(NB&CL) “Các hệ giá trị Việt Nam là một thứ “tài nguyên rất đặc biệt”, càng được khơi dậy, càng được phát huy, càng trở nên phát triển, nảy sinh, phồn thịnh.
Các hệ giá trị Việt Nam như là những viên ngọc, thỏi vàng quý giá, “ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong” - vô giá là vậy, nên “gìn vàng giữ ngọc” cho được hệ giá trị Việt Nam, để “mai sau còn lại chút này”… đó không chỉ là tâm nguyện của PGS.TS Lương Đình Hải mà có lẽ của hết thảy những người Việt Nam nặng lòng với văn hoá, với hồn cốt dân tộc.
Mạch ngầm âm ỉ trong mỗi người Việt Nam
Cách đây ít năm, khi đọc một bài báo về nhóm “Tôi Xê Dịch” - tên của nhóm bạn trẻ 9X được thành lập từ năm 2012 nhằm kêu gọi, khuyến khích những người trẻ đi nhiều hơn, tìm hiểu và trải nghiệm các giá trị dân tộc - tôi rất ấn tượng với phát ngôn của Nguyễn Phương Thảo - một thành viên chủ chốt của nhóm, rằng “văn hóa dân gian vẫn luôn là mạch ngầm âm ỉ trong mỗi người Việt Nam. Chỉ cần đánh thức nó, tình yêu ấy sẽ hồi sinh”. Không chỉ là lời nói, Thảo cùng các bạn của mình đã thực hiện thành công nhiều dự án, trong đó sử dụng văn hóa dân gian làm chất liệu chính nhằm tạo sân chơi giúp các bạn trẻ có cơ hội tiếp cận và tìm hiểu các giá trị truyền thống, trong đó dự án “Đa diện diễn đời” của nhóm đã gây được tiếng vang lớn trong cộng đồng người trẻ.
Hay mới đây, gây sốt trên mạng xã hội là “Đồng bào Việt Phục” - dự án sách kết hợp với công nghệ thực tế ảo tăng cường AR (augmented reality) minh họa trang phục truyền thống của 54 dân tộc Việt Nam - của nhóm sinh viên Đại học FPT Cần Thơ. “Tôi thấy dự án này rất hấp dẫn, thời buổi hiện đại mà có nhóm bạn trẻ làm được công việc bảo tồn những giá trị truyền thống, tôi đánh giá cao. Hy vọng, sức lan tỏa của dự án này sẽ càng rộng rãi và đáp ứng được nhu cầu nghiên cứu về cội nguồn, những thành tựu của cha ông. Từ đó, giới trẻ thêm niềm yêu văn hóa dân tộc, thêm lòng tự hào về văn hóa dân tộc, đặc biệt là văn hóa trang phục”, nhà nghiên cứu Nhâm Hùng chia sẻ kỳ vọng về dự án.
Điều thật đáng mừng là cho tới nay, đã không chỉ có một “Tôi Xê Dịch”, một “Đồng bào Việt Phục”, câu chuyện về những người trẻ say mê văn hoá cổ, một lòng hướng đến các giá trị văn hoá truyền thống, tìm về với nghệ thuật dân gian, tìm cách kết nối quá khứ và gắn kết hiện tại… ngày càng xuất hiện nhiều trên mặt báo. Nó cho thấy, đúng như lời cô bé Phương Thảo, văn hóa dân gian vẫn luôn là mạch ngầm âm ỉ trong mỗi người Việt Nam. Chỉ cần đánh thức nó, tình yêu ấy sẽ hồi sinh.
Cần lắm “Gìn vàng giữ ngọc”
Năm 1998, Nghị quyết Trung ương 5, khóa VIII “xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Lần đầu tiên Đảng khẳng định “Văn hóa là sức mạnh nội sinh quan trọng nhất của sự phát triển”.
Ngày 17/5/2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài viết quan trọng “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”, trong đó nhấn mạnh việc coi văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc.
