(CLO) HĐND TP Hà Nội họp xem xét bổ sung kế hoạch đầu tư công và bố trí vốn năm 2022 đối với 10 dự án xây dựng cơ bản tập trung cấp Thành phố. Đây là những dự án trọng điểm, cấp bách, đủ điều kiện để bổ sung triển khai, thực hiện trong năm 2022.
Sáng 8/4, tại Hội trường HĐND - UBND TP, HĐND TP Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 đã khai mạc Kỳ họp thứ 4 (Kỳ họp chuyên đề) để xem xét, quyết nghị một số nội dung trong thẩm quyền.
Phát biểu khai mạc kỳ họp, Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn nhấn mạnh, những tháng đầu năm 2022, Thành phố và cả nước tiếp tục triển khai các giải pháp “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”, Thành phố đã bước qua đỉnh dịch, số ca mắc giảm mạnh, các mục tiêu của hoạt động phòng chống dịch được đảm bảo, kiểm soát tốt tỷ lệ chuyển nặng, đảm bảo năng lực tiếp nhận của hệ thống y tế, tập trung khôi phục và phát triển kinh tế xã hội.
Bên cạnh đó, Thành phố đồng thời triển khai nhiều nhiệm vụ quan trọng khác như: Tổng kết thực hiện Nghị quyết số 11 của Bộ Chính trị và đề xuất ban hành Nghị quyết mới về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô giai đoạn 2021-2030, định hướng đến năm 2045; Triển khai lập Quy hoạch Thành phố, Điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Tổng kết thi hành Luật Thủ đô và hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng sửa đổi Luật; Hoàn thiện hồ sơ trình Chính phủ, Quốc hội về chủ trương đầu tư dự án đường Vành đai 4...
Theo ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Chủ tịch HĐND TP Hà Nội cho biết, kỳ họp chuyên đề của HĐND TP lần này nhằm kịp thời xem xét, quyết định một số vấn đề lớn, quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố.
Cụ thể, HĐND TP sẽ xem xét và quyết định về Kế hoạch đầu tư xây dựng, cải tạo trường học công lập đạt chuẩn quốc gia, nâng cấp hệ thống y tế và tu bổ, tôn tạo di tích giai đoạn 2021-2025 và các năm tiếp theo, bổ sung Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025 và phân bổ vốn thuộc kế hoạch đầu tư công cấp Thành phố năm 2022 gồm 02 nội dung.
Thứ nhất, là tăng cường nguồn lực đầu tư cho 03 lĩnh vực: giáo dục, y tế, văn hóa, nhằm cụ thể hóa các mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII, Nghị quyết XVII Đảng bộ Thành phố, Chương trình công tác số 06, 08 của Thành ủy và phù hợp với Phương hướng nhiệm vụ phát triển Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã được Ban Thường vụ Thành ủy báo cáo Bộ Chính trị.
Thứ hai, là bổ sung kế hoạch đầu tư công và bố trí vốn năm 2022 đối với 10 dự án xây dựng cơ bản tập trung cấp Thành phố. Đây là những dự án trọng điểm, cấp bách, đủ điều kiện để bổ sung triển khai, thực hiện trong năm 2022.
Bên cạnh đó, HĐND TP cũng sẽ xem xét, thông qua chủ trương đầu tư, điều chỉnh chủ trương đầu tư một số dự án đầu tư công của Thành phố, trong các lĩnh vực: giáo dục và đào tạo, hạ tầng giao thông, bảo vệ môi trường, đê điều, thủy lợi, nông nghiệp...
Đây là những dự án quan trọng thuộc Kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021-2025 đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo những vấn đề dân sinh tại các quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố.
Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Ngọc Tuấn phát biểu khai mạc kỳ họp
Cùng với đó, xem xét và quyết định các biện pháp đẩy nhanh tiến độ đầu tư, tập trung xử lý các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai trên địa bàn Thành phố. Đây là nội dung rất quan trọng, là vấn đề lớn, vấn đề khó, có tính lịch sử, tồn tại qua nhiều giai đoạn, trong bối cảnh các quy định pháp luật có sự thay đổi qua từng thời kỳ.
