 tỷ USD.

Đây là một điểm sáng trên bức tranh kinh tế, với sản lượng gạo xuất khẩu đạt mức kỷ lục. Với giá trị thu về 4,35 tỷ USD, tăng 8,4% về lượng và tăng 23% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là minh chứng cho việc ngành gạo Việt Nam đã góp phần quan trọng vào kim ngạch xuất khẩu của cả nước và nâng cao vị thế của nông sản Việt trên thị trường quốc tế.

hat gao lang ta di ra the gioi hinh 1

Chỉ sau 9 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu gạo đã gần bằng mức kỷ lục 4,7 tỷ USD của cả năm 2023. Đây là tín hiệu đáng mừng cho ngành gạo - ngành chủ lực của nước ta tiếp tục đà tăng trưởng trong những tháng cuối năm.

Các thị trường lớn như Philippines, Indonesia, Malaysia,... tiếp tục là thị trường tiêu thụ gạo hàng đầu của Việt Nam và tăng trưởng ổn định, tạo điều kiện mở ra nhiều dư địa mới cho gạo Việt, hứa hẹn một giai đoạn xuất khẩu sôi động từ nay đến cuối năm.

hat gao lang ta di ra the gioi hinh 2

Đặc biệt, dù gần đây giá gạo toàn cầu đã có sự sụt giảm ngay sau khi Ấn Độ - nước xuất khẩu gạo hàng đầu, gần đây đã quyết định “bật đèn xanh” và nới lỏng các hạn chế đối với việc xuất khẩu, thì gạo Việt vẫn giữ được vị trí cao trong thị trường quốc tế, luôn duy trì được mức giá ổn định ở ngưỡng trên 500 USD/tấn.

hat gao lang ta di ra the gioi hinh 3

Vì sao gạo Việt xuất khẩu đạt được những con số ấn tượng?

Để tạo nên nền tảng vững chắc đưa Việt Nam trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, trong những năm qua, sản lượng gạo của nước ta luôn được đảm bảo về tốc độ tăng trưởng bình quân 2,5%/năm. Đồng bằng sông Cửu Long vẫn giữ vai trò chủ lực trong sản xuất lúa gạo của cả nước, đóng góp hơn một nửa sản lượng lúa hàng năm, với gần 24 triệu tấn. Trong khi đó, các vùng Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung cũng có những đóng góp đáng kể, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng còn khiêm tốn. Sản lượng lúa ở các vùng Trung du và miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ được duy trì ở mức ổn định trong những năm gần đây.

Không những thế, để khẳng định vị thế của mình trên thị trường quốc tế, Việt Nam đã không ngừng nâng cao năng suất lúa để xuất khẩu. Việt Nam đã chủ động ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới nhất vào sản xuất lúa, giúp nâng cao năng suất lúa, đáp ứng cả nhu cầu nội địa và xuất khẩu.

hat gao lang ta di ra the gioi hinh 4

Bên cạnh đó, với sự khác biệt hóa sản phẩm là yếu tố then chốt, việc nghiên cứu và phát triển các giống lúa mới, đặc biệt là các giống lúa thơm, gạo đặc sản, đã giúp gạo Việt Nam trở nên đa dạng về chủng loại. Việt Nam đã tận dụng sự phong phú về điều kiện tự nhiên để tạo nên những giống gạo đặc sản độc đáo, mang đậm dấu ấn của từng vùng miền. Điều này giúp gạo Việt Nam cạnh tranh sòng phẳng với các đối thủ lớn như Ấn Độ và đáp ứng khẩu vị của người tiêu dùng trên toàn thế giới, với những loại gạo chất lượng như ST24, ST25.

Ngoài ra, các hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đã ký kết đóng vai trò như những chiếc chìa khóa vàng, mở ra cánh cửa vào các thị trường mới đầy tiềm năng. Nhờ các FTA, thuế suất đối với gạo xuất khẩu của Việt Nam đã giảm mạnh, mở ra cơ hội lớn để gạo Việt Nam cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại trên thị trường quốc tế. Điều này không chỉ giúp tăng kim ngạch xuất khẩu gạo mà còn góp phần nâng cao vị thế của gạo Việt trên bản đồ nông sản thế giới.

Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) đã tạo đà phát triển mạnh mẽ cho ngành gạo Việt. Theo cam kết, gạo Việt Nam xuất khẩu gạo sang EU với hạn ngạch 80 nghìn tấn được miễn thuế 0%.

Mới đây, Philippines đã ban hành Sắc lệnh số 62, giảm thuế nhập khẩu gạo từ 35% xuống còn 15%, kéo dài đến năm 2028. Với tư cách là một trong những thị trường tiêu thụ gạo lớn của Việt Nam, quyết định này của Philippines không chỉ giúp Việt Nam giảm áp lực về thuế quan, mà còn góp phần thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu gạo của nước ta trong những năm tới.  

