(NB&CL) Phải mất một thời gian dài để thế giới thừa nhận một thực tế rằng, biến đổi khí hậu do con người tạo ra đang đẩy chúng ta vào một cuộc khủng hoảng. Giờ chúng ta không thể lãng phí thêm thời gian cho những thay đổi mang tính toàn cầu, nếu muốn “tương lai có thể sống được”.
Những đàn chim nhạn và mòng biển sà xuống Đảo Wallasea trên bờ biển phía Đông nước Anh, tìm kiếm thức ăn giữa những ngọn cỏ xù lên bởi gió biển mùa hè. Bên cạnh tiếng gió và tiếng chim, còn lại thật yên tĩnh - một khung cảnh yên bình dường như đã tồn tại trong nhiều thế kỷ. Tuy nhiên, 5 năm trước, chúng không hề tồn tại ở vùng đất ngập nước này.
Thiên nhiên đã được hồi sinh trên Đảo Wallasea, phía Đông nước Anh. Ảnh: Getty
Bùn đất và thảm thực vật mà những con chim đang đậu trên Đảo Wallasea thực ra đến từ các đường phố ở London. Vào năm 2015, từ một dự án đường sắt, người ta đã xúc hơn 3 triệu tấn đất bùn dưới thủ đô để tôn tạo bờ biển của hạt Essex, cách đó 50 dặm về phía Đông. Vào mùa hè năm 2019, những chiếc cần cẩu hạng nặng đã tiếp tục đem tất cả những gì thuộc về con người ra khỏi nơi đây, để trả lại hoàn toàn vùng đất này cho thiên nhiên.
Đảo Wallasea là vùng đất ngập nước ven biển được phục hồi lớn nhất ở châu Âu, một điển hình của phong trào ngày càng phát triển nhằm “tái tạo lại” đất và trả nó lại như trước khi con người bắt đầu khai thác nó hàng thiên niên kỷ trước. Nó tốt cho những con chim. Nó cũng ngày càng được hiểu là rất quan trọng để đảm bảo một thế giới thân thiện với con người.
Vậy câu chuyện trên thực sự có ý nghĩa gì? Khi nước tràn vào và ra khỏi các bãi bùn, đầm lầy được phục hồi tại Wallasea, carbon dioxide (CO2) sẽ bị hấp thụ và lưu trữ dưới đó, thay vì thoát ra khí quyển góp phần vào sự nóng lên toàn cầu. Rob Field - một nhà khoa học ở Wallasea giải thích: “Những mảnh lá phân hủy và rong biển trôi đến bờ biển. Khi nó đến đầm lầy, carbon rơi ra khỏi trạng thái huyền thủy và được lưu trữ ở đó, trong lớp bùn dày”.
Các nhà sinh thái học cho biết những vùng đất ngập nước ven biển như thế có khả năng giữ carbon nhanh hơn 40 lần so với mỗi ha rừng. Nhưng trong hơn 400 năm qua, đất trồng trọt, sự xâm lấn biển của con người và cả mực nước biển dâng cao (phần lớn cũng do con người gây ra) đã cùng nhau phá hủy 91% môi trường sống đất ngập nước trên bờ biển Essex. Tính trên toàn cầu, 35% diện tích đất ngập nước toàn cầu đã bị phá hủy từ năm 1975 đến 2015 - theo Liên Hợp Quốc.
Các nhà khoa học cho rằng đã quá muộn để ngăn chặn thảm họa biến đổi khí hậu chỉ bằng cách giảm phát thải khí nhà kính. Vấn đề không chỉ là loại bỏ nhanh chóng các nhiên liệu hóa thạch, mà thế giới còn cần triển khai các công nghệ để hút bớt một lượng lớn carbon dioxide đã có trong khí quyển. Và nhiều người tin rằng phục hồi thiên nhiên là cách rẻ và đơn giản nhất để làm điều đó. Các lựa chọn khác bao gồm máy móc hay công nghệ. Nhưng chúng cần đến nghiên cứu, tiền bạc và thời gian để có thể được sử dụng trên quy mô lớn.
