(CLO) Nghiên cứu mới nhất của Ngân hàng Thế giới (WB) và Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đã chỉ ra rằng, hệ thống hộ khẩu đã và đang tạo ra sự bất bình đẳng cơ hội cho người dân Việt Nam khi tiếp cận với các dịch vụ xã hội cũng như tiếp cận việc làm... Điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình chuyển đổi cơ cấu của Việt Nam trong thời gian tới. Và câu hỏi đặt ra là liệu có nên xóa bỏ hệ thống này và thay bằng một công cụ quản lý hiện đại và minh bạch hơn?
[caption id="attachment_103476" align="aligncenter" width="700"]
Đăng ký hộ khẩu đang tạo nên những hệ luỵ không nhỏ trong đời sống xã hội của người dân nhưng lại không thể xoá bỏ - Ảnh minh họa[/caption]
"Thủ phạm" của sự bất bình đẳng xã hội...
Hệ thống hộ khẩu đã được Việt Nam sử dụng như một công cụ để quán lý xã hội, kế hoạch hóa nền kinh tế và kiểm soát di cư. Không chỉ vậy, hệ thống này còn được coi là cơ sở để thiết lập an ninh công cộng, kiểm soát luồng di chuyển dân cư vào thành phố và tạo điều kiện cho kế hoạch hóa nền kinh tế - xã hội. Trong suốt 50 năm qua, kể từ năm 1964, hệ thống này đã được coi là "một phần trong đời sống xã hội của người dân trên cả nước".
Nhưng trước sự thay đổi của nền kinh tế - xã hội, tốc độ đô thị hóa, chuyển đổi mô hình cơ cấu, hệ thống này đã bộc lộ những hạn chế, yếu kém. Theo ý kiến của ông Đặng Nguyên Anh - Phó Chủ tịch Việt Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, "hệ thống đăng ký hộ khẩu đã không còn phù hợp trong điều hành và quản lý xã hội ở Việt Nam vốn đang trải qua những thay đổi lớn theo định hướng đổi mới và hội nhập quốc tế".
Theo kết quả khảo sát của hai cơ quan trên, có ít nhất 5,6 triệu người tại địa bàn khảo sát hiện không có hộ khẩu thường trú ở nơi họ cư trú mà chỉ đăng ký ở hình thức tạm trú. Đây là hệ quả của quá trình đô thị hóa, sự phát triển kinh tế tại các khu vực kinh tế trọng điểm.
Luồng di cư này khiến lượng người dân "đổ bộ" tăng lên nhanh chóng vào các thành phố lớn như Hà Nội với 18%, TP. HCM là 36% hay những khu vực có số lượng lớn các khu công nghiệp như Bình Dương với 72%, Đăk Nông là 7%. Trong đó, chiếm tỷ trọng lớn là tình trạng đăng ký tạm trú dài hạn. Và ít nhất 5,6 triệu người này đang phải chịu những bất lợi về việc làm, chênh lệch tiền lương cũng như cơ hội tiếp cận các dịch vụ công.
Nghiên cứu chỉ ra rằng, người tạm trú gặp phải các phân biệt đối xử trong việc làm ở khu vực công trong khi tại khu vực tư nhân thì tình trạng này lại không xảy ra. Không những vậy, khả năng tiếp cận việc làm ở khu vực công đang có xu hướng giảm dần theo thời gian. Đơn cử tại Hà Nội, TP. HCM và Đà Nẵng, các chính sách tuyển dụng đều có "2 nấc": yêu cầu hộ khẩu bất buộc cho các vị trí công chức thông thường nhưng sẽ miễn yêu cầu này với các trường hợp đặc biệt. Bên cạnh đó, khảo sát vào năm 2009 cho thấy, người không có hộ khẩu nhận tiền công thấp hơn 9% soi với người có hộ khẩu.
Không chỉ ảnh hưởng đến quyền lợi trực tiếp của người lao động chỉ có 'hộ khẩu tạm trú", những đối tượng trẻ em cũng bị hạn chế quyền lợi. Cụ thể, trẻ em tạm trú ngắn hạn ít có khả năng đi học hơn trẻ em tạm trú dài hạn và trẻ em thường trú. Sự chênh lệch này thể hiện rõ nhất ở cấp THCS và THPT. Trẻ em tạm trú cũng "dễ" có khả năng đi học trường tư hơn trẻ em thường trú nhất là ở cấp mẫu giáo.
Trong lĩnh vực y tế, tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế của người tạm trú cũng thấp hơn hẳn so với người thường trú. Chỉ có 64% người tạm trú có bảo hiểm y tế trong khi lượng người thường trú chiếm đến 68%. Bên cạnh đó, những người không có hộ khẩu thường trú phải chi tiêu cho y tế nhiều hơn hẳn những người có hộ khẩu thường trú. Các hoạt động cộng đồng, an sinh xã hội của những đối tượng này cũng bị hạn chế hơn hẳn.