Tăng trưởng ấn tượng, nhưng vẫn tiềm ẩn thách thức

Trong 11 tháng đầu năm 2024, ngành gạo xuất khẩu Việt Nam tiếp tục ghi nhận sự tăng trưởng ấn tượng. Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định rằng, để duy trì và nâng cao vị thế trên thị trường quốc tế, ngành gạo Việt Nam vẫn cần phải đối mặt với không ít thách thức.

Một trong những thách thức lớn hiện nay là sự phụ thuộc vào các thị trường truyền thống như Philippines, Trung Quốc và Indonesia. Điều này khiến ngành gạo Việt Nam dễ bị ảnh hưởng khi các thị trường này thay đổi chính sách. Ví dụ, Trung Quốc đã áp dụng hạn ngạch nhập khẩu gạo hàng năm và giới hạn số lượng doanh nghiệp được phép xuất khẩu. Mặc dù Trung Quốc là thị trường xuất khẩu gạo lớn thứ hai của Việt Nam, hiện chỉ có khoảng 21 doanh nghiệp Việt Nam được cấp phép xuất khẩu gạo sang Trung Quốc, trong tổng số khoảng 200 doanh nghiệp đã được cấp phép. Điều này không chỉ làm giảm khả năng tiếp cận của các doanh nghiệp Việt Nam vào thị trường rộng lớn này, mà còn tạo ra sự phụ thuộc lớn vào các thị trường ít biến động hơn.

Bên cạnh đó, sự cạnh tranh ngày càng gia tăng từ các quốc gia sản xuất gạo lớn khác, đặc biệt là Ấn Độ, Thái Lan và Pakistan, cũng đang trở thành một thách thức không nhỏ. Mới đây, Ấn Độ đã dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo, tạo ra một cú hích lớn đối với thị trường gạo toàn cầu. Việc các quốc gia này gia tăng sản lượng và cải tiến chất lượng sản phẩm khiến ngành gạo Việt Nam gặp không ít khó khăn trong việc duy trì thị phần.

Tuy nhiên, đánh giá về tác động của việc Ấn Độ dỡ bỏ lệnh xuất khẩu gạo tẻ, ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã nhận định: “Hiện gạo Việt Nam đã có thị phần, giá trị và chất lượng tương đối ổn định trên thị trường thế giới. Hệ sinh thái trong chuỗi giá trị gắn với thị trường khá chặt chẽ và bài bản. Do đó, việc Ấn Độ dỡ bỏ các hạn chế xuất khẩu có khả năng sẽ không tác động trực tiếp đến xuất khẩu gạo của Việt Nam.”

Mặc dù đứng trong top các quốc gia xuất khẩu gạo lớn, một vấn đề quan trọng được Cục Chất lượng, chế biến và Phát triển thị trường chỉ ra là hình ảnh thương hiệu gạo Việt Nam vẫn còn "nhạt nhòa".

“Trước đây, người tiêu dùng Philippines nói đến gạo là nghĩ đến gạo Thái Lan và Nhật Bản, mặc dù họ tiêu dùng gạo Việt Nam nhưng chưa đánh giá cao. Điều này đặt ra bài toán làm thương hiệu để khi vào các kênh siêu thị, cửa hàng bán xỉ, bán lẻ tại Philippines để họ tự hào cắm biển “Product of Vietnam” hay “Gạo Việt Nam.” Việc này sẽ tốt hơn cho ngành sản xuất, kinh doanh lúa gạo Việt Nam,”  theo ông Phùng Văn Thành, Tham tán thương mại Việt Nam tại Philippines.

Gạo Việt Nam, dù có chất lượng rất tốt, vẫn chưa được quảng bá rộng rãi và thiếu chiến lược xây dựng thương hiệu rõ ràng. Điều này khiến gạo Việt Nam không thể bán với mức giá cao hơn, mặc dù chất lượng sản phẩm vượt trội. Các quốc gia như Thái Lan và Ấn Độ đã phát triển thành công những thương hiệu gạo nổi bật như gạo Jasmine Thái Lan và gạo basmati Ấn Độ, được người tiêu dùng toàn cầu nhận diện và ưa chuộng. Đây cũng là một trong những lý do khiến gạo Việt Nam gặp khó khăn trong việc tiếp cận các phân khúc cao cấp hoặc thị trường khó tính. Do đó, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam cần chú trọng hơn vào việc xây dựng thương hiệu, triển khai các chiến lược quảng bá bài bản về các loại gạo chất lượng cao cấp của Việt Nam.