Những lời kêu gọi là chưa đủ
Ở châu Âu, ý tưởng mang thiên nhiên trở lại và chống lại biến đổi khí hậu đã được hưởng ứng mạnh mẽ. Hàng chục dự án tái tạo đã xuất hiện trên khắp lục địa già. Người châu Âu đang hồi sinh các môi trường sống ven biển như Wallasea ở Anh, tái tạo vũng lầy than bùn ở Đức và trồng lại rừng ở Cao nguyên Scotland. Các dự án không chỉ cô lập carbon mà còn tăng cường đa dạng sinh học, giúp đất đai thích ứng với khí hậu, qua đó ngăn chặn lũ lụt và cháy rừng.
Hệ thống máy lọc CO2 trực tiếp từ không khí của Công ty Climeworks Thụy Sĩ. Ảnh: GI
Thực ra, lợi ích từ việc hồi sinh môi trường sống ven biển tốt hơn nhiều so với việc chỉ trồng rừng đơn thuần. Từ năm 2005 đến năm 2015, độ che phủ rừng của châu Âu tăng tương đương 1.900 sân bóng đá mỗi ngày, do EU đã chi vài tỷ euro cho các dự án này. Tuy nhiên, chúng dường như không quá hiệu quả. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng việc trồng các loại cây không đặc hữu quy mô lớn ở Canada và Trung Quốc đã làm xáo trộn các hệ sinh thái tự nhiên, làm trầm trọng thêm các trận cháy rừng và làm cạn kiệt mực nước ngầm.
Timon Rutten - người đứng đầu Rewilding Europe, một tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại Hà Lan cho biết: “Tôi nghĩ các chính trị gia thích trồng cây vì đó là một hành động rất rõ ràng và đơn giản. Nhưng tái tạo các vùng đất than bùn, đất ngập nước và đồng cỏ cũng tốt hoặc đôi khi còn tốt hơn cho việc hấp thụ carbon”.
Việc các quốc gia Bắc Âu bảo vệ những vùng đất than bùn rộng lớn của mình đang mang lại lợi ích lớn trong việc giảm thiểu biến đổi khí hậu. Các loài thực vật mọc trên bề mặt của vùng đất than bùn hấp thụ khí carbon khi chúng lớn lên. Khi chúng chết đi, thực vật phân hủy không thải carbon trở lại khí quyển mà bị chôn vùi trong các vũng lầy ngập nước, nén lại thành một lớp than bùn mới.
Những môi trường sống dạng này bao phủ chỉ khoảng 3% diện tích địa cầu, nhưng lại chứa nhiều carbon dự trữ hơn tất cả các loại thảm thực vật khác trên trái đất cộng lại. Chúng hấp thụ 370 triệu tấn CO2 mỗi năm. Nhưng 15% diện tích đất than bùn trên thế giới đã bị rút cạn để sử dụng cho nông nghiệp, hoặc chính là để lấy than bùn làm nhiên liệu cho sinh hoạt hoặc phục vụ cho các nhà máy nhiệt điện, thải ra khí CO2 trong quá trình này. Chưa hết, lớp đất than bùn khô cạn bị bỏ lại sau đó giải phóng carbon dự trữ vào khí quyển.
Hiện, đã có hàng chục công ty đang phát triển công nghệ thu giữ và lưu trữ carbon (CCS), trong đó sử dụng máy móc trong các quy trình hóa học để lọc CO2 ra khỏi không khí. Ví dụ, Công ty khởi nghiệp Thụy Sĩ Climeworks, loại bỏ CO2 từ không khí tại các nhà máy ở Ý, Thụy Sĩ và Iceland, với chi phí từ 500 đến 600 USD cho mỗi tấn CO2. Sau đó, nó được bán để sử dụng trong trang trại nhà kính (cây cần CO2 để hấp thụ), sản xuất soda và sản xuất nhiên liệu sinh học, hoặc được lưu trữ sâu dưới lòng đất.
