(CLO) Ông Đỗ Thành Trung, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, giải ngân vốn đầu tư công sau 9 tháng của năm 2023 đạt 51%, đây là kết quả rất đáng khích lệ.
Động lực tăng trưởng kinh tế đến từ đầu tư công
Từ cuối năm ngoái, các dự báo kinh tế đã chỉ ra, kinh tế Việt Nam trong năm 2023 sẽ đối mặt với rất nhiều thách thức đến từ bên ngoài. Cụ thể, các xung đột địa chính trị, lạm phát và suy thoái kinh tế diễn ra trên quy mô toàn cầu sẽ ảnh hưởng tới kim ngạch xuất nhập khẩu và vốn đầu tư vào Việt Nam.
Tính đến quý III/2023 cho thấy, những dự báo này đã xảy ra và đã ảnh hưởng một phần quá trình hồi phục kinh tế của Việt Nam, tuy nhiên, “điểm sáng” kinh tế của năm nay chính là đầu tư công.
Theo thông tin từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến hết quý III/2023, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công ước đạt trên 51%, đây cũng là lần đầu tiên cả nước vượt mốc này.
Cụ thể, giải ngân đầu tư công ước đạt trên 363.000 tỷ đồng, bằng 51,38% kế hoạch, cao hơn khoảng 110.000 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2022, tương ứng tăng 46,7%.
Trước đó, tính đến hết 30/6/2023, cả nước mới chỉ giải ngân được gần 216.000 tỷ đồng vốn đầu tư công, đạt khoảng 30,49% kế hoạch, cao hơn khoảng 65.000 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2022, tương ứng tăng 27,75%.
Như vậy, quá trình giải ngân vốn đầu tư công đã bứt tốc rất nhanh trong quý III/2023.
Nhận định về vấn đề này, ông Đỗ Thành Trung, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, giải ngân vốn đầu tư công sau 9 tháng của năm 2023 đạt 51%, đây là kết quả rất đáng khích lệ.
“Trong rất nhiều năm qua, hiếm có năm nào sau 9 tháng kết quả giải ngân đạt được trên 50%, bởi thường dồn giải ngân vào những tháng cuối năm. Với bối cảnh thế giới nhiều biến động thì đất nước đã đạt nhiều kết quả rất tốt về đối ngoại. Đây là nội dung rất quan trọng trong điều hành kinh tế vĩ mô và thúc đẩy tăng trưởng cả năm”, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết.
Theo đại diện của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), đầu tư công sẽ là động lực then chốt khác cho phục hồi và tăng trưởng kinh tế trong năm 2023 và 2024, giúp thúc đẩy ngành xây dựng và các hoạt động kinh tế liên quan khác.
Bởi lẽ, đầu tư công không chỉ đóng góp trực tiếp vào GDP mà còn còn tạo ra những hiệu ứng tích cực thúc đẩy đầu tư tư nhân phát triển thông qua hệ thống cơ sở hạ tầng, hay định hướng phát triển ngành thông qua việc ưu tiên đầu tư vào ngành trọng điểm.
Bằng việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng, cải thiện đường giao thông và các hoạt động đầu tư cho giáo dục nhằm nâng cao chất lượng nguồn lực, đầu tư công đã thể hiện vai trò cấp thiết của mình đối với nền kinh tế.
Một năm giải ngân vốn cao hiếm có
Không chỉ vốn đầu tư công, các dòng vốn đầu tư toàn xã hội khác cũng ghi nhận mức giải ngân rất cao.
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê (GSO), vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội quý III/2023 theo giá hiện hành ước đạt 902.500 tỷ đồng, tăng 7,6% so với cùng kỳ năm trước. Ước tính 9 tháng năm 2023, vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội theo giá hiện hành ước đạt 2,26 triệu tỷ đồng, tăng 5,9% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, vốn khu vực Nhà nước đạt 634.300 tỷ đồng, chiếm 28,1% tổng vốn và tăng 15,1% so với cùng kỳ năm trước; khu vực ngoài Nhà nước đạt 1,25 triệu tỷ đồng, chiếm 55,3% và tăng 2,3%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 375.500 tỷ đồng, chiếm 16,6% và tăng 3,9%.
Trong vốn đầu tư của khu vực Nhà nước, vốn thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước 9 tháng năm 2023 ước đạt 415.500 tỷ đồng, bằng 57,4% kế hoạch năm và tăng 23,5% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2022 bằng 56% và tăng 20,3%).
Dù vậy, GSO cho rằng, việc thực hiện và giải ngân dòng vốn toàn xã hội vẫn còn một số tồn tại như chưa thể khắc phục triệt để trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng, chất lượng kế hoạch và công tác chuẩn bị dự án đầu tư công chưa sát với khả năng thực hiện dẫn đến chưa phân bổ được hết kế hoạch vốn được giao.