Với quan điểm là tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, tập trung xử lý, giải quyết dứt điểm tình trạng các dự án chậm tiến độ, chậm triển khai nhằm cải thiện môi trường đầu tư, khai thác tối đa các nguồn lực cho phát triển Kinh tế xã hội; Thiết lập kỷ cương trong quản lý dự án và quản lý, sử dụng đất đai, Ban Thường vụ Thành ủy đã chỉ đạo UBND TP kiểm tra, rà soát, phân loại các dự án đầu tư vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai trên địa bàn Thành phố, trên cơ sở đó, UBND TP phối hợp Thường trực HĐND TP chuẩn bị hồ sơ để trình HĐND TP ban hành Nghị quyết chuyên đề về các biện pháp đẩy nhanh tiến độ, tập trung xử lý các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai.
“Dự thảo Nghị quyết được tổng hợp từ kết quả giám sát, tái giám sát của HĐND, Thường trực HĐND Thành phố và qua thực tiễn công tác rà soát, kiểm tra, thanh tra của UBND TP và tiếp thu các ý kiến của Thường trực, Ban Thường vụ Thành ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ TP”, Chủ tịch HĐND TP nêu rõ.
Cũng tại kỳ họp này, HĐND TP tiến hành công tác nhân sự thuộc thẩm quyền để kiện toàn Ủy viên UBND TP đối với chức danh Chánh Văn phòng UBND TP để bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo điều hành kịp thời, thông suốt của UBND TP.
UBND TP cũng đã gửi báo cáo HĐND TP về kết quả thực hiện Nghị quyết số 15 ngày 05/12/2018 của HĐND TP về Quy hoạch bến xe, bãi đỗ xe, trung tâm tiếp vận và trạm dừng nghỉ trên địa bàn TP Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Báo cáo về Đồ án Quy hoạch chung không gian xây dựng ngầm đô thị trung tâm TP Hà Nội đến 2030 và tầm nhìn đến 2050 để các đại biểu HĐND TP theo dõi và giám sát việc tổ chức thực hiện...
(CLO) Malaysia và nhiều nước trong khu vực hoan nghênh và đánh giá cao Tổng Bí thư Tô Lâm có cuộc điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, đồng thời bày tỏ nhất trí và ủng hộ cách tiếp cận của Việt Nam trong vấn đề này.
(CLO) Trong một căn phòng sang trọng ở quận Gangnam, Seoul, những đứa trẻ mới 4 tuổi đang cặm cụi viết những bài luận tiếng Anh gồm 5 đoạn trong vòng 15 phút.
(CLO) Ngày 6/4, Triều Tiên lần đầu tiên tổ chức lại Giải Marathon Quốc tế Bình Nhưỡng sau 6 năm gián đoạn, với sự góp mặt của khoảng 200 vận động viên nước ngoài.
(CLO) Một chiếc trực thăng chữa cháy đã rơi vào chiều 6/4 khi đang tham gia khống chế cháy rừng ở thành phố Daegu, phía đông nam Hàn Quốc, khiến phi công điều khiển thiệt mạng.
(CLO) Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn cho rằng quyết định áp thuế đối ứng với hàng hóa Việt Nam ở mức 46% của Hoa Kỳ là không phù hợp với thực tế hợp tác kinh tế - thương mại song phương và không phản ánh đúng tinh thần quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ, ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ kinh tế, thương mại đang phát triển tốt đẹp giữa hai nước.
(CLO) Chiều 6/4/2025, tại Hà Nội đã diễn ra buổi họp báo công bố cuộc thi Hoa hậu Biển Đảo Việt Nam 2025, đánh dấu sự trở lại đầy ấn tượng sau thành công của mùa giải đầu tiên vào năm 2022.
(CLO) Hơn 2 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam tháng 3 này đã giúp nâng tổng lượng khách trong quý I/2025 của cả nước đạt trên 6 triệu lượt, cao nhất từ trước đến nay (tăng 29,6% so với quý I/2024).
(CLO) Ngày 6/4, đoàn lãnh đạo, đại biểu, nghệ nhân dân gian thành phố Việt Trì và huyện Yên Lập là hai địa phương có đội thi đoạt giải Nhất Hội thi “Gói, nấu bánh chưng và giã bánh giầy” năm 2024 tổ chức dâng 18 cặp bánh chưng, bánh giầy lên các Vua Hùng.
(CLO) Nhiều xe máy chạy ngược chiều trên cầu vượt 550 (Bình Dương) bất chấp ô tô đang lưu thông. Vụ việc khiến các tài xế bức xúc, dùng điện thoại quay lại và đề nghị cơ quan chức năng xử lý nghiêm.
(CLO) Sau 3 ngày công chiếu, bộ phim “Địa đạo” của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên với sự góp mặt của diễn viên Thái Hoà đang dẫn đầu phòng vé Việt với doanh thu 50 tỷ đồng.