Dẫu vậy, việc phục hồi theo cách tự nhiên kể trên - ít nhất là tại thời điểm này vẫn rẻ hơn và thiết thực hơn nhiều. Ví dụ, phục hồi đất than bùn có thể thu giữ một tấn CO2 mỗi năm với giá khoảng 16 USD, chỉ bằng khoảng từ 5 đến 7% giá thành so với việc sử dụng máy móc và công nghệ.
Câu chuyện đến đây chưa phải đã kết thúc. Các chương trình phục hồi thiên nhiên, đặc biệt do tư nhân thực hiện, đôi khi lại phản tác dụng hoặc gây ra bất đồng với người dân địa phương. Bởi vậy dù bằng giải pháp nào, cuộc chiến chống biến đổi khí hậu chỉ có thể thành công nếu có sự chung tay của mọi người trong cộng đồng, cũng như giữa các quốc gia trên thế giới.
(CLO) Sau khi gây thương tích nghiêm trọng cho một nam thanh niên tại TP Vinh (Nghệ An), nhóm đối tượng nhanh chóng bỏ trốn vào các tỉnh phía Nam. Tuy nhiên, bằng biện pháp nghiệp vụ và quyết tâm truy bắt, lực lượng Cảnh sát hình sự Nghệ An đã tóm gọn toàn bộ nhóm đối tượng này.
(CLO) Vì gia đình đi ngoại tỉnh làm ăn nên có gửi cháu A. cho Nay Phir nhờ chăm sóc. Tuy nhiên, người đàn ông hơn 60 tuổi này đã có hành vi đồi bại với cháu A. khi nạn nhân mới 5 tuổi.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn, ngày 4/4, nhiệt độ cao nhất ở khu vực Nam Bộ là 33-36 độ, có nơi trên 36 độ với độ ẩm tương đối thấp. Nắng nóng ở Nam Bộ và TP HCM có khả năng kéo dài trong những ngày tới, nhiệt độ thực tế ngoài trời còn có thể cao hơn dự báo khoảng 2-4 độ.
(CLO) Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nêu rõ yêu cầu đối với các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương phải đẩy mạnh hơn nữa tiến độ giải ngân vốn đầu tư công. Giải ngân nhanh, nhưng phải bảo đảm chặt chẽ, đúng quy định, quy trình, không để phát sinh tiêu cực, lãng phí.
(CLO) Giới chức Hàn Quốc vừa lập kỷ lục về vụ bắt giữ ma túy lớn nhất nước này khi thu giữ khoảng 2 tấn cocain trên một tàu hàng nước ngoài neo đậu tại cảng Gangneung.
(CLO) Sáng 3/4 (theo giờ địa phương), tại Tòa nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan đã chủ trì Lễ đón Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam thăm chính thức Armenia. Ngay sau lễ đón, hai Chủ tịch Quốc hội đã tiến hành hội đàm.
(CLO) Hàng trăm tư liệu, hiện vật đặc biệt trong những năm tháng chiến đấu được các cựu binh sưu tầm, trưng bày nhân dịp kỷ niệm 60 năm chiến thắng Hàm Rồng tại Khu tưởng niệm 64 giáo viên, học sinh hy sinh trên công trường đắp đê sông Mã.
(CLO) Công an TP HCM thống kê, hiện nay có hơn 119.000 học viên đang chờ sát hạch, trong đó có hơn 47.000 ô tô, hơn 71.000 mô tô. Công an TP HCM sẽ thực hiện công tác sát hạch ngay khi Cục Cảnh sát giao thông (CSGT) triển khai.
(CLO) Công an tỉnh Quảng Nam răn đe 01 trường hợp đăng tải tin bài sai sự thật liên quan cái chết của hai người con ruột trong một gia đình tại thị trấn Hà Lam.
