(NB&CL) Kinh tế thế giới tiếp tục đối mặt với một cuộc khủng hoảng khác sau đại dịch... Trong bối cảnh đó, nền kinh tế Việt Nam phục hồi khá tốt, là đánh giá của chuyên gia kinh tế ngoài nước.
Kinh tế thế giới tiếp tục đối mặt với một cuộc khủng hoảng khác sau đại dịch, như xung đột chính trị giữa Nga - Ukraine, lạm phát đang lan ra toàn cầu, hay các vấn đề liên quan tới chuỗi cung ứng bị đứt gãy chưa thể phục hồi. Trong bối cảnh đó, nền kinh tế Việt Nam phục hồi khá tốt, là đánh giá của chuyên gia kinh tế ngoài nước.
Trong giai đoạn 2 năm (2020 - 2021), thế giới đã phải đối mặt với quá nhiều điều tồi tệ liên quan tới đại dịch COVID-19. Ngay cả trong thời điểm hiện tại, năm 2022, dịch bệnh đã được kiểm soát tại nhiều quốc gia, thế nhưng, hậu quả của dịch bệnh để lại vẫn còn rất lớn.
Nhiều quốc gia hậu đại dịch vẫn đang loay hoay tìm giải pháp phục hồi kinh tế. Thế nhưng, các giải pháp phục hồi kinh tế sau đại dịch đang trở nên “lạc hậu”, do thế giới đang bất ổn. Các cuộc xung đột chính trị tiếp tục giáng một đòn mạnh vào triển vọng phục hồi kinh tế toàn cầu.
Trao đổi với phóng viên Báo Nhà báo & Công luận, ông John Andre - chuyên gia nghiên cứu, giảng viên cao cấp tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU) nhận định: Thế giới đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng khác sau đại dịch, như xung đột chính trị giữa Nga - Ukraine, lạm phát đang lan ra toàn cầu, hay các vấn đề liên quan tới chuỗi cung ứng bị đứt gãy chưa thể phục hồi.
+ Thưa ông, gần đây, các tổ chức nghiên cứu kinh tế như Ngân hàng Thế giới, Quỹ tiền tệ Quốc tế, hay Ngân hàng Phát triển châu Á đều đã có động thái hạ triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Trong bối cảnh dịch bệnh đã không còn là yếu tố chính đe dọa, thì yếu tố nào đang ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình phục hồi kinh tế?
- Tôi không cho rằng, đại dịch không còn là mối lo ngại đe dọa tới nền kinh tế toàn cầu. Trên thực tế, mặc dù nhiều quốc gia đã kiểm soát được COVID-19, tuy nhiên nó vẫn tồn tại, và sẽ là mối nguy lớn nếu bùng phát hoặc xảy ra các biến chủng mới. Tuy nhiên, dịch bệnh không còn là mối lo chính đe dọa kinh tế thế giới.
Trong một báo cáo mới đây của McKinsey & Company, khảo sát từ tháng 9/2021 - tháng 7/2022, thì rủi ro tiềm năng cho tăng trưởng kinh tế thế giới đó chính là bất ổn, mâu thuẫn chính trị và lạm phát.
Ngoài ra, thế giới vẫn còn đối mặt với rất nhiều yếu tố khác, như thị trường chứng khoán nhiều quốc gia đang rơi tự do, mất kiểm soát giá cả hàng hóa. Đơn cử, lạm phát thực phẩm đã tăng 8,7%, giá dầu có thời điểm tăng tới 34%, lạm phát năng lượng hơn 28%, dầu ăn, kim loại cũng tăng,...
Các yếu tố khác như khủng hoảng chi phí sống, hay các vấn đề liên quan về tuyển dụng và thất nghiệp.
Ví dụ như các quốc gia trong Liên minh Châu Âu (EU) đang chịu hậu quả trực tiếp từ cuộc xung đột giữa Nga - Ukraine, làm giảm nguồn cung khí đốt, lạm phát tăng cao. Hoặc tình trạng dân cư xin tị nạn đang gia tăng.