Theo đánh giá của ông Phạm Mạnh Cường - Ủy ban các vấn đề xã hội Quốc hội, một con người sinh ra phải chịu đến 4,5 hệ thống quản lý: hệ thống hộ chiếu, hộ thống hộ tịch, hệ thống quản lý tín dụng tư pháp... Và "Nhà nước đang phải bỏ ra những chi phí vô cùng tốn kém để chi trả cho hệ thống quản lý dân cư vô cùng quái dị này", ông Cường khẳng định.
Chính những thực trạng này đã tạo nên sự bất bình đẳng cho những người "ngoại tỉnh" khi làm việc tại các thành phố, khu đô thị lớn. Và đã đến lúc phải có sự cải cách để đảm bảo quyền lợi người nhập cư để khuyến khích họ di cư tới các thành phố. Đây là yếu tố tích cực đóng góp vào tăng trưởng kinh tế cũng như chuyển đổi cơ cấu của Việt Nam", khẳng định của ông Achim Fock - Quyền Giám đốc Quốc gia WB tại Việt Nam.
... Nhưng lại không nên xóa bỏ!!!
Với hàng loạt những "bất công" như vậy nhưng khi khảo sát ý kiến đánh giá của đại đa người dân về vấn đề này, kết quả lại cho thấy, phần lớn người dân (bao gồm cả thường trú và tạm trú) đều ủng hộ duy trì hệ thống hộ khẩu. Bởi họ cho rằng, hệ thống này là một phần trong chức năng của chính quyền và có tác động lớn đến đời sống xã hội của Việt Nam.
Bên cạnh đó, các cấp chính quyền cũng không đồng tình xóa bỏ hệ thống này. Nhiều quan chức địa phương cảm thấy, cần hạn chế nhập cư vì nguy cơ gia tăng chi phí từ những đối tượng này. Bởi cứ mỗi một người nhập cư sẽ tạo ra 3 loại tác động: ảnh hưởng chi tiêu của Chính quyền từ chi phí giáo dục đến y tế; thông qua thuế và phí cũng như tới các khoản chuyển nguồn liên chính quyền từ trung ương đến địa phương.
Nghiên cứu của WB cũng chỉ ra rằng, trung bình một người nhập cư sẽ tiêu tốn ngân sách của địa phương từ 2 - 3 triệu đồng trong khi khả năng "thu lại được" chỉ là 1,8 triệu đồng. Mức độ chênh lệch dù không quá lớn nhưng nếu "cộng dồn" thì ngân sách tại các khu vực có xu hướng nhập cư lớn có thể rơi vào trạng thái "quá tải". Bên cạnh đó, còn hàng loạt những vấn đề nảy sinh như cung ứng nhà ở, an ninh trật tự, an toàn xã hội, quản lý đô thị...
GS. Nguyễn Đình Cử - Nguyên Viện trưởng Viện dân số & các vấn đề xã hội cũng cho rằng, không nên xóa bỏ hệ thống này nhưng phải thay đổi tư duy về vai trò của hộ khẩu. "Không thể áp dụng vai trò và giá trị của hộ khẩu như trong 50 năm về trước", ông Cử khẳng định.
Xóa bỏ hay không xóa bỏ hệ thống này ảnh hưởng lớn đến hệ thống quản lý, khả năng tài chính cũng như hệ thống chính trị của đất nước. Nhưng duy trì hệ thống này thì đang là tiền đề cho những bất công xã hội và hệ lụy lớn hơn là những "dịch vụ ăn theo" gây nên nạn tham nhũng trong xã hội.
Mặc dù, nghiên cứu này của WB và Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam thể hiện rõ những mặt tiêu cực của hệ thống hộ khẩu nhưng quá trình cải cách vẫn còn là một con đường gập ghềnh bởi mỗi một cơ quan chức năng vẫn đang tự tạo ra những cơ chế quản lý riêng biệt, không hề có sự kết nối với nhau", ông Phạm Mạnh Cường - Ủy ban các vấn đề xã hội Quốc hội khẳng định.
[su_note note_color="#b6f0d3" text_color="#020202"]
Bàn về phương pháp ngân sách, ông Cử cho rằng, để giảm áp lực chi phí tại những khu vực có xu hướng nhập cư lớn, cơ quan quản lý phải tính toán ngân sách trên cơ sở dân số thực tế chứ không thể giải ngân dựa trên tỷ lệ hộ khẩu. "Việc tính toán dựa trên thống kê sổ sách là hoàn toàn phi thực tế", ông Cử nhấn mạnh.[/su_note]
Quỳnh Liên