(CLO) Nhiều chương trình biểu diễn nghệ thuật sẽ diễn ra tại trung tâm các quận huyện của Thủ đô trong dịp kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
(CLO) Ngày 3/4, được tin đồng chí Đại tướng Khamtay Siphandone, nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước, nguyên Thủ tướng nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào từ trần, Tổng Bí thư Tô Lâm đã dẫn đầu đoàn lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước Việt Nam sang viếng đồng chí Khamtay Siphandone.
(CLO) Lực lượng chức năng đang làm rõ nguyên nhân xảy ra vụ cháy xảy ra vào chiều nay tại nhà hàng Bò Tơ Quán Mộc trên đường Lưu Hữu Phước (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội).
(NB&CL) Xúc động, biết ơn - đó là cảm xúc của người dân Myanmar cũng như giới chức nước này trước những nỗ lực chung tay cùng hỗ trợ trong thảm họa của Việt Nam. Trước đó, chiều ngày 30/3 - chưa đầy 2 ngày sau thảm họa tại Myanmar, đội cứu hộ của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an Việt Nam gồm 106 người cùng hàng cứu trợ đã hạ cánh xuống sân bay Yangon.
(CLO) Chính phủ của tân Thủ tướng Canada Mark Carney đã có động thái đáp trả mạnh mẽ đối với chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Không chỉ gây ra khó khăn cho Mỹ, mà động thái còn cho thấy Canada sẽ không khuất phục trước sức ép của ông Trump.
(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump đã “bật đèn xanh” cho chương trình tiêm kích F-47, chiếc máy bay mà ông mô tả rằng “đáng gờm nhất từng được chế tạo”. Vậy F-47 mạnh cỡ nào, nhất là khi so sánh với so với những máy bay tàng hình mà Nga và Trung Quốc đang phát triển?
(CLO) Ngày 24/3 vừa rồi, vòng đàm phán thứ hai giữa Nga và Mỹ đã diễn ra tại Riyadh (Ả Rập Xê Út), nơi chứng kiến vai trò ngoại giao con thoi của Mỹ nhằm tìm kiếm tiếng nói chung giữa Nga và Ukraine.
(CLO) “Ngừng bắn” có lẽ là từ khóa được truyền thông và giới chuyên gia nhắc đến nhiều nhất trong những ngày gần đây. Câu hỏi được đặt ra ở đây là các bên trong cuộc xung đột sẽ kiểm soát quá trình này như thế nào?
(CLO) Việc Trung Quốc ngày càng mở rộng ảnh hưởng và tăng cường đầu tư vào các mỏ tại châu Phi đang làm dấy lên lo ngại ở Mỹ về nguy cơ thất thế trong cuộc đua giành khoáng sản quan trọng ở châu lục này.
(CLO) Một cuộc chiến tranh hạt nhân do AI khởi xướng nghe có vẻ giống trong phim khoa học viễn tưởng. Nhưng nhiều nhà khoa học và chính trị gia hàng đầu thế giới cho rằng không phải vậy.
(CLO) Cộng đồng quốc tế đã kỳ vọng nhiều hơn vào cuộc điện đàm thứ hai giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ và Nga so với cuộc điện đàm đầu tiên. Điều này được thúc đẩy bởi sự lạc quan trong mối quan hệ Mỹ-Nga và diễn biến các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Ukraine tại Ả Rập Xê Út.
(CLO) Trung Quốc đang nỗ lực phát triển máy bay thân rộng để cạnh tranh với Airbus và Boeing, dù kế hoạch của Bắc Kinh có thể phụ thuộc vào sự hợp tác từ các nhà quản lý và nhà cung cấp phương Tây.
(CLO) Việc tăng cường chi tiêu quốc phòng ồ ạt trên khắp châu Âu có thể đạt được những gì mà các chính phủ không làm nổi trong nhiều năm: khởi động nền kinh tế trì trệ, gieo mầm cho những đổi mới và tạo ra các ngành công nghiệp mới.