Công tác lựa chọn nhà thầu, hoàn thiện các thủ tục đầu tư, năng lực về thẩm định, kiểm tra, giám sát, thi công còn hạn chế, vướng mắc về thẩm quyền, quy trình khi thực hiện dự án bằng vốn ODA. Năng lực của ban quản lý dự án, cán bộ làm công tác đầu tư tại các cấp đặc biệt là cấp huyện, cấp xã còn hạn chế, nhiều dự án khởi công mới cần nhiều thời gian chuẩn bị dự án nên tiến độ thực hiện và giải ngân các dự án này chỉ được đẩy mạnh vào những tháng cuối năm,...
Trên cơ sở đó, GSO kiến nghị Nhà nước cần tập trung hoàn thiện hệ thống pháp luật điều chỉnh toàn bộ hoạt động dự án đầu tư công từ khâu chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án, hoàn thành, quyết toán bàn giao đưa vào sử dụng, ở các lĩnh vực gồm đất đai, bảo vệ môi trường, đấu thầu, xây dựng, tài nguyên và khoáng sản,… vì một khâu chậm sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ dự án, ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư, làm giảm động lực tăng trưởng.
Đồng thời, các bộ, ngành, địa phương cần bám sát, quyết liệt triển khai thực hiện hiệu quả các Nghị quyết của Chính phủ, các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh phân bổ, thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công, 3 Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2023, thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Lãnh đạo bộ, ngành, UBND tỉnh trực tiếp phụ trách từng nhóm dự án cụ thể để kiểm tra đôn đốc kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, đẩy mạnh thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công.
Các bộ, ngành và Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố cần bám sát, đánh giá đúng tình hình, chú trọng nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị dự án; Chủ động, linh hoạt trong tháo gỡ khó khăn, vướng mắc khi thực hiện dự án, chuẩn bị tốt mặt bằng sạch cho thi công. Nếu vượt quá thẩm quyền thì cần tổng hợp, báo cáo ngay cho cấp có thẩm quyền để kịp xem xét, giải quyết sớm.
“Đẩy mạnh giải ngân đi đôi với bảo đảm chất lượng công trình, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công. Thực hiện ngay và chủ động rà soát, đánh giá khả năng thực hiện và giải ngân của từng dự án để có phương án điều chỉnh kế hoạch vốn từ những dự án chậm giải ngân sang dự án giải ngân tốt còn thiếu vốn trong nội bộ của bộ ngành, địa phương theo quy định, để bảo đảm thực hiện và giải ngân hết số vốn đã được giao”, lãnh đạo của GSO nhấn mạnh.
(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà khẳng định, Việt Nam coi Hoa Kỳ là đối tác có tầm quan trọng chiến lược và mong muốn cùng Hoa Kỳ tiếp tục đưa khuôn khổ quan hệ mới đi vào chiều sâu, hiệu quả, thực chất trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, thể chế chính trị của nhau, mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước và đóng góp cho hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển ở khu vực và thế giới.
(CLO) Ngày 31/10, Hội Nhà báo tỉnh Quảng Ninh phối hợp Trung tâm Truyền thông Tài nguyên-Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) tổ chức Hội nghị “Truyền thông phổ biến chính sách giảm thiểu nhựa cho ngành hàng thực phẩm tươi sống, đông lạnh”.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Qatar Sheikh Mohamed bin Abdurahman Al Thani cùng thống nhất quan hệ Việt Nam-Qatar đã bước vào một giai đoạn mới sâu sắc và toàn diện hơn. Để đáp ứng nhu cầu và khai thác tiềm năng hợp tác giữa hai nước, hai Thủ tướng đã trao đổi và nhất trí sớm nâng quan hệ song phương lên tầm cao mới.
(CLO) Sau 17 mùa tổ chức thành công rực rỡ, chiều 31/10 tại Hà Nội, Ban tổ chức Aquafina Vietnam International Fashion Week tổ chức sự kiện họp báo, thông tin về chương trình Tuần lễ Thời trang Quốc tế Việt Nam 2024, với sự tham dự của 16 nhà thiết kế cùng nhiều người mẫu nổi tiếng trong nước.
(CLO) Chiều 31/10, tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã diễn ra Lễ trao giải thưởng “Tác phẩm truyền thông số góp phần cải thiện tiếp cận an sinh xã hội trong nền kinh tế số”.
(CLO) Đến năm 2025 ngành du lịch sẽ xây dựng, hỗ trợ đầu tư ít nhất 10 điểm đến du lịch cộng đồng tiêu biểu của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
(CLO) Ngày 31/10, tại Thành phố Lào Cai, lãnh đạo báo Tiền Phong đã làm việc với Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Lào Cai, giới thiệu nhân sự và đề xuất đặt trụ sở Văn phòng đại diện báo Tiền Phong khu vực Tây Bắc (Văn phòng đại diện Tây Bắc Bộ).
(CLO) Bộ Thông tin & Truyền thông (TT&TT) sẽ đẩy mạnh diễn tập thực chiến về an toàn thông tin ở quy mô quốc gia, đưa ra các thao trường mạng, để các doanh nghiệp đưa đội ngũ của mình tham gia.