Các quốc gia khác như Mỹ, Úc, Nhật Bản, New Zealand cũng đang đối mặt với tình trạng lạm phát tăng kỷ lục, và chi phí sống ngày càng tăng.
Trong các yếu tố đang tác động tiêu cực tới kinh tế toàn cầu, theo tôi, lạm phát đang là mối nguy lớn nhất. Và nhiều quốc gia đang phải tìm ra giải pháp để kìm hãm lạm phát.
+ Như ông đã chia sẻ, lạm phát đang là mối nguy lớn nhất. Vậy, điều gì đã khiến lạm phát “bùng nổ” trong thời gian qua?
- Trong rất nhiều phân tích đã chỉ ra rằng, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng lạm phát lan rộng ra toàn cầu. Ví dụ như xung đột giữa Nga - Ukraine khiến giá nhiên liệu, giá lương thực tăng phi mã. Hay chuỗi cung ứng vẫn đang bị đứt gãy,...
Tuy nhiên, cũng có một số nguyên nhân đến từ chính nội tại của các quốc gia đó. Đặc biệt, trong 2 năm đối mặt với đại dịch COVID-19, nhiều quốc gia đã mạnh tay hỗ trợ tiền mặt cho người dân, điều này đã khiến đồng tiền mất giá, gây ra lạm phát.
Ví dụ, tại Mỹ, trong giai đoạn 2020 - 2021, quốc gia này đã có nhiều giải pháp hỗ trợ phục hồi kinh tế. Như chính sách tăng trợ cấp thất nghiệp vào năm 2020, ban hành Luật chăm sóc với gói hỗ trợ lên tới 2.000 tỷ USD. Hoặc như năm 2021 ban hành Luật Kế hoạch giải cứu Mỹ Quốc, với gói hỗ trợ lên tới 1.900 tỷ USD.
Hậu quả, nguồn cung tiền tăng mạnh từ 4.000 tỷ USD lên 7.000 tỷ USD, và khiến lạm phát tăng mạnh nhất trong vòng 40 năm qua.
Tương tự, tại Liên minh châu Âu (EU) đã áp dụng rất nhiều gói hỗ trợ tiền mặt, từ 540 tỷ Euro cho quỹ khẩn cấp, 650 tỷ Euro cho vay và trợ cấp, 750 tỷ Euro cho gói phục hồi,... hậu quả, lạm phát đang tăng 9,8%.
+ Trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động như vậy, nhất là lạm phát đang “bùng nổ” trên toàn thế giới, vậy các “siêu cường” kinh tế thế giới đã lựa chọn công cụ gì, nhằm giảm thiểu thiệt hại, thưa ông?
- Theo ghi nhận, tôi thấy rằng, các “siêu cường” kinh tế đã lựa chọn các giải pháp liên quan tới việc điều hành chính sách tiền tệ, nhằm kiểm soát lạm phát. Các chính sách thuộc nhóm này có thể liên quan tới việc Ngân hàng Trung ương thiết lập lãi suất mới, yêu cầu vốn hóa cho các ngân hàng, cắt giảm nguồn cung tiền,...
Và thực tế, trong thời gian gần đây, các ngân hàng trung ương của các quốc gia như Mỹ, Canada, EU, Hàn Quốc đều đã tăng lãi suất cơ bản, để kiểm soát lạm phát.
Tuy nhiên, điều hành chính sách tiền tệ là vấn đề phức tạp ở mọi quốc gia, do đó cần có sự đan xen giữa chính sách khác như chính sách tài khóa, chính sách đầu tư - thương mại và chính sách tái cấu trúc nhằm đối phó với lạm phát.
Với chính sách liên quan tới việc điều hành tiền tệ, các ngân hàng trung ương đã điều chỉnh lãi suất cao hơn, làm giảm nhu cầu trong nền kinh tế, dẫn đến tăng trưởng kinh tế thấp hơn, lạm phát cũng nhờ đó mà thấp hơn.
Đồng thời, Ngân hàng trung ương kiểm soát lượng cung tiền. Bởi, chúng có mối liên hệ chặt chẽ giữa nguồn cung tiền và lạm phát. Do đó, kiểm soát nguồn cung tiền có thể kiểm soát lạm phát.