Biến đổi khí hậu cũng là một yếu tố ảnh hưởng lớn đến ngành gạo. Các hiện tượng như hạn hán, ngập lụt và xâm nhập mặn đã tác động tiêu cực đến sản xuất lúa gạo ở nhiều khu vực. Điều này làm giảm năng suất và chất lượng lúa, đồng thời đẩy chi phí sản xuất lên cao. Thêm vào đó, tình trạng thiếu hụt container và chi phí logistics cao cũng khiến chi phí vận chuyển gạo tăng. Những yếu tố này làm cho giá gạo xuất khẩu của Việt Nam cao hơn, từ đó giảm tính cạnh tranh so với các quốc gia xuất khẩu gạo khác, đặc biệt là Ấn Độ và Pakistan, những quốc gia có chi phí sản xuất thấp hơn.

Giải pháp chiến lược nâng tầm lúa gạo Việt Nam

Để thúc đẩy ngành lúa gạo Việt Nam phát triển bền vững và tăng cường năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế, cần triển khai đồng bộ các giải pháp trọng tâm. Những giải pháp này gồm ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ; tăng cường chuỗi giá trị sản phẩm trong đó trọng tâm là xây dựng thương hiệu; cải thiện hệ thống phân phối; sự hỗ trợ mạnh mẽ từ chính sách Nhà nước đã đề ra và tăng cường hợp tác quốc tế.

Một là, ứng dụng khoa học công nghệ. Việc ứng dụng các công nghệ hiện đại trong sản xuất lúa gạo chính là chìa khóa để nâng cao năng suất và chất lượng đầu ra. Việt Nam cần đầu tư tìm tòi, nghiên cứu và phát triển các giống lúa mới có khả năng chống chịu với sâu bệnh, hạn, mặn, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay biến đổi khí hậu ngày càng khắc nghiệt. Đồng thời, các công nghệ tiên tiến như quản lý tưới tiêu thông minh, sử dụng thiết bị bay không người lái (drone) trong việc phun thuốc và giám sát đồng ruộng, hay hệ thống canh tác chính xác sẽ giúp nông dân tối ưu hóa chi phí và cải thiện hiệu quả sản xuất. Bên cạnh đó, cần được đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số trong nông nghiệp như sử dụng nền tảng trực tuyến để dự báo thời tiết, quản lý mùa vụ và kết nối thị trường .

Hai là, tăng cường chuỗi giá trị sản phẩm, tập trung vào xây dựng thương hiệu.Xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam là bước đi chiến lược để nâng cao giá trị và vị thế trên thị trường quốc tế. Hiện nay, Quyết định số 706/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Đề án phát triển thương hiệu gạo Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã đặt mục tiêu thúc đẩy các sản phẩm chủ lực, trong đó có gạo, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp không chỉ đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm mà còn phải gắn liền sản phẩm với yếu tố văn hóa và bền vững môi trường. Cụ thể, thương hiệu gạo cần nhấn mạnh đến nguồn gốc từ các vùng sản xuất đặc sản như gạo ST25 ở Sóc Trăng hay gạo tám thơm ở Thái Bình, kết hợp với chứng nhận chất lượng quốc tế như HACCP, Global GAP để chinh phục thị trường cao cấp. Việc phát triển các sản phẩm chế biến sâu như bún, bánh gạo, hay gạo dinh dưỡng cũng là cách gia tăng giá trị và đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng.

Ba là, cải thiện hệ thống phân phối và tiếp cận thị trường.Việt Nam cần tận dụng tối đa lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do (FTA) như EVFTA, CPTPP để giảm thuế quan và tiếp cận các thị trường tiềm năng như châu Âu, Nhật Bản, và Úc. Bên cạnh đó, việc xây dựng hệ thống phân phối hiện đại, ứng dụng công nghệ vào quản lý chuỗi cung ứng và truy xuất nguồn gốc là rất quan trọng để nâng cao niềm tin của người tiêu dùng quốc tế. Ở thị trường nội địa, cần phát triển các kênh bán lẻ chất lượng cao, tích hợp yếu tố xanh và sạch để thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng trong nước.

Bốn là, các chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Nhà nước cần tiếp tục ban hành và thực hiện các chính sách khuyến khích phát triển ngành lúa gạo. Nghị định số 57/2018/NĐ-CP về khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn cung cấp cơ chế hỗ trợ tài chính như miễn giảm thuế, vốn vay ưu đãi cho doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất và chế biến lúa gạo. Đồng thời, các chương trình đào tạo kỹ thuật, hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp nhằm giảm rủi ro từ thiên tai và biến động thị trường cũng cần được triển khai mạnh mẽ hơn. Chính sách hỗ trợ phát triển hệ thống logistics và hạ tầng nông nghiệp cũng là yếu tố cần thiết để nâng cao hiệu quả sản xuất và xuất khẩu.