(CLO) Ngày 31/10, Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ Nhân tạo ABAII, thành viên của Hiệp hội Blockchain Việt Nam, tổ chức Hội thảo “Blockchain và AI: Làm chủ công nghệ, làm chủ tương lai”.
(CLO) Tuyến leo núi lên đỉnh Lang Biang tạm dừng hoạt động do thời tiết không thuận lợi, du khách tổ chức đi bộ lên núi tự phát, không đảm bảo an toàn.
(CLO) Dự báo, trong 10 ngày đầu tháng 11, sẽ có nhiều loại hình thái thời tiết nguy hiểm ảnh hưởng đến nước ta. Trên Biển Đông có thời tiết xấu; trên đất liền mưa lớn diện rộng, gây ra lũ lớn trên báo động 3 ở các tỉnh Bắc và Trung Trung Bộ; Bắc bộ cũng sẽ đón đợt rét đầu tiên của mùa Đông năm nay từ đêm 4/11.
(CLO) Chiều 31/10, tại trụ sở Báo Nhân Dân, Hà Nội, lãnh đạo Báo Nhân Dân và các thành viên Đoàn công tác Viện đào tạo nâng cao báo chí Thụy Điển (FOJO) đã có buổi trao đổi thân mật và cởi mở về chiến lược và quá trình đổi mới, sáng tạo của Báo Nhân Dân.
(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Công ty QatarEnergy tăng cường đầu tư, đẩy mạnh hợp tác dầu khí, năng lượng với các đối tác Việt Nam, đặc biệt với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam để tăng cường khả năng tự chủ của Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất điện khí; cũng như hợp tác triển khai các dự án thăm dò, khai thác và chế biến dầu khí, điện gió ngoài khơi, năng lượng mặt trời, hydrogen…
(CLO) Nhiều chuyến bay đi/đến Đài Loan (Trung Quốc) của các hãng hàng không Việt Nam trong ngày 31/10 và 1/11 đã phải điều chỉnh lịch khai thác do ảnh hưởng của bão Kong-rey.
(CLO) Sau khi bị chó hoang vào trường cắn, gia đình không đưa cháu bé đi tiêm ngừa mà tìm đến thầy lang để “cào dại". Tuy nhiên, sau khoảng 1 tháng, bé trai phát bệnh và tử vong.
(CLO) Ngày 31/10, tại Hà Nội, Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ Báo chí – Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức khóa Bồi dưỡng kỹ năng sử dụng phần mềm Adobe Photoshop trong biên tập và xử lý ảnh báo chí.
(NB&CL) Một số ý kiến quan ngại, việc trao hoàn toàn quyền lực cho Chủ tịch UBND các cấp phê duyệt chủ trương dự án đầu tư công đặt ra vấn đề về việc kiểm soát quyền lực và tính minh bạch, khách quan trong triển khai thực hiện.
(CLO) Theo nghiên cứu mới nhất của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), quá trình biến đổi khí hậu có thể khiến tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ở khu vực châu Á và Thái Bình Dương giảm 17% vào năm 2070 và tăng lên 41% vào năm 2100.
(CLO) Ngày 30/10, UBND huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định tiếp tục triển khai các tổ công tác thực hiện nhiệm vụ đo đạc hiện trạng sử dụng đất tại khu vực Cồn Xanh thuộc địa bàn xã Nam Điền quản lý, với diện tích 116 ha.
(CLO) Được biết, đây là lô xe thứ 4 xuất khẩu trong tháng 10, nâng tổng số xe Palisade xuất sang thị trường nước bạn lên 110 chiếc. Hoạt động này nằm trong kế hoạch dự kiến xuất khẩu hơn 4.000 xe Hyundai của HTMV sang các nước trong khu vực giai đoạn 2024 - 2025.
(CLO) Theo một báo cáo mới đây từ Viện Nghiên Cứu Chiến Tranh (ISW), chi phí khổng lồ cho cuộc tấn công toàn diện tại Ukraine, cùng với kế hoạch kéo dài xung đột, đang khiến kinh tế Nga ngày càng xấu đi.
(CLO) Các nhà sản xuất hàng hóa chủ lực trong nền kinh tế truyền thống của Trung Quốc, đặc biệt là ngành thép và lọc dầu, đang chịu tổn thất nặng nề từ sự suy giảm kinh tế của quốc gia.
(CLO) Bộ Kế hoạch và Đầu tư thấy rằng Việt Nam cần sớm ban hành chính sách hỗ trợ đầu tư mới hướng đến các dự án quy mô lớn, có sức lan tỏa trong lĩnh vực công nghệ cao thông qua Quỹ hỗ trợ đầu tư để tạo đột phá, có chọn lọc trong thu hút đầu tư.
(CLO) Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nam Định Trần Anh Dũng, Tổ trưởng Tổ công tác 874 của tỉnh vừa chủ trì cuộc họp triển khai dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Trung Thành.
(CLO) Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh: Với việc hai bên có CEPA, khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam tại UAE chắc chắn sẽ tăng lên và đây là cơ hội để doanh nghiệp chúng ta đuổi kịp, thậm chí là vượt lên các đối tác khác ở thị trường quan trọng này.