Một số chính sách tài khóa cũng là “công cụ” hiệu quả để kiểm soát lạm phát. Đơn cử như việc tăng thuế thu nhập, làm giảm áp lực chi tiêu và nhu cầu của người dân, từ đó lạm phát cũng giảm.
Trong các công cụ kiểm soát lạm phát, có thể lựa chọn giải pháp kiểm soát tiền lương và giá cả. Về mặt lý thuyết, công cụ này có thể giảm áp lực lạm phát. Tuy nhiên, chúng hiếm khi được sử dụng vì thường không hiệu quả.
+ Vậy ông đánh giá thế nào về các giải pháp phục hồi kinh tế của Việt Nam sau đại dịch COVID-19, cũng như các công cụ kiểm soát lạm phát trong thời gian qua?
- Tôi cho rằng, các giải pháp phục hồi kinh tế và kiểm soát lạm phát của Việt Nam tương đối tốt. Đặc biệt, trước bối cảnh thế giới phức tạp, sức ép lên điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng tại Việt Nam rất lớn trong việc điều hành lãi suất, tỷ giá, tín dụng… để đạt mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng sau đại dịch COVID-19.
Cụ thể, thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt với những phản ứng nhanh, vượt trội ngay từ khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát. NHNN ba lần liên tiếp giảm các mức lãi suất điều hành, là một trong các nước có mức giảm mạnh trong khu vực (-2%/năm).
Đồng thời, triển khai các giải pháp tín dụng để hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi COVID-19 như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ,... Tất cả những yếu tố này đã mang lại một số hiệu quả trong việc kiểm soát lạm phát và phục hồi kinh tế.
Dù vậy, Việt Nam cũng cần cẩn trọng một số vấn đề như thị trường vốn chưa phát triển, tỷ lệ tín dụng/GDP còn cao,....
(CLO) Chiều 5/4, trong khuôn khổ chương trình đại lễ giỗ Quốc Tổ Hùng Vương năm 2025, tại Khu di tích lịch sử - văn hóa Đại Hùng (phường Đậu Liêu, thị xã Hồng Lĩnh), lãnh đạo các huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đã trang trọng tổ chức lễ dâng lễ vật lên Đức Thủy tổ Kinh Dương Vương và các Vua Hùng.
(CLO) Khởi tố Quang Linh Vlog và Hằng Du mục cùng 3 bị can khác vì có dấu hiệu các hành vi sản xuất hàng giả là thực phẩm và lừa dối khách hàng, theo quy định tại Điều 193 và Điều 198 Bộ luật hình sự. Đây là hồi chuông cảnh tỉnh cho những hành vi quảng cáo sai sự thật, lừa dối người tiêu dùng.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn, ngày 6/4, Bắc Bộ và khu vực Thanh Hoá đến Huế nhiều mây, có mưa nhỏ, riêng vùng núi Bắc Bộ cục bộ có mưa to. Khu vực Đà Nẵng đến Bình Thuận và Nam Bộ ngày nắng nóng, chiều tối có mưa dông vài nơi.
(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đồng ý giao UBND tỉnh Bắc Giang là cơ quan chủ quản thực hiện Dự án đầu tư xây dựng cầu Vân Hà, kết nối xã Vân Hà, thị xã Việt Yên, tỉnh Bắc Giang với phường Hòa Long, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
(CLO) Ngày 4/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump chia sẻ một video về cuộc không kích gần đây vào lực lượng Houthi với dòng chú thích: "Họ sẽ không bao giờ đánh chìm tàu của chúng ta nữa".
(CLO) Ngày 05/4/2025, Cơ quan CSĐT Công an Nghệ An đã khởi tố vụ án hình sự: “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” làm 01 người tử vong. Đối tượng sau khi gây tai nạn, điều khiển xe ô tô bỏ chạy và liên tiếp gây ra nhiều vụ tai nạn khiến 1 người tử vong, 2 người bị thương
(CLO) Ngày 5/4, truyền thông nhà nước Triều Tiên đưa tin nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã trực tiếp thử nghiệm một khẩu súng bắn tỉa mới được phát triển, trong chuyến thị sát một đơn vị đặc nhiệm.