(CLO) Dính “lùm xùm” vụ kẹo rau khiến Hoa hậu Nguyễn Thúc Thuỳ Tiên bị tạm hoãn xuất cảnh, sự việc đang gây xôn xao dư luận Thái Lan – nơi cô đăng quang Miss Grand International 2021.
(CLO) Hùng Vương – biểu tượng quốc tổ của dân tộc Việt Nam, được xem là vị vua đầu tiên lập nên nhà nước Văn Lang – vương triều huyền thoại mở đầu cho lịch sử dân tộc.
(CLO) Trong năm 2025, Quảng Ninh sẽ mở thông tuyến du lịch từ vịnh Hạ Long sang vịnh Lan Hạ, góp phần gia tăng trải nghiệm, góp phần thu hút thêm khoảng 500.000 lượt khách trong năm nay.
(CLO) Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ra tuyên bố chấn động vào ngày 5/4: hủy bỏ toàn bộ thị thực hiện có và ngừng cấp mới cho công dân Nam Sudan.
(CLO) Malaysia và nhiều nước trong khu vực hoan nghênh và đánh giá cao Tổng Bí thư Tô Lâm có cuộc điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, đồng thời bày tỏ nhất trí và ủng hộ cách tiếp cận của Việt Nam trong vấn đề này.
(CLO) Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn cho rằng quyết định áp thuế đối ứng với hàng hóa Việt Nam ở mức 46% của Hoa Kỳ là không phù hợp với thực tế hợp tác kinh tế - thương mại song phương và không phản ánh đúng tinh thần quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ, ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ kinh tế, thương mại đang phát triển tốt đẹp giữa hai nước.
(CLO) Thứ trưởng thường trực Bộ VHTT&DL Lê Hải Bình cho biết, sắp tới sẽ tiến hành sửa đổi, bổ sung Luật Quảng cáo; trong đó, dự định tăng chế tài liên quan đến mức xử phạt hoặc cấm không cho quảng cáo, thậm chí có biện pháp hạn chế hoạt động nghệ thuật và hạn chế xuất hiện trên truyền thông, mạng xã hội đối với người nổi tiếng và các nghệ sĩ tham gia quảng cáo sai sự thật.
(CLO) Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thị Hà cho biết, khi thực hiện mô hình chính quyền hai cấp, các thủ tục hành chính trước đây được thực hiện ở cấp huyện sẽ do cấp xã trực tiếp thực hiện.
(CLO) Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài, một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực như: Máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc, thiết bị dụng cụ, phụ tùng khác; dệt may, da giày…; phần sản phẩm xuất khẩu vào Hoa Kỳ thuộc lĩnh vực chế biến, chế tạo đối mặt nguy cơ giảm kim ngạch xuất khẩu.
(CLO) Dự thảo Nghị quyết của HĐND TP Hà Nội đang được lấy ý kiến, cho phép tận dụng công trình tài sản công như trụ sở cơ quan đã di dời, cơ sở sản xuất bỏ hoang hay hạ tầng chưa sử dụng để phát triển trung tâm công nghiệp văn hóa.
(CLO) Về ứng phó với các chính sách của các nước, nhất là thuế quan đối ứng của Hoa Kỳ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu rõ tinh thần chung là không hoảng hốt, hoang mang, lo sợ mà giữ vững bản lĩnh, trí tuệ, bình tĩnh xử lý chủ động, sáng tạo, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, nắm chắc tình hình, đề ra kế hoạch, giải pháp cả trước mắt và lâu dài, cả trực tiếp và gián tiếp, cả thuế quan và phi thuế quan, thương mại và phi thương mại, có cả biện pháp tổng thể, chiến lược và cả giải pháp cụ thể, có trọng điểm và diện rộng.
(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, nhưng không phải là duy nhất; đồng thời đây cũng là cơ hội để cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng nhanh, bền vững, xanh hóa, số hóa, dựa vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo; cơ cấu lại thị trường xuất khẩu, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng các mặt hàng để xâm nhập vào các thị trường khác còn nhiều tiềm năng, như Trung Đông, Đông Âu, Trung Á, Mỹ La tinh, Ấn Độ, ASEAN…
(CLO) Chiều 5/4 (theo giờ địa phương), tại Tòa nhà Quốc hội Uzbekistan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội đàm với Chủ tịch Thượng viện Uzbekistan Tanzila Narbaeva.