Năm là, tăng cường hợp tác quốc tế. Việc hợp tác với các quốc gia có nền nông nghiệp tiên tiến như Nhật Bản, Thái Lan hay Israel sẽ giúp Việt Nam học hỏi và ứng dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất lúa gạo. Bên cạnh đó, việc tham gia vào các tổ chức và diễn đàn quốc tế như FAO hay ASEAN+3 về an ninh lương thực sẽ giúp gạo Việt Nam xây dựng được chiến lược xuất khẩu dài hạn và tăng cường vị thế trên thị trường toàn cầu.

Những giải pháp này khi được thực hiện đồng bộ và hiệu quả sẽ giúp ngành lúa gạo Việt Nam không chỉ đảm bảo an ninh lương thực mà còn mở rộng cơ hội xuất khẩu, nâng cao giá trị và khẳng định thương hiệu trên thị trường thế giới.

Dự báo năm 2025

Thị trường gạo quốc tế trong năm 2024 đã xảy ra nhiều biến động gây ảnh hưởng đến giá gạo xuất khẩu. Các quốc gia lớn như Ấn Độ, Nga, UAE đã ban hành lệnh cấm xuất khẩu gạo; bên cạnh đó, biến đổi khí hậu cùng hiện tượng EL Nino cũng là một phần nguyên nhân khiến nguồn cung gạo toàn cầu có sự giảm thiểu trong những tháng đầu năm. Trước bối cảnh đó, gạo Việt vẫn khẳng định được vị thế của mình trên trường quốc tế với những con số đầy ấn tượng và được dự đoán năm 2024 sẽ có những “bước ngoặt bùng nổ” trong kim ngạch cùng sản lượng xuất khẩu.

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu gạo của Việt Nam trong 10 tháng đầu năm 2024 đã đạt được những kết quả ấn tượng, thiết lập kỷ lục mới với gần 7,8 triệu tấn gạo được xuất khẩu, tăng 10,1% so với cùng kỳ năm trước. Kim ngạch xuất khẩu cũng tăng mạnh, đạt 4,86 tỷ USD, tăng 23,5% so với cùng kỳ. Những con số thống kê này cho thấy ngành xuất khẩu gạo của Việt Nam đang có những bước tiến nổi bật trên trường quốc tế.

hat gao lang ta di ra the gioi hinh 5

Xuất khẩu gạo 10 tháng năm 2024 đạt gần 7,8 triệu tấn. (Nguồn hình ảnh: Internet)

Ấn Độ dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu, tình hình gạo Việt

Có thể thấy, dù Ấn Độ đã trở lại thị trường xuất khẩu vào ngày 28/09/2024 nhưng việc này cũng không gây ảnh hưởng quá nhiều lên giá lúa gạo Việt Nam. Thị trường gạo Việt Nam dù có một chút biến động nhưng giá gạo xuất khẩu vẫn đang trong mức cao và không có quá nhiều rủi ro, bởi giống lúa của Ấn Độ mang những đặc tính khác với giống lúa của Việt Nam.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho biết, “Việt Nam đã xuất khẩu 8,13 triệu tấn gạo trong năm 2023. Với tốc độ xuất khẩu 10 tháng qua và khả năng sản xuất trong nước thì xuất khẩu gạo sẽ đạt trên 8 triệu tấn. Vừa qua, Ấn Độ đã mở cửa xuất khẩu gạo trở lại và gạo 5% tấm có sự ảnh hưởng nhất định. Nhưng ở chuỗi giá trị gạo chất lượng cao, Việt Nam vẫn duy trì được giá xuất khẩu tương đối tốt".

Ở thời điểm hiện tại, ở một số quốc gia khác giá gạo xuất khẩu đang giảm mạnh, một số nước đã giảm xuống dưới 500USD/ tấn. Tuy nhiên, giá gạo Việt Nam vẫn có sự ổn định và không bị ảnh hưởng quá nhiều từ những tác động bên ngoài. So với hai đất nước luôn giữ vị thế xuất khẩu gạo hàng đầu trên thế giới, gạo Việt Nam có sự chênh lệch rõ rệt. Cụ thể, gạo 5% tấm của Việt Nam đang được bán với giá cao hơn gạo 5% tấm của Thái Lan 33 USD/tấn và cao hơn gạo cùng loại của Ấn Độ 67 USD/tấn. Điều này cho thấy chất lượng gạo Việt Nam đang được thị trường quốc tế đánh giá cao.