(CLO) Ngày 5/4/2025, tại Trung tâm Thông tin văn hóa Hồ Gươm (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội phối hợp cùng họa sỹ Bùi Văn Toản tổ chức triển lãm nghệ thuật tranh kính vỡ với chủ đề "Sáng trong ngọc kính". Triển lãm trưng bày 08 tác phẩm tranh nghệ thuật, giới thiệu chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng các vị Tổng Bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam qua các thời kỳ từ năm 1945 đến nay.
(CLO) Liên minh châu Âu chuẩn bị áp mức phạt hơn 1 tỷ USD đối với nền tảng X của tỷ phú Elon Musk, do vi phạm nghiêm trọng các quy định về nội dung và thông tin sai lệch.
(CLO) Hôm 4/4, ba nhà máy hóa chất tại Nga đồng loạt gặp sự cố khẩn cấp, khiến ít nhất ba người bị thương và hai cơ sở phải ngừng hoạt động do mất điện.
(CLO) Hôm 4/4, SpaceX của Elon Musk, United Launch Alliance (ULA) và Blue Origin của Jeff Bezos đã giành được các hợp đồng phóng tên lửa từ Lực lượng Không gian Hoa Kỳ với tổng trị giá 13,5 tỷ USD.
(CLO) Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã đấu tranh làm rõ dấu hiệu vi phạm quy định về khai thác tài nguyên (cát) của Công ty Cổ phần khoáng sản Thiên An Phát và các đơn vị có liên quan, khởi tố 4 đối tượng.
(CLO) Giữa phố thị tấp nập, làng Định Công (quận Hoàng Mai, Hà Nội) vẫn giữ cho mình nét trầm mặc với nghề đậu bạc truyền thống – một trong bốn nghề tinh hoa từng làm nên tên tuổi đất Thăng Long xưa. Những người thợ nơi đây, qua bao thế hệ, vẫn miệt mài bên bàn nguội, hun đúc niềm đam mê và chung tay giữ lấy một phần hồn cốt của làng nghề Việt.
(CLO) Sáng ngày 5/4, tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Hội thảo quốc tế về “Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc “Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ” trong lĩnh vực đầu tư” đã khai mạc.
(CLO) Ngày 5/4, theo Sở Tài chính Hải Dương, tỉnh này đã tạm dừng chi 113,3 tỷ đồng mua sắm tài sản, trang thiết bị làm việc, nhằm tiết kiệm, chống lãng phí trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính,
(CLO) Bằng những kinh nghiệm nhiều năm "tác chiến", những cơ duyên được học hỏi từ các chuyên gia trên thế giới cùng thực tiễn đào tạo các phóng viên ảnh, nhà báo Nguyễn Tiến Anh Tuấn - Phó Ban Thư ký toà soạn, Trưởng khối nội dung Media - Báo Dân trí- đã đưa ra nhiều quan điểm, nhiều câu chuyện thực tế hữu ích xung quanh chủ đề này trong bài viết gửi báo Nhà báo và Công luận.
(CLO) Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tính đến hết quý I/2025, ước giải ngân đầu tư công đạt 9,53% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, thấp hơn cùng kỳ năm 2024 đạt 12,27%.
(CLO) Theo đại diện Bộ Công Thương, hàng hóa Việt Nam xuất sang Hoa Kỳ chủ yếu là cạnh tranh với các nước thứ ba, không cạnh tranh trực tiếp với doanh nghiệp Hoa Kỳ trên thị trường Hoa Kỳ.
(CLO) Ngày 4/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nam Định tổ chức hội nghị cho ý kiến về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, công tác xây dựng Đảng quý I, nhiệm vụ trọng tâm quý II và một số nội dung quan trọng khác.
(CLO) Thương vụ, Đại sứ Quán Việt Nam tại Hoa Kỳ vừa có văn bản gửi Vụ Phát triển thị trường nước ngoài, Bộ Công Thương về việc Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump Trump đã ban hành Sắc lệnh về thuế đối ứng áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ.