Hệ thống định vị toàn cầu 'cây nhà lá vườn' nâng tầm vị thế công nghệ Trung Quốc

Chủ nhật, 09/08/2020 18:44 PM - 0 Trả lời

(CLO) Được đặt ở độ cao 35 nghìn km bên trên hòn đảo Borneo, mảnh ghép cuối cùng của dự án cơ sở hạ tầng mà Trung Quốc ấp ủ đang bay lơ lửng vào quỹ đạo.

Vệ tinh cuối cùng trong hệ thống định vị Bắc Đẩu đã mất tầm 30 năm để phát triển và xây dựng. Doanh nghiệp nhà nước đã phóng vệ tinh từ tỉnh Tứ Xuyên vào ngày 23/6.

Trung Quốc xem đây là một khoảnh khắc thắng lợi vẻ vang. Điều đó đánh dấu sự kết thúc của quãng thời gian Trung Quốc phải lệ thuộc vào sự cung cấp một loại hình dịch vụ sống còn từ phía Mỹ: 'dữ liệu vị trí'. 

Các hệ thống định vị vệ tinh hoạt động dựa trên một nguyên tắc đơn giản. Mỗi con tàu vũ trụ đều sử dụng sóng vô tuyến để phát tín hiệu về thời điểm và vị trí của nó đến Trái Đất.

Các thiết bị thu về những sự truyền dẫn tín hiệu tương thích từ ba vệ tinh hoặc nhiều hơn có thể sử dụng những sự chênh lệch rất nhỏ giữa các tín hiệu để tính toán và xác định người dùng đang ở đâu.

Về mặt lý thuyết, tất cả các vệ tinh định vị đều truyền dữ liệu thời gian trên cùng tần số, để mà thiết bị định vị có thể xác định vị trí dựa trên bất kỳ vệ tinh nào cung cấp tín hiệu tốt nhất, bất kể là chúng có thuộc về Hệ thống Định vị Toàn cầu của Mỹ (GPS), GLONASS của Liên bang Nga, Galileo của Liên minh châu Âu hay Bắc Đẩu của Trung Quốc.

Nhưng việc ngành công nghệ phụ thuộc vào những người ngoại quốc từ lâu đã là một vấn đề quan ngại đối với Trung Quốc. Việc phải phụ thuộc vào Mỹ đã gây ra mối lo ngại đáng kể.

Bắc Đẩu đưa vị thế công nghệ Trung Quốc lên tầm cao mới

GPS đã từng là mạng lưới phủ sóng toàn cầu đầu tiên, chính vì vậy mà việc sử dụng các thiết bị được thiết lập công nghệ GPS dường như đã trở thành lẽ thường tình đối với chính các tập đoàn, người dân và quân đội Trung Quốc.

Hệ thống được sở hữu dưới trướng chính phủ Mỹ và được vận hành bởi Không quân Hoa Kỳ, điều này có nghĩa là các quan chức Mỹ hoàn toàn có thể quyết định. Giả dụ, trong một cuộc xung đột với Trung Quốc, việc tắt hoặc làm nhiễu các tín hiệu đến từ các vệ tinh GPS hoàn toàn có thể xảy ra.

Trung Quốc toàn lực triển khai hệ thống định vị toàn cầu 'cây nhà lá vườn'. Ảnh: Luca D'Urbino

Trung Quốc toàn lực triển khai hệ thống định vị toàn cầu 'cây nhà lá vườn'. Ảnh: Luca D'Urbino

Mục đích chính của việc tạo dựng nên Bắc Đẩu, hệ thống được vận hành bởi Cục Quản trị Không Gian Trung Quốc, là để Trung Quốc có được toàn quyền kiểm soát đối với một hệ thống định vị mà họ có thể tin cậy.

Việc thiết lập vệ tinh cuối cùng (trong số 55 vệ tinh đã được triển khai, mặc dù một số đã không còn sử dụng) tượng trưng cho vết rạn nứt quan hệ ngày càng lan rộng giữa Trung Quốc và phương Tây trên nhiều lĩnh vực công nghệ.

Khuynh hướng này đã được nêu bật vào ngày 14/7 bởi quyết định của Anh trong việc cấm cửa các dòng sản phẩm của tập đoàn công nghệ Trung Quốc Huawei khỏi mạng lưới viễn thông 5G của Anh.

Quá trình hình thành nên Bắc Đẩu bắt đầu vào năm 1993 và đã trải qua ba giai đoạn. Hai giai đoạn đầu đã cung cấp sự bao phủ trên chính lãnh thổ Trung Quốc và tiếp đến là toàn bộ các địa phận còn lại trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương.

Cùng chung trường hợp với GPS, việc xây dựng Bắc Đẩu đã tập trung vào các ứng dụng quân sự. Theo thông tin từ truyền thông nhà nước, khi giai đoạn hai đang trong thời kỳ được thử nghiệm vào năm 2013, thì hải quân Trung Quốc đã dựa vào dữ liệu do Bắc Đẩu cung cấp trong những đợt tập huấn ở Biển Đông.

Giai đoạn thứ ba cung cấp sự bao phủ toàn cầu. Nó còn đảm bảo được tính chính xác hơn, và cho phép người dùng gửi các tin nhắn ngắn gọn và tín hiệu nguy cấp (tín hiệu cấp cứu).