Những ảnh hưởng bên ngoài đã tác động đến giá gạo của Việt Nam, gây nên những biến động nhẹ theo xu hướng chung của thị trường quốc tế nhưng gạo Việt vẫn đang duy trì ở mức cao so với mặt bằng chung, đảm bảo được sự cân bằng giữa lợi ích của người nông dân với doanh nghiệp xuất khẩu.

Bên cạnh đó, tuy cùng chủng loại là gạo 5% nhưng theo các chuyên gia nhận định, gạo Việt Nam có sự nổi trội về độ thơm, dẻo và được hợp người tiêu dùng ưa chuộng hơn so với đối thủ cạnh tranh. Ngoài ra,  nhu cầu nhập khẩu gạo Việt Nam từ các quốc gia như Philippines, Trung Quốc và Indonesia,... dự kiến sẽ tăng cao trong những tháng cuối năm.

Ngành lúa gạo Việt Nam đã và đang gặt hái được nhiều thành công nhờ định hướng tập trung vào chất lượng thay vì số lượng. Việc chú trọng phát triển các loại gạo trắng, gạo thơm, gạo ST25, gạo dẻo… đã giúp gạo Việt Nam khẳng định được vị thế trên thị trường quốc tế, đặc biệt là tại các thị trường khó tính như Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc. Nhờ đó, việc Ấn Độ mở cửa trở lại thị trường gạo không gây ảnh hưởng đáng kể đến xuất khẩu gạo cao cấp của Việt Nam.

Để đưa gạo Việt Nam vươn xa hơn trên bản đồ xuất khẩu thế giới, các doanh nghiệp đang chủ động tìm kiếm cơ hội tại những thị trường mới nổi đầy tiềm năng như Trung Đông, Nam Mỹ và Châu Phi. Với nhu cầu nhập khẩu gạo ngày càng tăng của các quốc gia, xuất khẩu gạo Việt Nam dự kiến sẽ đạt mức kỷ lục mới, khoảng 8 triệu tấn, mang về hơn 5 tỷ USD, góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành trồng trọt.

Nhận xét cũng như dự báo về triển vọng xuất khẩu gạo cuối năm, ông Hoàng Trọng Thủy - Chuyên gia nông nghiệp nhận định, ngành xuất khẩu gạo sẽ tiếp tục đóng góp tích cực vào nền kinh tế. Do đó, trong bối cảnh hiện nay, các doanh nghiệp cần chủ động nắm bắt cơ hội, tận dụng tối đa các chính sách thương mại mới để tạo nền tảng phát triển bền vững trong tương lai. Việc thị trường quốc tế đang có nhu cầu lớn đối với gạo Việt Nam là một cơ hội đối với ngành lúa gạo nước ta, tạo tiền đề đẩy mạnh xuất khẩu gạo Việt ra các nước và xây dựng thương hiệu gạo Việt trên trường quốc tế.

Indonesia có thể sẽ không nhập khẩu gạo trong năm 2025

Tuy nhiên cũng có thể có sự biến động trong giá trị xuất khẩu gạo vào năm tới, thị trường gạo quốc tế ngày càng trở nên khốc liệt hơn. Các dự báo trong và ngoài nước cho thấy, việc duy trì đà tăng trưởng xuất khẩu gạo như năm 2024 sẽ là một bài toán khó đối với Việt Nam trong năm 2025.

Theo trang Reuters, Bộ trưởng Điều phối các vấn đề Lương thực Indonesia - ông Zulkifli Hasan mới đây đã tuyên bố rằng Indonesia có thể sẽ ngừng nhập khẩu gạo vào năm 2025.

Hạn hán năm 2023 đã gây ra những tác động tiêu cực đến ngành sản xuất lúa gạo của Indonesia, khiến hoạt động canh tác và thu hoạch bị trì hoãn. Sản lượng gạo năm 2024 của nước này ước tính giảm 2,43% xuống còn 30,34 triệu tấn. Điều này đã khiến nhu cầu nhập khẩu gạo của Indonesia tăng mạnh trong 2 năm qua, đạt mức hơn 3 triệu tấn mỗi năm và lên tới 3,6 triệu tấn trong năm 2024, theo số liệu từ Cục Thống kê Indonesia. Tuy nhiên, dưới sự chỉ đạo của Tổng thống Prabowo Subianto, Indonesia đang nỗ lực mở rộng diện tích trồng lúa từ 750.000 lên 1 triệu ha, nhằm hiện thực hóa mục tiêu tự chủ lương thực vào năm 2025. Ông Zulkifli Hasan, Bộ trưởng Điều phối các vấn đề Lương thực, tự tin khẳng định rằng nếu có nhập khẩu gạo trong năm tới, Indonesia cũng sẽ chỉ nhập một lượng rất nhỏ, tùy thuộc vào tình hình sản xuất trong nước.