Cách đây hơn một năm, tham luận tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc, GS.TS Lê Hồng Lý - Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam cũng cho rằng, động lực văn hoá ở mọi khía cạnh đó của cuộc sống nếu biết khơi dậy đúng hướng tính nhân bản, tính tích cực, hướng thiện sẽ là cái làm cho con người có một sức mạnh ghê gớm để vươn lên, vượt qua mọi thử thách, cam go, tạo ra sự sáng tạo vượt trội. Ngược lại nếu bị chệch hướng sang tiêu cực thì cũng dễ dàng dẫn con người ta đến những kết cục đau đớn, vùi dập cuộc đời họ xuống bùn đen, đẩy họ sa ngã, dẫn đến đầu hàng, phản bội lại Tổ quốc, dân tộc, khi đó sẽ gây ra tác hại không hề nhỏ cho toàn xã hội, cho đất nước.
Còn PGS.TS Lương Đình Hải (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Chủ nhiệm chương trình nghiên cứu, xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, các chuẩn mực con người gắn với giữ gìn phát triển hệ giá trị con người trong thời kỳ mới) khi trả lời báo chí cũng đã nhấn mạnh: Các hệ giá trị Việt Nam trong đó có hệ giá trị con người là một thứ “tài nguyên rất đặc biệt” có thể khai thác được khắp mọi nơi, mọi thế hệ người Việt Nam ở trong nước cũng như người Việt Nam ở nước ngoài. Đó là thứ tài nguyên không bao giờ cạn kiệt. Chúng càng được khai thác, càng được khơi dậy, càng được phát huy, thì càng trở nên phát triển, nảy sinh, phồn thịnh. Các hệ giá trị Việt Nam như là những viên ngọc, thỏi vàng quý giá, “ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”. Nếu muốn đột phá trong phát triển nguồn nhân lực và nguồn nhân lực chất lượng cao thì không thể không có giáo dục, trao truyền, khơi dậy, phát huy, phát triển hệ giá trị con người Việt Nam và các hệ giá trị Việt Nam khác.
Mai sau còn lại chút này…
Như vậy, vấn đề căn cốt nhất là “gìn vàng giữ ngọc” thế nào, mài ngọc ấy ra sao để “ngọc càng ngày càng sáng”…
Trăn trở đó đã được đưa ra bàn luận tại rất nhiều hội thảo được tổ chức sau Hội nghị Văn hoá toàn quốc năm 2021. Góp ý tại hội thảo quốc gia “Hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới” diễn ra ngày 29/11/2022, PGS.TS Nguyễn Thị Phương Châm - Viện trưởng Viện Nghiên cứu văn hóa - đề cập đến câu chuyện về tính thực tế khi xây dựng các hệ giá trị quốc gia, văn hóa, gia đình, con người Việt Nam.
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Phương Châm, các hệ giá trị văn hóa được xác định bấy lâu vẫn chưa thực sự gắn với thực tiễn, chưa đi vào cuộc sống mà chủ yếu tồn tại trên sách vở, trong các văn bản chính sách, trên các diễn đàn và các diễn ngôn truyền thông, tuyên truyền. Nếu quan tâm đúng mức hơn đến tính thực tiễn của hệ giá trị văn hóa thì chúng ta sẽ khắc phục được sự chung chung, hô hào, hình thức trong xây dựng hệ giá trị văn hóa.
Hay nói như GS.TS Lê Hồng Lý thì động lực và sức mạnh nội sinh của văn hoá phải được nuôi dưỡng, giáo dục, vun đắp, chăm bón từng ngày, từng giờ, từ những công việc hết sức nhỏ bé, bình thường diễn ra hằng ngày đến sự trải nghiệm, từng trải được hun đúc, trao truyền ngấm dần từ thế hệ này qua thế hệ khác trở thành căn tính, truyền thống trở thành gien di truyền văn hoá trong mỗi con người. Có như vậy cái động lực ấy mới không bị mai một, bị ảnh hưởng, lôi kéo trước bất cứ một cám dỗ vật chất hay tinh thần nào để nó bị vẩn đục, tha hoá thì sẽ dẫn đến dân tộc ấy bị tàn lụi, đúng như câu nói văn hoá mất là dân tộc mất.