Trung Quốc thích công khai về những ứng dụng thương mại của Bắc Đẩu. Vào ngày phóng vệ tinh cuối cùng, truyền thông nhà nước đã ca ngợi hàng loạt tính hữu ích, từ việc giúp nông dân canh tác chính xác và kiểm tra lộ trình hàng hóa cho đến tính năng dẫn đường đối với các taxi không người lái (khi chúng dần dần được đưa vào hoạt động).

Từ năm 2013, chính quyền nước này đã yêu cầu các phương tiện chuyên chở hàng quá tải và các tàu thuyền đánh cá phải được trang bị các thiết bị Bắc Đẩu. Hầu hết các dòng điện thoại thông minh được bán trên thị trường Trung Quốc, ngoại trừ các dòng điện thoại của hãng Apple, đều có thể nhận các tín hiệu từ các vệ tinh Bắc Đẩu.

Sự hoàn thiện của Bắc Đẩu không chỉ giúp loại trừ tình trạng phải phụ thuộc vào Mỹ mà nó còn giúp đưa Trung Quốc dẫn đầu về mặt công nghệ. Vệ tinh của Bắc Đẩu tiên tiến hơn rất nhiều so với các vệ tinh thuộc GPS.

Trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, Bắc Đẩu tuyên bố sự chuẩn xác lên đến 10cm, so với phạm vi 30cm của GPS.

Mỹ bắt đầu nâng cấp hệ thống vào năm 1997 với sự triển khai của một thế hệ vệ tinh mới được gọi tên là GPS-3 vào năm 1997. Có thể phải mất thêm 15 năm nữa để hoàn thiện việc xây dựng thế hệ vệ tinh mới này.

Trung Quốc chỉ mất 5 năm để hoàn thành đợt lắp đặt 30 vệ tinh Bắc Đẩu gần đây, và chúng sử dụng công nghệ tiên tiến không hề thua kém gì GPS-3. Trung Quốc hy vọng sẽ thu về được lợi nhuận từ Bắc Đẩu trên toàn cầu.

Vào tháng 12, các quan chức cho biết Trung Quốc đã xuất khẩu các thiết bị có thiết lập chức năng định vị Bắc Đẩu đến 120 nước và lục địa trên toàn thế giới. Quân đội Pakistan đã bắt đầu sử dụng hệ thống.

Ngoài tín hiệu GPS ra, thì tất cả các dòng điện thoại cuối cùng có thể thiết lập các thiết bị thu tín hiệu Bắc Đẩu. Việc thiết lập công nghệ định vị Bắc Đẩu sẽ chỉ tốn thêm một chút chi phí nhỏ và cho phép các thiết bị truy cập nhiều vệ tinh hơn khi xác định một địa điểm.

Hoặc có thể sự ganh đua giữa Trung-Mỹ sẽ khiến Mỹ và các nhà sản xuất phương Tây khác ngó lơ một hệ thống có liên kết vô cùng chặt chẽ với thế lực quân sự của một kẻ thù tiềm năng.

Tuy nhiên, Bắc Đẩu có thể vẫn phải chật vật để xác định vị trí của mình trên thế giới.

Mai Bùi

Tin khác

Israel sẽ lợi dụng tình hình để tiến đánh Rafah?

Israel sẽ lợi dụng tình hình để tiến đánh Rafah?

(CLO) Khi căng thẳng với Iran giảm bớt, quân đội Israel đang chuẩn bị hoàn thành công việc mà họ cho là còn dang dở: Triệt hạ Hamas khỏi thành trì cuối cùng của lực lượng này ở thành phố Rafah, nơi có hơn một triệu người Palestine đang trú ẩn.

Tiêu điểm Quốc tế
Hệ thống giáo dục có thể là rào cản đe dọa giấc mơ 'siêu cường' của Ấn Độ

Hệ thống giáo dục có thể là rào cản đe dọa giấc mơ 'siêu cường' của Ấn Độ

(CLO) Tạo ra lực lượng lao động sản xuất có năng lực đang được xem là thách thức lớn nhất của Ấn Độ trong bối cảnh đất nước đông dân nhất thế giới quyết vươn lên thành quốc gia "siêu cường".

Tiêu điểm Quốc tế
Bảo tàng Thái Lan tái hiện lịch sử buôn bán thuốc phiện tại khu Tam giác Vàng

Bảo tàng Thái Lan tái hiện lịch sử buôn bán thuốc phiện tại khu Tam giác Vàng

(CLO) Tại khu vực Tam giác Vàng của Thái Lan, nằm giữa biên giới với Myanmar và Lào, các bảo tàng dành riêng cho quá khứ sản xuất thuốc phiện của khu vực đã được mở cửa.

Tiêu điểm Quốc tế
So sánh sức mạnh quân sự Israel và Iran: Kẻ tám lạng, người nửa cân!

So sánh sức mạnh quân sự Israel và Iran: Kẻ tám lạng, người nửa cân!

(CLO) Một cuộc xung đột quân sự giữa Israel và Iran đang trở thành mối đe dọa thực sự. Nhưng Israel đã chuẩn bị đến mức độ nào cho một cuộc chiến đa mặt trận có thể với Iran và các lực lượng đồng minh của nước này?

Tiêu điểm Quốc tế
Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

(CLO) Cuộc tấn công và trả đũa giữa Israel và Iran những ngày qua một lần nữa nhắc nhở về sự thù địch giữa hai quốc gia này. Nhưng có thể nhiều người không nhớ, Iran và Israel trước đây từng là những đồng minh thân thiết hiếm có.

Tiêu điểm Quốc tế