Thêm vào đó, mặc dù Indonesia đang hướng tới mục tiêu tự chủ lương thực và ngừng nhập khẩu gạo trong năm 2025, nhưng theo ông Arief Prasetyo Adi, người đứng đầu Cơ quan lương thực quốc gia (Bapanas), gạo Việt Nam vẫn có cơ hội tiếp tục thâm nhập thị trường này. Bởi khách du lịch khi đến Indonesia và ngành du lịch khách sạn đặc biệt yêu thích một số loại gạo chuyên dụng đến từ Việt Nam. Tuy nhiên, hạn ngạch nhập khẩu gạo còn lại rất thấp. Indonesia có thể sẽ không cần nhập khẩu gạo nếu Bộ Nông nghiệp nước này thành công trong việc mở rộng diện tích trồng lúa thêm 750.000 ha và tăng sản lượng thêm 2,5 triệu tấn.

hat gao lang ta di ra the gioi hinh 6

Ông Arief Prasetyo Adi chia sẻ về ý định ngừng nhập khẩu gạo vào năm tới. (Nguồn hình ảnh: Tempo)

Trong danh sách các thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam, Indonesia hiện đang chiếm giữ vị trí thứ hai với vai trò vô cùng quan trọng. Cụ thể, quốc gia này đã nhập khẩu gần 1,09 triệu tấn gạo từ Việt Nam, tương đương với giá trị hơn 650 triệu USD. 

Điều này đồng nghĩa với việc Indonesia chiếm đến 14,02% tổng lượng gạo xuất khẩu và đóng góp 13,48% vào tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam. Việc Indonesia điều chỉnh chính sách nhập khẩu gạo vào năm 2025, dự kiến sẽ gây ra những tác động tiêu cực đáng kể đến kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam. Nếu nước này ngừng nhập khẩu, kim ngạch xuất khẩu gạo của nước ta có thể giảm sút nghiêm trọng, ước tính lên đến 700 triệu USD.

Nhóm PV

Tin mới

Nghị quyết Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Nghị quyết Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

(CLO) Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành Nghị quyết số 174/2024/QH15 của Quốc hội về Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.

Tin tức
Đà Lạt đứng đầu danh sách điểm đến du lịch nội địa dịp Tết Ất Tỵ 2025

Đà Lạt đứng đầu danh sách điểm đến du lịch nội địa dịp Tết Ất Tỵ 2025

(CLO) Đà Lạt và Bangkok dẫn đầu danh sách điểm đến trong nước và quốc tế được du khách Việt tìm kiếm nhiều nhất cho kỳ nghỉ Tết năm nay.

Du lịch
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp lãnh đạo tổ hợp Samsung Việt Nam

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp lãnh đạo tổ hợp Samsung Việt Nam

(CLO) Chiều 12/12, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp lãnh đạo tổ hợp Samsung Việt Nam do ông Choi Joo Ho, Tổng Giám đốc Samsung Việt Nam làm Trưởng đoàn.

Tin tức
Dự báo thời tiết ngày 13/12: Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ rét đậm

Dự báo thời tiết ngày 13/12: Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ rét đậm

(CLO) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn, ngày 13/12, Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa vài nơi, trời rét, vùng núi Bắc Bộ trời rét đậm, vùng núi rét đậm, rét hại. Bắc Trung Bộ có mưa, mưa rào rải rác và dông, cục bộ có nơi mưa vừa, mưa to…

Tin tức
Chủ tịch nước Lương Cường làm việc với Bộ Ngoại giao

Chủ tịch nước Lương Cường làm việc với Bộ Ngoại giao

(CLO) Chiều 12/12, tại Hà Nội, Chủ tịch nước Lương Cường đã tới thăm và làm việc với Bộ Ngoại giao.

Tin tức
Chia sẻ kinh nghiệm về bảo đảm an ninh tư tưởng ở Việt Nam trong điều kiện mới

Chia sẻ kinh nghiệm về bảo đảm an ninh tư tưởng ở Việt Nam trong điều kiện mới

(CLO) Chiều 12/12, tại Hà Nội, Học viện Báo chí và Tuyên truyền và Học viện Chính trị Công an nhân dân phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề “Vấn đề bảo đảm an ninh tư tưởng ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay”.

Nghề báo
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng Bí thư Đảng Phong trào Cánh tả Thống nhất Dominicana

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng Bí thư Đảng Phong trào Cánh tả Thống nhất Dominicana

(CLO) Chiều 12/12, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp thân mật đồng chí Miguel Mejia, Tổng Bí thư Đảng Phong trào Cánh tả Thống nhất (MIU), Bộ trưởng Bộ Chính sách Hội nhập Khu vực của Cộng hòa Dominicana đang thăm và làm việc tại Việt Nam.