Văn hóa là “sức mạnh mềm”, là nền tảng tinh thần, căn cốt, là “tấm căn cước” của của mỗi quốc gia, dân tộc, “Văn hoá còn thì dân tộc còn”. Chúng ta tự hào về văn hóa Việt Nam, văn hiến Việt Nam, tự hào được làm người Việt Nam vì thế trách nhiệm gìn giữ, phát huy nền văn hoá ấy thiết nghĩ cũng là trách nhiệm, bổn phận của mỗi người. Việc những người thực hiện Dự án “Sài Gòn: Gìn vàng - giữ ngọc” mới đây cũng là một cách. Theo PGS.TS Nguyễn Đức Lộc, dự án không có tham vọng làm công việc của những người làm công tác bảo tồn di sản, chỉ mang trong mình kỳ vọng sẽ trở thành cầu nối giúp tăng cường sự gắn kết giữa các nhà sưu tầm, nghiên cứu văn hóa với độc giả trong và ngoài nước quan tâm đến vùng đất - con người Sài Gòn xưa và nay. Nhờ đó quảng bá, tôn vinh những giá trị văn hóa, di sản của vùng đất này. “Gìn vàng giữ ngọc” vì thế, cũng giản dị thế thôi, cốt nhất, là có một tấm lòng, rằng phải có chút gì để lại cho mai sau.
(CLO) Tối 23/11, tại Quảng trường Hồ Chí Minh, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An đã diễn ra lễ kỷ niệm 10 năm dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
(CLO) Vòng 12 Ngoại hạng Anh 2024/25 chứng kiến những chiến thắng quan trọng của Arsenal và Chelsea. Trong khi Arsenal đánh bại Nottingham với tỷ số 3-0 để chấm dứt chuỗi trận thất vọng, thì Chelsea vượt qua Leicester 2-1 trên sân khách để cùng nhau trở lại top 4 đầy ấn tượng.
(CLO) Dẫn trước hai bàn đến phút 84, Barcelona bất ngờ để Celta Vigo cầm hòa 2-2 trong trận đấu kịch tính ở vòng 14 La Liga. Kết quả này khiến đội bóng của HLV Hansi Flick gặp nguy hiểm trong cuộc đua vô địch, khi khoảng cách với Real Madrid có thể bị thu hẹp đáng kể.
(CLO) Bất lực trước sức mạnh của Tottenham, câu lạc bộ Man City đón nhận thất bại đáng tiếc 0-4. Đây cũng là trận thua thứ 5 liên tiếp trên mọi đấu trường của thầy trò huấn luyện viên Pep Guardiola.
(CLO) Công nghệ ô tô điện đang bước sang một kỷ nguyên mới khi Úc chuẩn bị triển khai công nghệ V2G, cho phép xe điện cung cấp điện cho nhà và lưới điện, mang lại cơ hội tiết kiệm lên tới 12.000 AUD mỗi năm.
(CLO) Khám phá vai trò quan trọng của bộ lọc chuyên nghiệp trong nhiếp ảnh điện thoại. Từ chỉnh sửa AI đến hiệu ứng vật lý, nâng tầm bức ảnh với chất lượng đỉnh cao.
(CLO) Chào đón năm mới 2025 và thực hiện chương trình kích cầu du lịch sau mưa lũ lịch sử tháng 9/2024, UBND thị xã Sa Pa (tỉnh Lào Cai) đã triển khai kế hoạch tổ chức nhiều hoạt động văn hóa - thể thao đặc sắc phục vụ du khách tới thăm địa phương dịp nghỉ lễ Tết dương lịch 2025.