Tin tức
Hội Nhà báo Phú Yên bồi dưỡng nghiệp vụ ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào hoạt động báo chí

Hội Nhà báo Phú Yên bồi dưỡng nghiệp vụ ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào hoạt động báo chí

(CLO) Ngày 12/12, tại TP Tuy Hòa, Hội Nhà báo Phú Yên phối hợp với Viện Báo chí - Truyền thông (Học viện Báo chí và Tuyên truyền) tổ chức hội nghị tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí, chuyên đề “Kỹ năng ứng dụng CNTT trong xây dựng các sản phẩm truyền thông đa phương tiện; ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) cho báo chí truyền thống và báo in”.

Công tác hội
Microsoft ra mắt tính năng chia sẻ tệp giữa iPhone và PC Windows 10/11

Microsoft ra mắt tính năng chia sẻ tệp giữa iPhone và PC Windows 10/11

(CLO) Microsoft ra mắt tính năng chia sẻ tệp giữa iPhone và PC Windows 10/11 qua ứng dụng Link to Windows, hỗ trợ hai chiều, dễ dàng và nhanh chóng, sắp có cho mọi người dùng.

Sức sống số
Các cơ quan báo chí chung tay hỗ trợ Chương trình xóa nhà dột nát tỉnh Quảng Ngãi

Các cơ quan báo chí chung tay hỗ trợ Chương trình xóa nhà dột nát tỉnh Quảng Ngãi

(CLO) Ngày 12/12, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Lễ hưởng ứng, ủng hộ chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, với sự chung tay đồng hành của nhiều cơ quan báo chí và tạp chí.

Nghề báo
Công chiếu phim 'Đội Điều Tra Số 7 mùa 2: Gương Mặt Vặn Vẹo'

Công chiếu phim 'Đội Điều Tra Số 7 mùa 2: Gương Mặt Vặn Vẹo'

(CLO) Chiều 12/12, tại Hà Nội, Điện Ảnh Công An Nhân Dân tổ chức họp báo công chiếu bộ phim “Đội Điều Tra Số 7 Mùa 2: Gương Mặt Vặn Vẹo”. Bộ phim được đạo diễn Đinh Tuấn Vũ xây dựng với nội dung đầy gay cấn, khắc họa hình ảnh người chiến sĩ công an tinh nhuệ, anh dũng.

Giải trí
Ứng dụng VTVgo được Google định danh là ứng dụng của Chính phủ

Ứng dụng VTVgo được Google định danh là ứng dụng của Chính phủ

(CLO) Ngày 12/12, Google vừa thực hiện thay đổi phân mục nhiều ứng dụng di động trên CH Play. Trong đó, ứng dụng VTVgo được định danh là ứng dụng của Chính phủ.

Nghề báo
Bướm vua có thể được đưa vào danh sách có nguy cơ tuyệt chủng

Bướm vua có thể được đưa vào danh sách có nguy cơ tuyệt chủng

(CLO) Mỗi mùa đông, hàng triệu con bướm vua thực hiện một hành trình dài hàng ngàn km qua Bắc Mỹ để đến các khu rừng và núi ở miền trung Mexico và trú đông ở đó.

Môi trường và cuộc sống
Báo Tuổi Trẻ tổ chức chương trình 'Phở yêu thương 2024' đến đồng bào vùng cao tỉnh Lào Cai

Báo Tuổi Trẻ tổ chức chương trình "Phở yêu thương 2024" đến đồng bào vùng cao tỉnh Lào Cai

(CLO) Ngày 12/12, với mong muốn chuỗi sự kiện "Ngày của phở 12-12" không chỉ là văn hóa, ẩm thực, mà còn gói vào đó sự yêu thương, sẻ chia, đong đầy tình cảm, báo Tuổi Trẻ phối hợp cùng Tỉnh Đoàn Lào Cai, huyện Bảo Yên tổ chức chương trình "Phở yêu thương 2024" tại Trường tiểu học và trung học cơ sở số 1 Phúc Khánh (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên).

Nghề báo
Phó Thủ tướng Lê Thành Long: Kiên quyết đấu tranh với những hành vi phản văn hóa, lệch chuẩn về văn hóa

Phó Thủ tướng Lê Thành Long: Kiên quyết đấu tranh với những hành vi phản văn hóa, lệch chuẩn về văn hóa

(CLO) Về thực hiện Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" trong năm 2025, Phó Thủ tướng Lê Thành Long yêu cầu chú trọng đổi mới nội dung, cách làm; kiên quyết đấu tranh với những hành vi phản văn hóa, lệch chuẩn về văn hóa. Tăng cường lồng ghép hiệu quả với các phong trào, chương trình, hoạt động về văn hóa và phát huy vai trò của các đoàn thể, tổ chức trong cộng đồng.

Tin tức
Sắp diễn ra Lễ trao giải thưởng Âm nhạc Việt Nam 2024

Sắp diễn ra Lễ trao giải thưởng Âm nhạc Việt Nam 2024

(CLO) Ban tổ chức cho biết, Lễ trao giải thưởng Âm nhạc Việt Nam năm 2024 sẽ được tổ chức tại Nhà hát thành phố Hải Phòng tối 15/12/2024, được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam.

Giải trí
Bình Luận

Tin khác

T&T Group trở thành cổ đông chiến lược của Vietravel Airlines 

T&T Group trở thành cổ đông chiến lược của Vietravel Airlines 

Với việc ký kết thành công hợp đồng chuyển nhượng cổ phần của Vietravel Airlines, T&T SuperPort, T&T Airlines (thành viên Tập đoàn T&T Group) và Quỹ BVIM đã chính thức trở thành cổ đông chiến lược của hãng hàng không du lịch Vietravel Airlines.  

Thị trường - Doanh nghiệp
8 năm liên tiếp PNJ vào top 50 công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam

8 năm liên tiếp PNJ vào top 50 công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam

(CLO) Năng lực quản trị xuất sắc và chiến lược kinh doanh bền vững giúp PNJ lần thứ tám liên tiếp vào top 50 công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam. 

Thị trường - Doanh nghiệp
Nam A Bank - Top 50 công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam năm 2024

Nam A Bank - Top 50 công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam năm 2024

(CLO) Nam A Bank (mã HoSE – NAB) vừa được vinh danh Top 50 Công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam năm 2024. Ngân hàng đã đáp ứng xuất sắc các tiêu chí dựa trên những kết quả tài chính vượt trội, công tác quản trị rủi ro hiệu quả và liên tục cải thiện chất lượng tài sản trong nhiều năm qua.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nóng trong người khi liên tục tiệc tùng cuối năm

Nóng trong người khi liên tục tiệc tùng cuối năm

Những ngày cuối năm, các bữa tiệc giáng sinh, tổng kết, tất niên diễn ra triền miên. Tham gia party liên tục khiến nhiều bạn trẻ nóng trong người do ảnh hưởng từ đồ uống có cồn, thức ăn cay nóng, chiên xào nhiều dầu mỡ.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ấn Độ sẵn sàng bỏ dầu Nga nếu giá tốt hơn

Ấn Độ sẵn sàng bỏ dầu Nga nếu giá tốt hơn

(CLO) Ấn Độ sẵn sàng từ chối nguồn dầu từ Nga nếu các quốc gia khác đưa ra mức giá hấp dẫn hơn.

Thị trường - Doanh nghiệp
Giá xăng tăng, dầu giảm nhẹ

Giá xăng tăng, dầu giảm nhẹ

(CLO) Trong kỳ điều chỉnh mới nhất, từ 15h hôm nay (12/12/), giá xăng tăng (trừ E5 RON 92) còn giá dầu tiếp tục giảm nhẹ.

Thị trường - Doanh nghiệp
Mùa vàng về trên cánh đồng '5 không' tại Vinamilk Green Farm

Mùa vàng về trên cánh đồng '5 không' tại Vinamilk Green Farm

Từ mảnh đất cằn cỗi, hoang sơ, giữa lòng Trang trại Vinamilk Green Farm (Tây Ninh) giờ đây là nơi cánh đồng lúa ST25 theo chuẩn organic Châu Âu đang vào độ chín vàng. “5 Không”- đó là cách doanh nghiệp đã biến vùng đất “khó” thành những vụ mùa bội thu.

Thị trường - Doanh nghiệp
Người sáng lập Amazon Jeff Bezos giữ mức lương cơ bản khiêm tốn trong suốt 20 năm

Người sáng lập Amazon Jeff Bezos giữ mức lương cơ bản khiêm tốn trong suốt 20 năm

(CLO) Với khối tài sản trị giá 246 tỷ USD, Jeff Bezos được xem là một trong những người giàu nhất thế giới. Điều bất ngờ là ông đã giữ mức lương tại Amazon chỉ vào khoảng 80.000 USD trong nhiều thập kỷ.

Thị trường - Doanh nghiệp
Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam đồng hành cùng Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X năm 2024

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam đồng hành cùng Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X năm 2024

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) hân hạnh đồng hành cùng Chương trình Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X năm 2024. Đây là một sự kiện văn hóa - du lịch đặc sắc nổi bật không chỉ của riêng thành phố Đà Lạt mà còn mang tầm quốc gia và đẳng cấp quốc tế.

Thị trường - Doanh nghiệp