(CLO) Hyundai Motor và Cơ quan An toàn Giao thông Đường cao tốc Quốc gia Hoa Kỳ (NHTSA) vừa thông báo kế hoạch thu hồi hơn 145.000 xe điện do một lỗi có thể gây mất điện khi đang lái xe, làm tăng nguy cơ tai nạn.
(CLO) Kết quả bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2024 là một “trái ngọt” dành cho tỷ phú Elon Musk. Vào 22/10, tỷ phú này đã lập kỷ lục tài chính mới, với con số khổng lồ gần 350 tỷ USD, theo CNN và Bloomberg.
(CLO) Yasmin Eid nấu một nồi đậu lăng nhỏ trên ngọn lửa đốt bằng cành cây và giấy vụn trong căn lều mà cô sống cùng chồng và 4 cô con gái nhỏ ở Dải Gaza. Đó là bữa ăn duy nhất của họ trong ngày, là tất cả những gì họ có thể chi trả.
(CLO) Cơ quan khí tượng dự báo, 2 ngày tới miền Bắc sẽ đón 1 đợt không khí lạnh mạnh. Nhiệt độ thấp nhất được dự báo ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ phổ biến từ 16-18 độ C, vùng núi 12-14 độ C, vùng núi cao dưới 10 độ C.
(CLO) Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, việc thực hiện các giải pháp “chuyển đổi xanh” còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng không chỉ đối với các cơ quan nhà nước mà còn với các doanh nghiệp
(CLO) Viện KSND tối cao đã hoàn tất cáo trạng truy tố bị can Nguyễn Thị Thanh Nhàn và 12 bị can khác trong vụ án "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng", xảy ra tại Trung tâm ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT) thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế (Công ty AIC) và các đơn vị liên quan.
(CLO) Tối 23/11, tại Quảng trường Hồ Chí Minh, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An đã diễn ra lễ kỷ niệm 10 năm dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
(CLO) Thẩm mỹ trang phục cung đình với những điển chế nghiêm ngặt đã lan tỏa, giao thoa với thẩm mỹ dân gian để tạo nên những dấu ấn riêng biệt trên chiếc áo dài Huế, điều không dễ tìm thấy ở những vùng miền khác.
(CLO) Chiều ngày 23/11, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức chuỗi sự kiện đặc biệt nhằm tôn vinh vẻ đẹp bất tận của di sản văn hóa dân tộc. Sự kiện là lời khẳng định mạnh mẽ về vai trò của di sản trong việc kết nối quá khứ, hiện tại và tương lai, đồng thời lan tỏa giá trị văn hóa Việt Nam ra toàn thế giới.
(CLO) Dịp cuối tháng 10, đầu tháng 11 Âm lịch hàng năm, người dân trồng đào làng Nhật Tân (quận Tây Hồ, TP Hà Nội) lại tất bật tuốt lá, nuôi mắt để cho đào ra nụ nở đúng dịp Tết Nguyên đán 2025.
(CLO) Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) sẽ tập trung giải quyết các “điểm nghẽn” thể chế và sẽ là hành lang pháp lý quan trọng để bảo vệ và phát huy giá trị di sản.
(CLO) Tối 22/11, trong không khí chào mừng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11) và kỷ niệm 10 năm Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, Liên hoan nghệ thuật dân gian truyền thống “Việt Nam - những sắc màu Di sản” chính thức khai mạc tại Nghệ An.
(CLO) Với chủ đề “Làm thế nào để những tác phẩm văn học nghệ thuật đến được với công chúng?”, buổi tọa đàm do Liên hiệp Các hội văn học nghệ thuật (VHNT) TP.HCM tổ chức đã thu hút sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu, cơ quan quản lý văn hóa và nghệ sĩ.
(CLO) Hàng trăm tài liệu, cổ vật có niên đại cách ngày nay hơn 2.000 năm, phản ánh sự hình thành và phát triển của nền văn hóa Đông Sơn trên đất Vĩnh Phúc.